khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Người Việt Về Đầu Tư...! -- Tác giả Đỗ thông Minh




Có 1 số trường hợp người thân CS từ hải ngoại về có quan hệ cán bộ cao cấp đỡ đầu tương đối ít bị khó khăn.

Như Nguyễn Trí Dũng là Tiến Sĩ quản lý công học tốt nghiệp đại học Hitotsubashi ở Nhật Bản về VN rất sớm, thành lập và làm Giám Đốc công ty Minh Trân quận Tân Bình, sản xuất linh kiện điện tử năm 1993, trường Doanh Thương Trí Dũng, đồng thời là Chủ Tịch sáng lập Hiệp Hội Doanh Nghiệp Việt Kiều, Phó Chủ Tịch thường trực Câu Lạc Bộ Hợp Tác Việt Nhật, Phó Trưởng Ban Câu Lạc Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Việt Kiều. Nay Dũng có cơ ngơi rộng lớn, rát hoành tráng ngay tại Sai Gòn.

http://www.nicd.co.jp/vnnews/NguoiDuongThoi_070420.htm

Nguyễn Chánh Khê là Tiến Sĩ vật liệu và khoa học xử lý thông tin tốt nghiệp đại học Tokodai, Nhật Bản, qua Hoa Kỳ rồi về năm 2002, lập công ty chế mực in và than nano và làm Phó Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Khu Công Nghệ Cao, Sài Gòn. Khê được CTN Nguyễn Minh Triết nâng đỡ, ông nói ông có 37 phát minh  được thế giới công nhận, nhưng cũng đưa ra những “phát minh lớn” đầy nghi vấn như vụ “Mực in nano”, “Máy phát điện chạy bằng nước”..., không có mấy thành quả cụ thể nhưng vẫn được truyền thông CSVN tuyên truyền nên không mấy thành công về sự nghiệp và tài chính…

https://www.youtube.com/watch?v=YbRklw9cA0M
https://www.youtube.com/watch?v=2qP8qlMQVr0

Nhà cầm quyền đẩy mạnh kêu gọi người Việt ở hải ngoại về đầu tư giúp nước theo Nghi Quyết 36 của Bộ Chính Trị năm 2004. Nhưng cán bộ CS quá tham lam, nên đã có hàng trăm trường hợp người Việt ở hải ngoại về bị tước sạch, thậm chí có trường hợp bỏ mạng. Như ông Trần Kiêm Khiết, nguyên là SV du học Nhật Bản năm 1958 tốt nghiệp Kỹ Sư hóa nông nghiệp, rồi qua Hoa Kỳ học tiếp Cao Học làm cho Dupont Hoa Kỳ, năm 1994, về làm đại diện công ty Dupont Singapore, bị xô ngã chết từ lầu cao (tin công an nói là vì tim mạch nên té lầu, tin ông Nguyễn An Trung là tại thang máy đứt dây) ở Sài Gòn; ông Thiện là người tỵ nạn CS buôn đồ cũ từ Nhật Bản về làm ăn bị sát hại (bắt trói và bắn chết?) tại Hải Phòng; bà Nguyễn Thị Hiệp từ Canada về bị tử hình gấp rút bởi tội chuyển 5,1 kg ma tuý năm 1996 từ Nội Bài đi, trong khi chính phủ Canada yêu cầu chờ đối chiếu xem bà là thủ phạm hay nạn nhân... khiến gây rắc rối ngoại giao giữa 2 nước một thời gian!

Tất nhiên, cũng có người từ hải ngoại về dùng mánh khóe làm ăn, nhưng nói chung nhà cầm quyền nắm đằng cán, họ có thề dễ dàng ra tay tước đoạt.

Một số trường hợp điển hình như:

- Tiến Sĩ luyện kim Nguyễn An Trung, sang Nhật năm 1960, cầm đầu nhóm sinh viên theo CS là “BEHEITO” (“Tổ Chức Người Việt Tại Nhật Bản Đấu Tranh Cho Hòa Bình và Thống Nhất Đất Nước”, thành lập ngày 22/6/1969) ở Nhật Bản, đầu năm 1970, từng bị Tòa Án Quân Sự Đặc Biệt Vùng 3 Chiến Thuật VNCH kết án khuyết tịch 6 năm khổ sai và 20 năm mất quyền công dân (cùng với Lê Văn Tâm và Nguyễn Hồng Quân).

Nguyễn An Trung ly dị vợ Nhật (có tin về VN lấy con gái Tướng Công An) về VN mở Saigon Auto và làm Tổng Giám Đốc, chuyên đổi tay lái ngược hàng chục ngàn xe cũ chuyên dụng nhập từ Nhật Bản, đã giúp vực dậy cả ngành giao thông xuống cấp thê thảm khi ấy (những năm 1976-90, có xe phải chạy bằng than đun trên nóc hay sau lưng, tốc độ khoảng 30 km/giờ). Sau cả hơn chục năm làm ăn, với khoảng 50 Kỹ Sư và 400 nhân viên, năm 1994, đột nhiên ông bị vu cho vi phạm luật pháp và nhập cảng lậu, mặc dù văn thư của TT CSVN Võ Văn Kiệt ký 3 ngày sau khi xe về tới cảng, bị giam 10 tháng. Khi ở trong tù, ông Trung đã viết thư kêu cứu với “Ngài Đỗ Mười”, cựu sinh viên tại Nhật như Huỳnh Mùi tại VN, Huỳnh Trí Chánh (Chủ Tịch Tổng Hội Người Việt Nam Tại Nhật theo CS)... và 1 số người Nhật cũng nhào vào cứu ông.

http://huongdaophuyen.blogspot.fr/2013/05/xe-hoi-o-tu-chay-xang-dau-chuyen-sang.html

Thấy chuyện quá bất bình, Luật Sư Nguyễn Thành Vĩnh dù đã già gần 80 tuổi đã đứng ra biện hộ cho ông. Tháng 2/1995, ra tòa sơ thẩm bị cảnh cáo, rồi phúc thẩm ngày 5/7/1995, sau phiên tòa gay cấn và rõ trắng đen ông mới trắng án, nhưng đã bị tước đoạt 118 chiếc xe trong chuyến tàu chót trị giá hơn 1 triệu đô-la Mỹ là tang vật đã bị công an tịch thu, hóa giá bán chia chác cho nhau.

Theo nhà báo Minh Tuấn làm cho Mặt Trận Tổ Quốc (sau cũng lấy vợ kế người Nhật và di dân qua Nhật) trong bài “118 Ôtô Tay Lái Nghịch Và Số Phận Của Việt Kiều Nguyễn An Trung” trên trang nhà Việt Báo:

Sau này ông Trung kể lại: Những ngày nằm trong nhà giam Chí Hòa, ông cảm thấy có những lúc tuyệt vọng. Bởi mục đích của ông chẳng có gì xấu, nhưng khi vấp rào cản của cơ chế hành chính quan liêu, ông đã phải trả một giá quá đắt...

Trong phiên tòa bào chữa cho Nguyễn An Trung, chính Luật Sư cũng khóc. Ông giơ cao quyển sách ở Nhật viết về Nguyễn An Trung trong phong trào phản chiến, giơ cao những chứng cứ rất thuyết phục về luật “bất hồi tố” và giơ cao tất cả hình ảnh về 118 xe tay lái nghịch mà UBND TP. Hồ Chí Minh vẫn đang giữ. Tất cả đều là xe ép rác, xe hút bùn. Chi tiết này đã làm “bật ngửa” tất cả các vị Thẩm Phán và Hội Thẩm Nhân Dân tham gia xét xử. Họ đọc hồ sơ vụ án và đều đinh ninh rằng ông Trung đã nhập gần như toàn bộ là ôtô con để trốn thuế và bán kiếm lời ở VN...

Phiên phúc thẩm kết thúc được vài tháng, tại kỳ họp Quốc Hội cuối năm 1995, một quan chức cao cấp của Quốc Hội gặp tôi và nói là Chính Phủ đã bị cơ quan có trách nhiệm báo cáo sai sự thật về vụ ông Nguyễn An Trung, nói rằng ông Trung chuyên nhập lậu xe ôtô 4 chỗ ngồi, nên đã có sự chỉ đạo sai trái về vụ ông Trung. Vị quan chức này nói việc xử lý oan ông Trung quả là điều rất đáng tiếc. Nhưng việc làm oan “đáng tiếc” đó không làm quan chức nào ở TP. HCM mất chức cả...

Sau ông Trung phải xin cho cả gia đình di dân qua Úc, nhưng vẫn thường xuyên ở VN làm ăn, thế nên họa vô đơn chí.

Theo Luật Sư Phan Trung Hoài trong bài “Khi Hoa Anh Đào Nở” trên trang nhà báo Lao Động ngày 1/4/2011:

Bản thân tôi cũng có được những trải nghiệm, liên đới nhiều đến nước Nhật và người Nhật, từ việc bênh vực cho ông Nguyễn An Trung - 1 Việt kiều Nhật Bản có nhiều đóng góp cho đất nước cả thời chiến tranh lẫn thời bình - trong vụ án 118 ô tô tay lái nghịch cách đây hơn 17 năm, rồi bây giờ vất vả trong hành trình tố tụng liên quan 1 khách hàng là Giám Đốc Ban Quản Lý Dự Án có sử dụng vốn ODA và chuyên gia tư vấn của Nhật Bản…

http://vietbao.vn/Phong-su/118-oto-tay-lai-nghich-va-so-phan-cua-Viet-kieu-Nguyen-An-Trung/30114756/263/

http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Khi-hoa-anh-dao-no/38205

- Bác Sĩ Bùi Duy Tâm (Tiến Sĩ Y Khoa và TS Sinh Hóa, Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền (O.M.D) và Châm Cứu, từng là Khoa Trưởng đại học Y khoa Huế, đại học Y Khoa Minh Đức...) sau 30/4/1975, bị bắt giam tại Trảng Lớn, Tây Ninh. Ông nhờ có 1 người thân làm lớn trong nhà cầm quyền mới, ngày 2/9/1975 được thả về, dạy đại học Nha Y Dược, từng cùng Trung Tướng Công An Dương Thông (Tổng Cục Trưởng Phản Gián Bộ Nội Vụ) giúp CSVN bán kho đạn Long Bình, dầu thô...

Trong 1 lần ĐT Võ Nguyên Giáp, khi đó là Phó Thủ Tướng phụ trách Khoa Học - Kỹ Thuật kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Dân Số và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch, đến nói chuyện với giới trí thức, BS Tâm đã phải nêu lên nỗi khổ tâm là làm sao tôi có thể làm việc dưới quyền 1 người không đáng là học trò của học trò mình!?

Năm 1980, BS Tâm cùng gia đình vượt biên tới Mã Lai, qua định cư tại HK, sau đó về VN nhiều lần. (*)

Ngày 12/4/1991, BS Tâm bị bắt, ngày 14/4/1991, nhà văn Dương Thu Hương cũng bị bắt (giam 8 tháng không xét xử, do chính phủ Pháp can thiệp mà được thả ra) vì tội “gián điệp”.

Chính BS Bùi Duy Tâm thổ lộ là đã cho Trung Tướng Công An Dương Thông rất nhiều tiền vì đã 2 lần cứu ông khỏi trại giam (bị nhà văn Dương Thu Hương thu băng đoạn tâm sự này trong lần đi chơi chung ở sông Đà).

BS Tâm về VN, bỏ ra cả triệu đô-la Mỹ mua máy móc rất hiện đại, mở phòng mạch mổ tim tại Sài Gòn. Nhưng rồi bị CSVN đội cho cái mũ “gián điệp CIA”, không đưa ra tòa nhưng yêu cầu ông để lại phòng mạch và tất cả dụng cụ, ra khỏi VN trong vòng 6 tiếng đồng hồ.

Về lại HK ông vận động chống CSVN, nhưng rồi vẫn còn muốn hòa hợp hòa giải (?) với CS, lại tiếp đón phái đoàn Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng ngày 16/11/2009 (khi đó BS Tâm đã gần 80 tuổi) tại nhà riêng ở San Francisco, Cali...

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/186303/Nguoi-Viet-dau-tien%C2%A0-len-Bac-Cuc.html
http://danhnguyen.multiply.com/journal/item/24

http://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-012/dang-sau-vu-dt-huong

- Tiến Sĩ toán Huỳnh Mùi, theo CS, thành viên BEHEITO từ Nhật Bản về rất sớm vào năm 1977, lập ra đại học Dân Lập Thăng Long ở Hà Nội (là đại học dân lập đầu tiên) và làm Hiệu Trưởng, khi khá vững vàng rồi thì bị truất quyền, chỉ cho làm Giáo Sư. Năm 2000, ông lập trường Công Nghệ Thăng Long và làm Hiệu Trưởng.

- Trịnh Vĩnh Bình, năm 1976, tỵ nạn qua Hà/Hòa Lan, tốt nghiệp đại học, tham gia đảng chính trị Dân Chủ Tự Do, là đảng cầm quyền cuối thập niên 1980 ở Hà Lan, là “vua chả giò”. Năm 1990, ông Bình tháp tùng đoàn doanh nghiệp Hà Lan đến VN thăm dò đầu tư rồi quyết định đóng cửa công ty chả giò ở Hà Lan, đem 2.328.250 đô-la Mỹ tiền mặt, và 96 kí vàng về đầu tư địa ốc, sản xuất nông, ngư sản...

Ông Bình thành lập công ty Tín Thành ở Sài Gòn, xuất cảng nông, thủy sản, công ty Bình Châu có nhà máy hải sản đông lạnh ở Vủng Tàu. Mua một số nhà đất ở Sài Gòn và BR/VT, dùng trên 200 hecta đất ở Bà Rịa để trồng rừng, nghiên cứu việc nuôi tôm... Xây dựng cơ sở biến chế thủy hải sản xuất cảng, với sản lượng 35% trên tổng số đánh bắt ở BR/VT, xây khách sạn 10 tầng. Sau 6 năm thành công trong kinh doanh, tài sản lên tới 6 tỷ đồng VN.

Việc kinh doanh phát đạt nhưng năm 1996, bị nhà cầm quyền và công an cấu kết với nhau hãm hại, bắt giam ở phòng cảnh sát điều tra PA-42 do Trung Tá Ngô Chí Đan làm Trưởng Phòng với lý do trốn thuế, mượn tên người khác đứng mua, kể cả tội làm gián điệp… Gia đình khiếu nại và đã có sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ Hà Lan.

Ngày 13/5/1998, sau khi xem hồ sơ, TT CSVN Phan Văn Khải phê và gởi qua Bộ trưởng Công An Lê Minh Hương, nguyên văn như sau: “Anh chỉ đạo cho công an Bà Rịa-Vủng Tàu xem lại trường hợp của Trịnh Vĩnh Bình. Thủ tướng Hoà Lan đã đặt vấn đề. Tôi đã hỏi trực tiếp một số đồng chí lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vủng Tàu, anh Bình không có lỗi đến mức phải xử. Do anh dựa vào người trong nước, bị họ lừa gạt, làm bậy”.

Lê Minh Hương chuyển bút phê của TT Khải xuống cho Thứ Trưởng Công An Nguyễn Khánh Toàn, đề nghị giải quyết theo chỉ thị của ông Khải. Câu chuyện tưởng như vậy là yên, nhưng không ngờ, năm 1998, Trịnh Vĩnh Bình bị đưa ra tòa án Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vủng Tàu và bị kêu án nặng nề 13 năm tù, phạt 480 lượng vàng (do khám xét công ty tịch thu) và tịch thu toàn bộ tài sản khoảng 6,2 tỷ Đồng về tội “kinh doanh bất hợp pháp” (trốn thuế) và tội lo hối lộ. Truyền thông VN cũng hùa theo công an bôi nhọ ông Bình nên ông kháng án.

Những người khác có Phó CTN Nguyễn Thị Bình, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Dy Niên cũng đã phải can thiệp nhưng đành phải bó tay.

Ông Bình đã trả lời phỏng vấn của đài RFA như sau: Công ty tôi có một số anh em cấu kết nhau, ăn cắp một số tiền ước lượng mấy trăm ngàn đô la qua nhiều năm tháng. Sau khi bị phát hiện, họ sợ bị tù tội nên dùng tiền bạc đút lót cho công an địa phương, phòng đó là PA-42, phòng cảnh sát điều tra Vủng Tàu. Đó là Giám Đốc, Phó Giám Đốc và Trưởng Phòng Tài Chánh của tôi, thành một hệ thống ăn cắp. Bên công an nhận hối lộ, tìm cách bao che. Họ ra tay trước. Chụp mũ công ty tôi trốn thuế, khám xét công ty và bắt giam tôi.

Việt kiều về nước không được quyền mua nhà đất, cho nên phải nhờ thân nhân đứng tên. Một số người bà con lật lọng, tráo trở, giật tiền, tôi ở trong trường hợp đó… Đây là vụ án mà tôi bị hàm oan. Qua một thơi gian dài, gia đình tôi, bản thân tôi và một số người binh vực công lý, đã gởi nhiều đơn khiếu nại khắp nơi, nhưng không được cứu xét. Cuối cùng, tôi phải dựa vào Hiệp Ước thương mại giữa VN và Hà Lan, đưa vụ tranh chấp ra Toà án Quốc Tế thuộc Liên Hợp Quốc. Sau một thời gian tại ngoại, tôi rất lo ngại cho mạng sống của mình, có thể bị bắt và bị giết, cho nên tôi phải đào thoát khỏi VN…

Đầu tháng 4/2005, ông Bình chính thức nạp đơn lên toà án Quốc Tế đòi bồi thường 100 triệu đô-la Mỹ.

Đầu năm 2000, chính phủ Hà Lan phổ biến một tập tài liệu 752 trang về vụ án của ông Bình.

GS J.J.C. Voorhoever, là 1 trong 18 thành viên của Hội Đồng Chính Phủ Hoà Lan, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng HL, cụu Chủ Tịch đảng Dân Chủ Tự Do mà ông là một đảng viên… tích cực đứng ra vận động.Thủ Tướng HL, Wim Kok và Bộ Trưởng Ngoại Giao Van Aartsen gởi thơ trực tiếp cho CTN Trần Đức Lương yêu cầu giải quyết vụ án Bình, đồng thời, triệu tập Đại Sứ CSVN là Đinh Hoàng Thắng lên để phản đối.

Hà Lan tỏ thải độ cứng rắn, cắt viện trợ phát triển và nhân đạo cho VN. Trong năm 2000, có các phái đoàn của Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An (QH), Phan Văn Khải, Nguyễn Dy Niên (NG), Nguyễn Đình Bin… đều bị chất vấn và chống đối. Báo chí nổi giận gọi họ là “Những khách không mời mà đến.”, gọi họ là “Những con vẹt chỉ biết nói mà không biết nghe.”. Trong khi đó, báo chí VN thì cho rằng các chuyến công du thành công mỹ mãn.

Bà Margareeth de Boer, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện dẫn một phái đoàn sang VN, trực tiếp gặp Bộ Trưởng NG Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh: “Vì quyền lợi của hai nước, vụ án TVB phải được giải quyết tức khắc.”. Nhưng kết quả, Hà Lan chỉ nhận được 1 công hàm của Bộ Ngoại Giao CSVN, thông báo với nội dung là “Bắt đúng người, xử đúng tội, áp dụng đúng luật pháp.”.

Thế nhưng, ngày 4/11/2001, tại đại hội Đảng Bộ Vũng Tàu, Trung Ương Đảng cho rằng vụ Trịnh Vĩnh Bình là một vụ xử sai lầm, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, vì thế, cấp trên thi hành kỷ luật đảng bộ Vủng Tàu. Sau đó, Trung Tá Ngô Chí Đan bị cách chức, tước danh hiệu Công An Nhân Dân và Nguyễn Trọng Minh bị mất chức Chủ Tịch UBND tỉnh BR/VT.

Ở Hà Lan, một luận án Tiến Sĩ đệ nạp tại đại học Luật Khoa Den Haag, trình bày rõ ràng trường hợp đầu tư của ông Bình, dựa theo Hiệp Ước Thương Mại giữa 2 nước VN và HL ký kết năm 1994. Luận án được in thành sách với 3 thứ tiếng, Hà Lan, Anh và Pháp. Một bản tiếng Việt được phát hành sau đó. Luận án nêu rõ luật rừng ở VN, sự lộng hành của công an VN, phép vua thua lệ làng, cuối cùng đưa người đầu tư đến tù tội và bị tịch thu tài sản.

Ngày 28/3/2005, Nghị Sĩ Jules Maaten, Quốc Hội Liên Âu (EU), từ Brussels cho biết, vụ án TVB đã gây hoang mang trong giới đầu tư ở châu Âu. Vụ án là một tác động tiêu cực đến quan hệ giữa EU và VN.

Tháng 6/2005, khi Phan Văn Khải sang thăm Hoa Kỳ, kêu gọi ngoại quốc và người Việt đầu tư vào VN, thì các cơ quan truyền thông đồng loạt loan tin CSVN âm mưu chiếm đoạt tài sản của Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình. Đài RFA, RFI, BBC và rất nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại… đều phổ biến bài phỏng vấn ông Bình.

Ngày 4/12/1996, một thân nhân của TVB là Trịnh Hiền Thanh vu cáo TVB đưa hối lộ, khiến cho TVB bị bắt giam. Việc vu cáo nằm trong âm mưu của công an BR/VT. Đến ngày 24/6/2002, Trịnh Hiền Thanh thú nhận bằng văn bản là y đã vu cáo cho TVB. Hiền Thanh chết vài năm sau đó do bịnh tiểu đường.

Nhưng mới đây, ngày 7/4/2011, Trưởng Cục Thi Hành Án Dân Sự tỉnh BR/VT tên Trần Văn Mười cùng Lê Huy Hoàng và Hoàng Anh Linh bị bắt giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”. 3 người bị bắt đã vi phạm nghiêm trọng trong vụ án Trịnh Vĩnh Bình.

Ngày 15/10/2003, ông Trịnh Vĩnh Bình đã chính thức nhờ Tổ Hợp Luật Sư Covington Burling, có trụ sở ở Anh và Hoa Kỳ, đứng ra kiện nhà cầm quyền VN đòi bồi thường 100 triệu đô-la Mỹ, ông TVB ký quỹ 150.000 đô-la Mỹ.

Đầu tiên, LS Thomas Johnson, đại diện cho ông Bình gởi thơ cho Viện Trưởng Viện Kiểm Sát ND Tối Cao VN là Hà Minh Trí, đề nghị dàn xếp giữa hai bên. Nhưng nổ lực dàn xếp kéo dài gần 2 năm không có kết quả.

Tháng 5/2004, ông Bình chính thức nạp đơn lên Tòa Án Quốc Tế thuộc Liên Hợp Quốc và tòa dự trù sẽ mở phiên tòa xét xử tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển vào cuối năm 2005. Phía CSVN, cũng đã ký quỹ 150.000 đô-la Mỹ để nhờ Tổ Hợp LS Pháp Glide Loyrette Rouel, có văn phòng tại Hà Nội. Tòa Án Quốc Tế thông báo sẽ mở ra xét xử từ ngày 4-12/12/2005. 3 tuần lễ trước phiên xử, Tổ hợp LS Hoa Kỳ tăng số tiền đòi bồi thường lên thành 150 triệu đô-la Mỹ theo thời giá mới. Nhưng tòa tuyên bố tạm hoãn, vì lý do 2 bên thỏa thuận dàn xếp bên ngoài tòa. Chính những văn bản và tài liệu chính thức của các quan chức VN đã xác nhận TVB vô tội. Cụ thể là bút phê của TT Khải, NT Nguyễn Dy Niên thừa nhận với quan chức Hà Lan “Có sự sai sót trong vụ án TVB và hứa sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra lại.

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã giữ lời hứa với nhà cầm quyền VN là không tiết lộ số tiền mà VN bồi thường, nhưng có tin là khoảng 100 triệu đô-la Mỹ.


(*) Bác sĩ Bùi Duy Tâm và ba người con trai rời VN tại Mỹ Tho trên chuyến tàu đăng ký "bán chính thức" vào giữa năm 1978, vào trại tỵ nạn CSVN, Cherating, Mã Lại  . Định cư tại bắc California từ năm 1979.  Hiện là giáo sư y khoa đại học Tân Tạo, VietNam


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét