khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Sẽ có một làn sóng người tị nạn mới từ Việt Nam đến Úc?



Ngày 26/8, cảnh sát và các nhà chức trách đã phát hiện một chiếc tàu đánh cá vượt biên bất hợp pháp vào Úc và cập bến tại sông Daintree River ở Queensland. Toàn bộ 17 người trên chiếc tàu này sau đó đã bị bắt giữ và được đưa đến đảo Christmas chờ ngày bị trục xuất.

Tuy vẫn chưa rõ động cơ đến Úc của những người này, tuy nhiên một số lãnh đạo trong cộng đồng người Việt tại Úc cho rằng, với tình hình các vụ vi phạm nhân quyền và dân oan mất đất ngày càng gia tăng tại Việt Nam, thì có thể dẫn đến một làn sống những người Việt bỏ nước để tìm nơi ở mới, trong đó có Úc.

Ông Nguyễn Văn Bon, chủ tịch VCA, trả lời phỏng vấn của ABC đã nói, hàng trăm người Việt  đã rời bỏ Thái Lan và Indonesia trong những năm gần đây, và nhiều thuyền đã bị Úc gửi trả về. Ông đồng thời cũng dự đoán con số này sẽ tăng lên đáng kể khi nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng tăng cường đàn áp người dân.

Dự luật gần đây mà chính phủ hiện vẫn đang trì hoãn đó là cho Trung Quốc thuê đất làm đặc khu trong vòng 99 năm, nếu được thông qua cũng sẽ cho phép chính phủ được thu giữ những khu đất quan trọng từ người dân.

“Người dân thấy đây là một hiểm họa, họ đứng dậy phản đối và yêu cầu chính phủ phải có hành động bảo vệ vùng đất và vùng biển quốc gia.

“Nhưng thay vì bảo vệ người dân, thì họ lại ủng hộ Trung Cộng và đàn áp những người biểu tình.”

Ông Nguyễn Văn Bon cũng nói thêm rằng việc Trung Quốc tấn công các tàu cá của Việt Nam ở Biển Đông khiến sinh kế của ngư dân Việt bị ảnh hưởng cũng là một trong các yếu tố khiến họ rời Việt Nam.



Tị nạn không vì lý do kinh tế



Tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng cho hay báo cáo về nhân quyền ở Việt Nam vẫn rất tồi tệ ở mọi mặt, hạn chế tự do ngôn luận, bức hại các nhóm tôn giáo thiểu số và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với những người bất đồng chính kiến.

Theo HRW, những nhà hoạt động nhân quyền phải đối mặt với việc bị đe dọa, tra tấn và bỏ tù nếu lên tiếng, các nông dân thì vẫn tiếp tục mất đất vào tay các dự án phát triển mà không được đền bù thỏa đáng

Ông Phil Robertson, Giám đốc khu vực châu Á của HRW phát biểu trên ABC rằng sẽ là điều sai lầm nếu đánh đồng mọi người Việt chạy tỵ nạn sang Úc đều chỉ vì lý do kinh tế.
“Úc muốn gom tất cả vào nhóm tị nạn kinh tế, nhưng thực tế thì kinh tế Việt Nam đang bùng nổ vào loại phát triển nhanh nhát châu Á.”

"Có nhiều xáo trộn ở Việt Nam. Nhiều người phải từ bỏ đất đai của mình, và những người cố gắng làm điều gì đó cho cộng đồng bằng cách lên tiếng thì phải đối mặt với trả thù. Đó là một nhà nước độc đảng, một chế độ độc tài," ông Robertson nói.



Đối diện với nguy cơ bị trả thù



HRW đã thúc giục nước Úc phải tuân thủ quy trình đúng đắn trong việc xác định những người bị tạm giam trên đảo Christmas có phải là người tị nạn hay không

Vào năm 2015, Úc đã trục xuất một nhóm người Việt khi thuyền chở họ còn đang lênh đênh trên biển. Những người này khi về đến Việt Nam đã bị chính quyền bỏ tù. Bốn người trong số đó đã chạy khỏi Việt Nam lần thứ hai trước khi nhận được chứng nhận cho phép tỵ nạn do Liên Hiệp Quốc tại Indonesia cấp.

HRW cũng kêu gọi nước Úc cho phép Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn được tiếp cận nhóm người bị bắt trên đảo Christmas.

“Chúng tôi rất lo ngại việc những người này bị trả về Việt sẽ phải đối mặt với việc bị hành hạ, và chúng tôi đang liên tục tranh đấu cho sự minh bạch rõ ràng hơn trong cách đối xử của nước Úc với những người này,” ông Robertson nói.

Tổng trưởng Di trú Peter Dutton trước đó đã nói sẽ ngay lập tức trục xuất nhóm người này ngay khi có cơ hội.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét