khktmd 2015
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018
Dân gian thời VNCH có câu: " Nhỏ mà không học, lớn viết văn hay làm báo"?: Chuyện thi cử thời trước (VNCH)
1. Nhà văn Đỗ Kh viết: "1 bạn trạc lứa với mình đi thi Tú Tài được quân xa đưa đến. Vào lớp thi, bạn ấy không dùng phao mà có người đi theo lên bảng giải đề bằng phấn cho cả phòng cùng hưởng.
Các thày, giám thị trường thi nín như thóc, người nào gan dạ lắm thì ngoảnh mặt đi và hát khe khẽ Phạm Đình Chương "Tôi từ chinh chiến đã ra đi, chiều xanh không thấy bóng phao thi"(Đôi mắt người Sơn Tây).
Bạn này gọi nhà thơ Quang Dũng là bác ruột, và gọi thiếu tướng (VNCH) Bùi Đình Đạm là bố đẻ.
Chuyện thi cử tại miền Nam thời chiến không phải chuyện đùa, "Rớt tú tài anh đi trung sĩ, em ở nhà lấy Mỹ nuôi con". Các bạn có khả năng và chuyên môn, sau thời gian quân trường thì được biệt phái về các bộ và làm công việc hành chánh. Đây là trường hợp của tất cả các thày và giám thị trường thi trong lứa tuổi động viên và tướng Đạm là TGĐ Tổng nha nhân lực (phụ chú: sai be bét! Tổng Nha Động Viên) của bộ quốc phòng!
Giờ, có ai muốn lấy ánh mắt hỏa châu làm hoa đăng ngày cưới và chiến trường anh bước đi vào mùa trăng vu quy thì cứ việc lên tiếng, cho nên bạn này của mình đỗ tú tài chứ sao nữa"
2. Nhà phê bình Nguyễn Quốc Trụ viết: "Bạn Khờ (Đỗ Kh.) viết như thế này, thì chỉ được có 1 nửa sự thực. Thằng em trai đã tử trận Gấu, cũng y chang nhân vật trong truyện này. Nó đi thi, mà bạn bè ở ngoài, trong số đó, có Dương Phục, sĩ quan VNCH, làm bài, rồi đi vô phòng thi, đưa cho, và cứ thế chép vô. Một ông giám thị nói, thôi kệ, chúng nó cần có 1 cái bằng để chết.
Nhưng đó là lúc sắp mất Miền Nam. Thời có bằng để chết. Trước đó, là thời có bằng để khỏi chết. Trước nữa, thời của Gấu, còn Diệm, đậu 1 cái bằng khủng khiếp, không đơn giản đâu. Một trong những người mà Gấu biết, làm trưởng đài phát tín Bưu Điện, đậu cái bằng Tú Tài I, rồi thi vô trường kỹ thuật Phú Thọ, ra trường làm Cán Sự Kỹ Thuật Bưu Điện - thời gian chưa có Trường Quốc Gia Bưu Điện – và tiếp tục học lấy bằng trở lại, mất 7 năm mới có được bằng Tú Tài II. NKL, bạn của Gấu, bạn Khờ biết, cũng trầy trật với Tú Tài 2, ban Toán, tức ban B, sau phải qua ban C, dành cho những người giỏi sinh ngữ, mới qua được. Nó dành cho đám trốn lính, qua chính sách hoãn dịch vì lý do học vấn. Ban B phải giỏi Toán mới học được.
Bùi Đình Đạm, là Giám Đốc Nha Động Viên, tức là Ông Trùm quyết định phần số của thanh niên Miền Nam, nói cương ra thì là như vậy: Ông đẩy chúng vào chỗ chết, như đám Quân Cảnh vậy. Chính vì thế, mà khi 1 đứa con nít, con ông Đạm, vô tình mở cái cặp của ông, thấy khẩu súng, bèn chĩa vào thằng anh, đùng 1 phát, dân gian tin rằng, đây là cái “nghiệp” của ông ta phải trả. Chẳng thế mà khi Gấu đậu Tú Tài, nhà đói quá, thấy Sở Cảnh Sát Gia Định tuyển nhân viên, bèn chìa cái bằng Tú Tài ra, tay phụ trách gật đầu liền, về khoe với Bà Trẻ, người nuôi Gấu ăn học, Bà trợn mắt, đến lấy cái đơn xin việc, xé ngay cho ta. Nhà mi không có mả đánh người!
Chuyện thi cử của Miền Nam vào lúc tầu sắp đắm, thê lương lắm. Nhưng chắc chắn sẽ không thê lương, như khi tầu Vẹm chìm: Cái Ác Bắc Kít sẽ gây họa cực kỳ khủng khiếp trước khi trở lại những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Mít.
Sắp tới, chắc là sẽ là, Trận Đánh Cuối Cùng của xứ Mít!
Chỉ có Tận Thế mới cứu được xứ Mít, nghĩa của nó là thế!"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét