1. Tối 8.1, mở Facebook tình cờ gặp X.,
đứa em làm điều dưỡng trung cấp hơn ba năm tại bệnh viện Trưng Vương
TP.HCM, than thở: “Năm nay em không biết tết là gì, chắc em tính chuyện
bỏ nghề quá!”. “Vì sao thế?”, tôi hỏi. Em trả lời: “Bệnh viện thưởng tết
quá thấp, chỉ độ 5 triệu đồng/người. Nhưng đó chỉ là con số để che mắt
cấp trên, nghe đâu trong năm bệnh viện sẽ trừ dần số tiền này vào hàng
tháng, hoá ra thưởng như không thưởng!”
Mất
công bằng thật khi nhân viên y tế phải làm việc căng thẳng trong môi
trường độc hại và nguy hiểm, trách nhiệm phải đặt lên cao nhất, nhưng
thu nhập lại không tương xứng, thế mà mọi người lại luôn đòi hỏi họ sự
hy sinh, toàn tâm toàn ý cho công việc.
|
Hỏi một thành viên ban
giám đốc bệnh viện Trưng Vương vì sao thưởng tết thấp cho nhân viên,
người này lý giải: “Lý do khách quan là bao năm nay nguồn thu bệnh viện
phụ thuộc vào bảo hiểm y tế, nhưng năm nay bảo hiểm xã hội cắt bớt thẻ ở
đây chuyển về bệnh viện tuyến dưới, vì thế bệnh viện giảm nguồn thu.
Tuy nhiên, cũng có lý do chủ quan là bệnh viện quen sống với bao cấp,
sức ì quá lớn, chậm đổi mới”.
Vài năm qua, thu nhập
thấp của đời sống nhân viên bệnh viện Trưng Vương người trong ngành y tế
gần như ai cũng biết, và người ta cũng nói rằng nhiều nhân viên ở đây
do không chịu nổi bất hợp lý thu nhập đã lần lượt nộp đơn xin nghỉ.
Người ra làm bệnh viện tư nhân, người chuyển sang nghề khác.
Nhưng không chỉ bệnh
viện Trưng Vương, tình hình thưởng tết một số đơn vị khác cũng căng
thẳng. Cùng làm chuyên khoa nhi, nhưng nhân viên bệnh viện Nhi Đồng 1 lo
lắng không biết có được thưởng bằng năm ngoái hay không. Nghe đâu năm
qua nhân viên bệnh viện này từng phản đối chuyện lãnh đạo thưởng tết
thấp, từ chối không nhận thưởng, mãi đến khi điều chỉnh tăng thêm, họ
mới nhận. Trong khi đó, thưởng tết bên bệnh viện Nhi Đồng 2 lại khả quan
hơn nhiều, gấp ba lần bên đây, vì thế mới có chuyện một nhân viên bệnh
viện Nhi Đồng 1 than thở: “Sao cùng làm nhi khoa mà đời sống bên đây khó
khăn, còn bên kia sung sướng?”
2. Đâu phải thưởng tết, đời sống nhân viên y tế TP.HCM
trong khối công lập nhìn chung đang héo hắt. Một bác sĩ kỳ cựu nói:
“Nhìn những bác sĩ trẻ ra trường vài năm thấy buồn, học hành bao công
sức, nhưng ra trường đi làm thu nhập cả tháng chưa đến 5 triệu đồng, số
tiền này ở một thành phố lớn nhất nước như TP.HCM sao sống được”. Chế độ
đãi ngộ bất hợp lý, chậm điều chỉnh, đang làm mất động lực làm việc ở
nhiều người lao động trong khu vực này. Một phẫu thuật viên tim mạch tâm
sự: “Trước đây một bác sĩ mổ chính được bồi dưỡng 500.000 đồng/ca, nay
bị cắt giảm còn… 70.000 đồng. Đó là mổ chính, chứ người chạy tuần hoàn
ngoài cơ thể chỉ được 23.000 đồng/ca. Mỗi ngày
mổ một ca, những ca khó mất hơn chục giờ, bồi dưỡng như thế còn ai làm
việc!”
Gần như đang có một làn
sóng chuyển dịch chất xám từ bệnh viện công ra bệnh viện tư. Có bác sĩ
nổi tiếng được mời về làm ở một bệnh viện quốc tế với mức lương 10.000
USD/tháng. Một bệnh viện vừa khai trương cũng đang chào mời bác sĩ với
mức lương tháng vài chục triệu đồng. Ở một bệnh viện nhi đồng, tháng qua
vài bác sĩ kỳ cựu đã nộp đơn xin nghỉ việc. Trước đó, một vài bác sĩ
trẻ tiềm năng cũng nghỉ ra ngoài làm tư. Việc chuyển dịch lao động là
bình thường, nhưng liệu thời gian tới bệnh viện nhà nước còn đủ nguồn
nhân lực để tiếp nhận những ca khó mà bệnh viện tư né tránh hay không?
Và liệu những người nghèo, không đủ khả năng vật chất tìm đến những bệnh
viện tư nhân, còn bao
nhiêu cơ hội được chữa trị đàng hoàng ở những bệnh viện công lập? Và cứ
đà này, liệu bất hợp lý giàu nghèo trong xã hội có bị đào sâu thêm
không khi điều này thể hiện trong bất hợp lý về chăm sóc sức khoẻ giữa
bệnh viện nhà nước và bệnh viện tư nhân?
3. Phát biểu tại hội thảo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở Việt Nam
do bộ Y tế và báo Nhân Dân tổ chức ngày 8.1, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng,
chủ tịch tổng hội Y học Việt Nam, báo động tình trạng cực kỳ mất công
bằng trong ngành y tế nước nhà. Đúng là mất công bằng khi nếu xét về
lương, lương nhân viên y tế ở mức rất thấp, thứ 17/18 ngành nghề xã hội.
Mất công bằng thật khi nhân viên y tế phải làm việc căng thẳng trong
môi trường độc hại và nguy hiểm, trách nhiệm phải đặt lên cao nhất,
nhưng thu nhập lại không tương xứng, thế mà mọi người lại luôn đòi hỏi
họ sự hy sinh, toàn tâm toàn ý cho công việc. Mất công bằng thật khi
theo GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, có bệnh viện chạy theo thương
mại hoá hết mình, chỉ biết làm công nghệ cao quên mất các phong trào
sức khoẻ; trong khi có bệnh viện lại ỷ vào ngân sách nhà nước, thiếu
năng động tìm thêm nguồn kinh phí, quản lý trì trệ làm đời sống nhân
viên bị ảnh hưởng.
“Việc phát triển nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho mô hình y tế
cũng chưa có tiền lệ; cơ cấu y tế bị méo mó do chạy theo lợi nhuận;
thầy thuốc phải mưu sinh, lợi ích đa dạng, đa chiều và phức tạp”,
GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng nói. Một nhận định chính xác. tết sắp đến, cứ
nhìn vào chuyện thưởng tết của những cơ sở y tế là thấy nghịch lý, nơi
vài triệu đồng, nhưng có nơi vài chục triệu đồng, dù xét về cường độ làm
việc không biết ai hơn ai.
Một cơ cấu y tế méo mó.
Khi nào những nhà hoạch định chính sách giải quyết được chuyện này? Năm
2013 là một năm quá đen đủi cho ngành y tế cả nước, liệu có mối liên
quan nào giữa thực trạng này và cơ cấu y tế méo mó?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét