khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

CHIA XẺ và CHIA SẺ





Trong thời gian gần đây, CHIA SẺ là chữ thường dùng đến trong việc phân ưu ở các đám tang.hoặc cùng bạn bè giải áp tâm tình trên Face book hoặc qua email kêu gọi chuyển tin để cùng nhau CHIA SẺ….
         
Lúc đầu tôi nghĩ, chữ SẺ viết mẫu tự S không phải ở lỗi chánh tả mà là lỗi sơ sót của người đánh máy…nhưng càng ngày, tôi càng thấy gần như hầu hết chữ CHIA SẺ hiện ra trước mắt tôi đều viết như vậy.
         
Với tinh thần yêu tiếng Việt, tôi xin mạo muội trình làng vài thiển kiến như sau, với mong được chỉ giáo thêm:
         
1/ Theo Việt Nam Tân Từ Điển của Thanh Nghị: CHIA XẺ: Nói chung là sự chia, phân ra ( trang 320 ) XẺ: Bổ dọc: Xẻ gỗ ( trang 1513 )
         
2/ Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của : XẺ: cắt dài, mổ ra làm hai : xẻ cá, xẻ thịt, xẻ mương..( trang 578 )
         
3/ Theo Giúp Đọc Nôm và Hán Việt của Trần văn Kiệm: XẺ: Cắt ra từng phiến: Xẻ gỗ, xẻ thịt; Mở ra một đường hở: Áo xẻ bên hông…( trang 949 )
         
4/ Với Chinh Phụ Ngâm của Bà Đoàn Thị Điểm:
                  
Vầng trăng ai XẺ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường !

5/ Đặc biệt theo lối phát âm của người miền Nam phân biệt rõ ràng giữa chữ S và chữ X. Họ nói: CHIA XẺ và không hề nói CHIA SẺ.

Qua các dẫn chứng nêu trên, chữ CHIA SẺ có lẽ không còn lý do tồn tại, nó tự nhường chỗ đứng vững cho động từ CHIA XẺ.!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét