Thiền Sư và cô lái đò |
Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng ngườì, sau hết đến nhà sư, cô lái đò đòi tiền "gấp đôi."
Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái mỉm cười: Vì Thầy đã nhìn em…
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ. Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền "gấp ba."
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái cười bảo: - Lần nầy Thầy đã nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ. Lần khác nhà sư lại qua sông.
Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến
cô lái đò thu tiền "gấp năm" lần.
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đáp: Thầy đã không nhìn nhưng còn nghĩ đến em. Nhà sư trả tiền và lên bờ. Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…
Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp: Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi: Vì sao vậy?
Cô lái cười đáp: Thầy đã nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa… Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...
LỜI BÀN:
Chữ TÂM.
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm
điểm. Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của
một con người:
- Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá …
Cho nên , ta không những đem tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
- Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
- Đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
- Đặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
- Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
- Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
- Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.
Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét