khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

GUAYULE, LOẠI CÂY BỤI RẬM SA MẠC CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG KỸ NGHỆ ĐỂ SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN - Tác giả Nguyễn văn Khuy




GUAYULE


Hằng năm, Hoa Kỳ đã phải chi ra gần một tỉ dollars, để nhập cảng cao su thiên nhiên cho nhu cầu trong nước. Trái đất có hơn 2,000 giống cao su cho mủ (latex), nhưng chỉ có hai giống Hevea brasiliensis, và Parthenium argentatum (guayule) là được khai thác thương mại. Trong thế chiến thứ hai, khi Nhật phong tỏa Thái Bình Dương, làm gián đoạn nguồn nhập cảng cao su đến từ Á Châu, Guayule đã được trồng tại Mễ Tây Cơ, và Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn.  Hiện nay, chỉ có giống Hevea brasiliensis được trồng để cung cấp cao su cho các nhu cầu sản xuất các sản phẩm kỹ nghệ trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn tiến hành khảo cứu và phát triển. để có thể trồng guayule cho nhu cầu dùng trong nội địa và bán ra nước ngoài.

Hằng năm, Hoa Kỳ đã phải chi ra gần một tỉ dollars, để nhập cảng cao su thiên nhiên cho nhu cầu trong nước. Trái đất có hơn 2,000 giống cao su cho mủ (latex), nhưng chỉ có hai giống Hevea brasiliensis, và Parthenium argentatum (guayule) là được khai thác thương mại. Trong thế chiến thứ hai, khi Nhật phong tỏa Thái Bình Dương, làm gián đoạn nguồn nhập cảng cao su đến từ Á Châu, Guayule đã được trồng tại Mễ Tây Cơ, và Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn.  Hiện nay, chỉ có giống Hevea brasiliensis được trồng để cung cấp cao su cho các nhu cầu sản xuất các sản phẩm kỹ nghệ trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn tiến hành khảo cứu và phát triển. để có thể trồng guayule cho nhu cầu dùng trong nội địa và bán ra nước ngoài.

Với hơn 60 năm khảo cứu và phát triển, trung tâm The Rubber Research Institute of Malaysia, thành lập năm 1925 đã thành công tăng năng xuất thu hoạch và sản xuất ra những sản phẩm kỹ nghệ đáng tin cậy cho việc trồng thương mại giống Hevea. Về guayule, các cuộc khảo cứu đã nhiều lần bị gián đoạn rồi đi vào quên lãng, bởi vậy hiện nay, các nhà khảo cứu phải khởi sự lại từ đầu.

Thế kỷ thứ 20, ngành sản xuất vỏ bánh xe, đã tìm kiếm loại cây tương tự có thể sản xuất cao su thiên nhiên, trồng tại các đồn điền vùng Đông Nam Á Châu. Sự thiếu hụt cao su trầm trọng là do nguồn cung cấp phụ thuộc vào điều kiện của từng vùng địa lý, mà thiên tai hay thời tiết bất lợi, hoặc sâu bọ tàn phá, chính trị bất ổn, chiến tranh, đã là những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc sản xuât cao su thiên nhiên.

Khi thế chiến thứ hai xảy ra, Nhật phong tỏa đường biển, thì nguồn cung cấp cao su của Hoa Kỳ bị ngưng trệ. Các khoa học gia đã nỗ lực khảo cứu để phát minh ra cao su nhân tạo, thay thế cho cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, cao su nhân tạo không đạt được độ vững bền và dắn chắc như cao su thiên nhiên. Vì thế các vỏ bánh xe phi cơ và xe vận tải hạng nặng, vẫn phải dùng cao su thiên nhiên, và guayule đã được trồng thử nghiệm tại các vùng Tây Nam Hoa Kỳ.

Guayule có tên khoa học  Parthenium  argentatum. Hoa Kỳ đã lựa chọn guayule là nguồn cung cấp cao su thiên nhiên, vì giá cả quá cao của Hevea, sản xuất từ vùng Amazon, Nam Mỹ.  Khởi sự, Continental Rubber Company thu thập guayule tại các vùng hoang dã ở Mễ Tây Cơ, trích lọc ( extraction ) ra mủ cao su và lấy được 40 kg để xuất cảng sang Hoa Kỳ vào năm 1904.                                

Năm 1907 Mễ Tây Cơ đã có 20 nhà máy hoạt động hoặc đang xây cất, và năm 1910 sản xuất 10,000 tấn cao su xuất cảng, chiếm 24% tổng số nhập cảng vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, năm 1912 Continental Rubber Company phải hủy bỏ sản xuất thương mại vì cuộc cách mạng ở Mễ Tây Cơ.  Đây cũng là một dịp may, vì phần lớn guayule mọc thiên nhiên đã bị gặt hái, không được bảo tồn, có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

Sau đó,  Continental Rubber Company chuyển qua Hoa Kỳ, tiếp tục dự án sản xuất cao su tại hai tiểu bang  Arizona và California.  Đến năm 1920, đã trồng được 3,200 ha, sản xuất được 1,400 tấn. Tuy nhiên vì  khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929, nên việc sản xuất bị đình chỉ .

Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ phát triển dự án Emergency Rubber Project trồng guayule. Dự án lớn này bao gồm 1,000 scientists và technicians với 9,000 nhân công. Hơn 13,000 ha guayule được trồng tại 13 địa điểm trong ba tiểu bang California, Azirona và Texas. Trong bốn năm của dự án, hơn 1,000 tấn cao su được thu hoạch. Sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, vận chuyển đường biến Thái Bình Dương được khai thông trở lại, cao su lại tiếp tục được nhập cảng từ Đông Nam Á Châu.  Khoảng 10,000 tấn guayule chưa được  trích lọc đã bị hủy bò.

Dư án được đánh gía là thành công, vì các nhà khảo cứu đã khám phá được đặc tính sinh học của cây cũng như kỹ thuật trồng và phương pháp lai giống. Nếu dự án tiếp tục, thì ngày nay guayule đã được canh tác thương mại.

Guayule là loại cây bụi rậm đa niên, mọc nhiều tại vùng đất đá vôi, dưới chân núi và sườn đồi ở sa mạc Chihuahuan, thuộc vùng trung bắc Mễ Tây Cơ, và vùng Big Bend của Texas. 

Guayule chịu đựng khí hậu sa mạc nóng, vùng đất cát tương đối ít chất dinh dưỡng, và không bị úng thủy. Phân bón chỉ có tác dụng rất nhỏ đối với sự tăng trưởng và guayule cũng chịu đựng được vùng đất có độ mặn thấp. Nhiệt độ cao không ảnh hưởng đến tăng trưởng, nhưng dưới 4 độ C, guyayule trong trạng thái miên kỳ, và nếu nhiệt độ đông lạnh kéo dài, cây có thể chết.

Vũ lượng hàng năm từ 280-640 mm thích hợp cho canh tác guayule. Tuy nhiên muốn đạt năng xuất tối đa thì cần thiết tưới một mức độ thích hợp. Năng xuất thu hoạch tỉ lệ với lượng nước tưới. Tưới cây rút ngắn thời gian thu hoạch, nhưng tưới qúa độ cũng gây bệnh cho cây. Giảm độ thoáng trong đất, và nhiều cỏ dại cũng ảnh hưởng xấu cho cây còn non.

Hiện nay, công tác diệt cỏ dại, và bài trừ sâu bệnh, còn là một vấn đề, vì tại Hoa Kỳ chưa có hóa chất nào được mang nhãn hiệu để dùng cho guayule. Tuy nhiên,  nếu khu vực trồng được chọn lựa kỹ lưỡng, và sửa soạn đúng cách, cũng như diệt trừ cỏ dại, thì không có vấn đề sâu bệnh.  Sau khi thu hoạch, thì phải cắt cành cách mặt đất 10 cm cho cây tăng trưởng trở lại, hầu giảm bớt phí tổn bứng cây cũ lên để  trồng cây mới. Khoảng  2- 3 năm sau, cây mới đủ lớn, để có thể thu hoạch trở lại.

Guayule không thể áp dụng phương pháp cạo mủ như cây Hevea, bằng cách rạch vỏ cây để hứng mủ vào chén hay thùng.  Mủ cây guayule bị kẹt giữa các tế bào nên phải cắt toàn thể cây gần sát gốc, để cây mọc trở lại, rồi sau đó, dùng phương pháp hóa học để trích mủ ra.  Một trong những phương pháp này, là dùng hỗn hợp dung môi acetone với hexane hoặc pentane.  Sau khi trích mủ, phần xác bã còn lại có thể dùng làm biomass trong kỹ nghệ biến chế xăng sinh học ( biofuel ).

Các nỗ lực khảo cứu hiện nay của Hoa Kỳ không nhằm mục đích thay thế loại Hevea brasilensis hiện hữu. Trồng guayule trong nội địa, là để sản xuất bổ xung  cho sự thiếu hụt nguồn nhập cảng cao su thiên nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, dịch bệnh làm chết cây, hay những cây già cỗi không còn khả năng sản xuất. Việc trồng lại cây Hevea thì phải tốn thời gian tới 8 năm, để cây  trưởng thành, có thể khai thác mủ, và cung cấp cho thị trường.

Mặc dầu với nguồn  nhân lực và tài trợ khảo cứu hạn chế, nhưng năng xuất đã cải thiện đáng kể, và đã gây được nhiều giống tốt. Một khi việc trồng thương mại cần thiết do thị trường đòi hỏi, thì phương pháp canh tác và trích lọc đã có sẵn, cùng với những chuyên gia khảo cứu kinh nghiệm, sẽ không còn phải e ngại những khó khăn về kỹ thuật trong tiến trình sản xuất.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét