khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Quỳnh Thi luận chuyện: " Khánh Ly về hát ở VN"



Khánh Ly trong một lần ra Huế hát phục vụ cho binh sĩ VNCH



Tôi chợt băn khoăn nhớ lại, ngày đầu tháng Năm, ca sĩ Khánh Ly về thăm Việt Nam. Không biết ca sĩ có nghĩ đến cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ và nhân quyền đang diễn ra rất gay gắt và khốc liệt giữa người Việt Nam đang sống ở hải ngoại và nhà cầm quyền độc tài Cộng sản Việt Nam hay không?

Tôi cũng còn nhớ, trên đĩa dvd của Trung tâm Thúy Nga khi chị Khánh Ly mặc trang phục đen hát bài Kỷ Vật Cho Em, và nhiều bài hát nữa để cho mọi người đau buồn nhớ về cuộc chiến tang thương đầy mất mát đã qua.

Như chúng ta đã biết, Chính phủ Việt Nam đang luôn cố gắng muốn che dấu ách độc tài Đảng trị, đồng thời muốn làm thay đổi bộ mặt “lương thiện” của họ trước thế giới nói chung và Hoa kỳ nói riêng, để mong đạt được mục tiêu ưu đãi thương mại TPP.

Tôi đoan chắc, sự đắn đo và băn khoăn sau một thời gian dài cân nhắc, có nên về Việt Nam để hát cho khán giả hâm mộ (fan) chị nghe hay không?

Nếu chỉ vì khán giả hâm mộ hay vì tiền (nghe nói bên VN họ trả cát sê rất cao), có lẽ chị sẽ không về, dù lòng nhớ thương người hâm mộ có da diết cách mấy đi chăng nữa. Có lẽ vì một lý do thiêng liêng, bí ẩn nào khác nữa chăng? Vì suy bụng ta ra bụng người, ai là người sinh ra lại không thương nhớ quê hương mình? Nhất là kẻ ly hương “nơi đất khách quê người,” hơn thế nữa chị lại là một nghệ sĩ đa cảm, làm sao không nhớ nhung, mong ước được trở về để thăm nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ghi dấu bao nhiêu là kỷ niệm đẹp, hay những kỷ niệm chua xót đắng cay.

Có lẽ vì dư luận thính giả thầm lặng hay chống đối ở hải ngoại, khiến quyết định về hay không về nước, là một khó khăn cho một người nghệ sĩ nổi tiếng từ hồi còn sống ở trong nước, trong thời kỳ chiến tranh Quốc Cộng đến ngày Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, đến nay đã 40 mươi năm. Và hơn nửa thế kỷ làm nên tên tuổi lớn lao bên cạnh một tên tuổi lừng danh khác: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Thật khó có cặp ca nhạc sĩ nào nổi tiếng, được người nghe nhạc ‘Yêu và Ghét’ đến như vậy trong lịch sử âm nhạc hiện đại Việt Nam.

Dù cho bạn có thích hay không thích, hoặc vì quan điểm chánh trị có bất đồng đi chăng nữa, thì tên tuổi của Khánh Ly đã gắn liền với tên tuổi của người nhạc sĩ có tâm huyết, hết lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – qua những hoạt động đấu tranh đòi hỏi những thế lực tham chiến, phải chấm dứt một cuộc nội chiến tương tàn vừa qua. Hóa ra Trịnh Công Sơn là người đã phải hứng chịu hai làn đạn Quốc, Cộng lúc sinh thời!

Thiết nghĩ phải có một sự thôi thúc nào mãnh liệt ghê gớm ở trong lòng, mới khiến chị Khánh Ly quyết định đi về Việt Nam, nhất là trong lúc này, quân Tàu phỉ đang nhe nanh, dơ vuốt muốn nuốt trửng Biển Đông của chúng ta. Mà nhà cầm quyền hiện tại lại hèn nhát không giám đương đầu quyết liệt chống lại chúng. Nếu không vì tình yêu mến quê hương và người bạn thủy chung đã một thời tuổi trẻ làm nên tên tuổi cho chị, như có không ít lần, và mới đây chị bộc lộ  “Anh (TCS) là một nửa đời sống của tôi” thì có lẽ Khánh Ly sẽ không về? (Đây chỉ là một suy đoán riêng của một số người hâm mộ và của cá nhân người viết) Vì chuyện về nước của chị, đã gây nên một làn sóng ngộ nhận trái chiều bất lợi nhiều hơn là thuận lợi ở hải ngoại.

Dầu sao thì tên tuổi Khánh Ly có được ngày hôm nay, cũng là do những khán thính giả sống ở miền Nam Việt Nam tự do trước đây, và hiện đang sinh sống ở hải ngoại đã nuôi dưỡng và gắn bó, đồng thời một lần nữa làm nên tên tuổi cho chị mang tầm vóc quốc tế. Phải thế không?

Không ít người cho rằng, việc Khánh Ly về nước sẽ có ảnh hưởng đến việc đấu tranh chung của đồng bào hải ngoại đang nỗ lực đấu tranh đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam.

Việt cộng sẽ có lợi thế để rêu rao tuyên truyền trước dư luận ở trong nước và quốc tế, về Dân chủ Tự do và Nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Rằng việc gán cho Việt Nam không có tự do và nhân quyền là do một số phần tử phản động chống phá chế độ mà thôi, còn đại bộ phận người Việt hải ngoại đều ủng hộ chúng. Bằng chứng là nhiều ca nhạc sĩ đã về trình diễn ở Việt Nam mà không bị cản trở gì về phía nhà cầm quyền, cộng với một số người có tiếng đã về việt Nam làm ăn sinh sống.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét