khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Muội Cung - Tác giả Trần Trung Chính



Khoảng những năm 2008-2009, hai diễn viên hài hước Chí Tài và Hoài Linh thi nhau hát liên khúc (nhiều bài hát liên tiếp nhau). Chí Tài mới hỏi nghệ danh ca hát của Hoài Linh là gì ? Hoài Linh nói : “nghệ danh của tôi là THÁI GIÁM”. Chí Tài ngạc nhiên hỏi lại : “ Ủa, sao kỳ vậy ? Sao lại lấy tên là THÁI GIÁM ???”.

Hoài Linh giải thích nguyên do : “ Các nữ ca sỹ nổi tiếng suốt 50 năm qua là Thái Hằng, Thái Thanh, Thái Hiền, Thái Thảo…Tôi muốn khán thính giả VN nghĩ rằng tôi có liên hệ với các nữ ca sĩ nổi danh có chữ THÁI đứng đầu (danh xưng mới của VC là “Ăn Theo” còn thời của chúng tôi thập niên 1970 gọi là “ muốn ăn ké”) , mà kẹt mình là đàn ông nên phải chọn nghệ danh THÁI GIÁM có lẽ thích hợp nhất”


Ngày thứ bảy vừa qua, ngày 24 tháng 11 năm 2019, đọc tin tức trên VIỆT NAM NHẬT BÁO SAN JOSÉ, tôi thấy ông Đào Văn Bình quảng cáo cuốn sách mà ông vừa hoàn tất có tựa đề MÊ CUNG, giá 15 dollars / một cuốn, độc giả có thể mua trên AMAZONE on line , hoặc chi phiếu gửi về địa chỉ : Nga Bùi – 760 Mc Laughlin Ave – San José – CA 95116.

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa MÊ như sau : 1) Nghĩa thứ nhất ( động từ) : ở trạng thái cơ thể chỉ còn một phần hoặc mất hẳn khả năng nhận biết và đáp ứng với các kích thích. Thí dụ : ngủ mê, bệnh nhân lúc mê lúc tỉnh…

2) Nghĩa thứ hai (động từ) mơ . Thí dụ : nằm ngủ mê thấy những chuyện rùng rợn.

3) Nghĩa thứ ba (động từ) ham thích tới mức như bị cuốn hút hoàn toàn vào, không còn biết đến những cái khác. Thí dụ : mê gái, mê bài bạc , mê đọc tiểu thuyết , mê đá banh…

MUỘI (danh từ) : nghĩa đen = bụi đen mịn do khói sinh ra, thường đóng thành mảng lớn. Thí dụ : lau sạch muội ở bóng đèn , cọ muội nồi (muội đóng ở đít nồi). Nghĩa bóng “muội” = đen tối, thí dụ : “ám muội” = lén lút, không chính đáng.


MÊ MUỘI (động từ) : ở trạng thái mất tỉnh táo, mất sáng suốt và mất trí thông minh đến mức không còn ý thức được phải trái.

Tôi đã đọc vài truyện ngắn trong cuốn sách này (mà ông Đào Văn Bình đã phổ biến trên VIỆT NAM NHẬT BÁO SAN JOSÉ trước khi in sách), nhận xét của tôi là tác giả Đào Văn Bình quá “từ chương” chưa sống thật cho nên chỉ nhìn vào riêng lẻ những chuyện ngắn đó thì suy ra ông Đào Văn Bình “uyên bác” và “có kích thước lớn về mặt tư tưởng” (nhất là tư tưởng Phật Giáo).

Nhưng nhìn toàn thể cuộc đời của ông, nhìn qua những tác phẩm khác và nhìn kỹ những “thái độ chính trị” của ông với VNCH thì rất ứng hợp với câu thơ của văn hào Nguyễn Du :”NGHE QUA NGẬM ĐẮNG NUỐT CAY THẾ NÀO”.

Ông Đào Văn Bình viết sách MÊ CUNG, tôi chọn tựa đề bài viết này là MUỘI CUNG thay vì là PHÊ BÌNH SÁCH MÊ CUNG vì những điều trình bày trong các truyện ngắn thì không có gì để phê bình, MUỘI CUNG chỉ phê bình về nhận thức và ý thức của tâm trí ông Đào Văn Bình mà thôi (xin xem lại định nghỉa về MÊ MUỘI vừa nêu ở phần trên). Dĩ nhiên ông Đào Văn Bình và những khoa bảng PG Ấn Quang “đồng hành” với ông hoàn toàn có quyền tự do để phản bác các nhận xét của tôi và biện minh “chính nghĩa” của các ông. Tôi đoan chắc là các ông có thừa khả năng và bản lãnh để làm chuyện đó. Xin đừng im lặng vì độc giả rất cần thấu hiểu các vấn đề “rắc rối” của lịch sử Việt Nam nhất là những vấn đề liên quan đến 80% dân số của Việt Nam mà ở hải ngoại mới có thể trình bày minh bạch được.

Năm sinh của tôi là 1950, có thể nói là nhỏ tuổi hơn bất cứ cá nhân nào trong tập thể các khoa bảng PG Ấn Quang, chúng ta không nói những chuyện mà chúng ta đã từng tham dự hay đã từng chứng kiến thì mai sau thế hệ kế thế biết gì để tìm hiểu. Bọn VC chuyên môn tạo tin giả và những tài liệu giả (thí dụ như lý lịch và cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh chả hạn), cho nên những tay sai của VC hay chính cán bộ của VC sẽ không được tham dự trong cuộc tranh luận này.
Nhận xét thứ nhất : Ông Đào văn Bình hoàn toàn đứng hẳn vào phe PHẬT GIÁO ẤN QUANG , là phe nhóm gồm rất nhiều người mặc áo vàng hay áo nâu nhưng không phải là tăng sĩ Phật Giáo (người viết gọi chung là TẬP ĐOÀN TĂNG LỮ BÌNH TRỊ THIÊN). Phe PHẬT GIÁO ẤN QUANG tự hào là “đồng hành” với Cách Mạng (VC tự xưng chúng là Cách Mạng chớ không tự xưng là VIỆT CỘNG). Chính Thích Huyền Quang ( đệ tam Tăng Thống của PG Ấn Quang) tuyên bố trong những năm cuối thập niên 1970. Khi làm việc Thiện mà cá nhân mình không làm nổi phải rủ nhiều người khác góp tay góp sức với mình thì mới đáng được gọi là “đồng hành”. Trong khi bọn Việt Cộng là một bọn giết người + cướp của + cướp nước, thì danh xưng “đồng hành” phải được sửa là “đồng lõa” mới đúng.

Nhận xét thứ hai : ông Đào Văn Bình thiếu liêm sỉ của người trí thức , trước 30 tháng 4 năm 1975, ông không có dấu hiệu nào ủng hộ nhóm Ấn Quang, có lẽ là nếu bày tỏ sự ủng hộ nhóm Ấn Quang thì con đường công danh của ông không được hanh thông. Ngay cả khi đến Hoa Kỳ ông cũng chưa có dấu hiệu nào ủng hộ nhóm Ấn Quang, vì lẽ đó mà ông đã được bầu làm Chủ Tịch của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị. Cách nay vài năm khi ông là một trong những khoa bảng của nhóm Ấn Quang viết quyển sách Hòa Thượng Trí Quang Trong Cõi Ta Bà thì các anh em trong Hội Cựu Tù Nhân Chính đã xa lánh ông. Quyển sách này các ông khoa bảng PG đã xu nịnh nhà sư Trí Quang thái quá khiến cho một số người đã định nghĩa lại nhóm từ CÕI TA BÀ = Cõi của Ta và cõi của mấy Bà, nghĩa là hoàn toàn khác biệt với Cõi Ta Bà của Đức Đạt Lai Lạt Ma định nghĩa.

Nhận xét thứ ba : Ông Đào Văn Bình đã quá mê muội không thấy những sai phạm nghiêm trọng của Thích Trí Quang và tập đoàn lãnh đạo khối Ấn Quang. Khi QUY Y TAM BẢO (một thủ tục coi như chính thức được công nhận là một Phật Tử), mọi Phật Tử phải chấp hành NGŨ GIỚI , đó là :

3.1 Cấm sát sinh

3.2 Cấm trộm cướp

3.3 Cấm tà dâm

3.4 Cấm nói láo

3.5 Cấm uống rượu

Năm 1966, để chiếm đoạt chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo do Thượng Tọa Thích Tâm Châu đang nắm giữ, Thích Trí Quang sai đàn em lên kế hoạch sát hại Thượng Tọa Tâm Châu. Chuyện này Hòa Thượng Tâm Châu đã nêu trong Bạch Thư hồi 1993 chứ không phải do những người thù ghét PG Ấn Quang nêu ra. Người thực hiện việc mưu sát này là Bùi Ngọc Đường (hồi 1966 là một tu sĩ, sang HK cởi bỏ áo tu và là một trong những thủ lãnh của nhóm Giao Điểm, sinh sống tại Orange County). Người cứu thoát Thượng Tọa Thích Tâm Châu hồi 1966 là Luật Sư Hoàng Cơ Long, bào huynh của Tướng Hoàng Cơ Minh, hiện nay đang cư ngụ tại thành phố San José. Chắc chắn là ông Đào Văn Bình và nhóm khoa bảng PG Ấn Quang biết Luật Sư Hoàng Cơ Long và có thể hỏi ông về chuyện này.

Năm 1970, khi Viện Trưởng Viện Hóa Đạo là Thượng Tọa Thích Đức Nghiệp thì Việt Nam Quốc TỰ bị lâu la của Thích Trí Quang xua đuổi và chiếm mất Việt Nam Quốc Tự. 

Thượng Tọa Thích Tâm Giác đang là Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo ( và cũng là Chánh Đại Diện miền Vĩnh Nghiêm) được suy cử làm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thay thế Thượng Tọa Thích Đức Nghiệp. Ông đã dùng binh sĩ của Nha Tuyên Úy Phật Giáo và những võ sinh Judo của võ đường Quang Trung (nằm trên đường Phạm Đăng Hưng vùng Dakao) đánh đuổi bọn lâu la của Thích Trí Quang và chiếm lại Việt Nam Quốc Tự.

Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh lấy vợ là Cao Ngọc Phượng (bà này là em gái của nam ca sĩ Cao Thái, nổi danh trong những năm 1958- 1962 với giọng ténor đã hát bản Bambino và Mexico tại các phòng trà ở Sài Gòn). Thái Tử Tất Đạt Ta từ bỏ ngai vàng, cung điện, vợ con “xuất gia tầm đạo”, Thích Nhất Hạnh làm ngược với những gì Thái Tử Tất Đạt Ta đã làm. Tuy vậy vẫn mặc áo tu sĩ đi rao giảng Phật Pháp, rồi cũng tự tuyên bố bỏ chữ Thích và Thượng Tọa, y ta tự xưng là Thiền Sư Nhất Hạnh mà thôi. Tôi gọi Thích Nhất Hạnh là phạm giới cấm tà dâm vì không có ai hay giáo hội nào dám thay đổi giới luật đã có từ hơn 25 thế kỷ để cho phép Thích Nhất Hạnh làm chuyện bậy bạ đó Nếu ông ta thấy cuộc đời tu trì không còn thích hợp, hãy cởi bỏ áo tu trở về đời thường , đâu có ai cấm, giống như ông Phạm Công Thiện khi đang là chủng sinh ở Nha Trang, ông bỏ Thiên Chúa Giáo sang tu bên Phật Giáo, rồi tới 1974, ông cởi bỏ luôn áo tu PG trở về đời thường lấy vợ sinh con…

Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, Nhất Hạnh còn nói láo là bom Mỹ đã sát hại 300,000 thường dân tại Bến Tre trong Tết Mậu Thân 1968. Không có giới chức nào trong Giáo Hội PG Ấn Quang lên tiếng phản bác về chuyện này và ngay chính tập thể các khoa bảng PG như các ông cũng “im lặng”. Nhiều viên chức VNCH đã lên tiếng bác bỏ sự nói láo vĩ đại của Nhất Hạnh, bởi vì :

A- Quả bom nguyên tử nổ ra tại Hiroshima hồi 1945 cũng chỉ sát hại có 170,000 người. Vậy quả bom nào giết tới 300,000 người tại Bến Tre hồi Tết Mậu Thân 1968 ?

B- VNCH chỉ có 3 thành phố lớn : Sài Gòn với 3.5 triệu dân, Đà Nẵng với 170,000 dân, Cần Thơ với 120,000 dân vào thời điểm 1968. Làm sao có chuyện thành phố Bến Tre có tới 300,000 dân bị giết bởi quả bom do Không Quân HK thả ?

C- Các số liệu về thống kê dân số đều có lưu trữ và thông báo trên Công Báo của CP/VNCH.

Thich Trí Quang và Thích Nhất Hạnh vi phạm giới cấm như vừa kể, xét ra không có tư cách được thừa nhận là Phật Tử huống hồ ông Đào Văn Bình và các bạn “đồng hành” của ông tôn vinh 2 ông “thầy chùa “ này là “tôn sư” thì chứng tỏ PG đã suy thoái trầm trọng. Do đó, tôi không ngạc nhiên khi thấy tượng Hố chí Minh (gây tội ác gấp trăm lần Thích Trí Quang và Thích Nhất Hạnh) được bọn “sư quốc doanh” vinh thăng thành Bồ Tát và đặt trước tượng Phật Thích Ca tại một số chùa.

Nhận xét thứ tư: Ông Đào Văn Bình luận việc chính trị không theo lý trí, bênh vực Thích Trí Quang và Khối Ấn Quang theo cảm tính của sự việc “nghĩa thầy trò”. Có lẽ ông Đào Văn Bình và các “đồng hành” của ông tin rằng Thích Trí Quang và Giáo Hội PG Ấn Quang sẽ cấp certificate để cho ông được lên NIẾT BÀN chăng? Tất cả những phát ngôn và paperworks của phái đoàn PG Ấn Quang tại Hội Nghị Hòa Bình nhóm họp tại Tokyo hồi 1968 – 1970 vẫn còn đó : lập trường và quan điểm của Giáo Hội PG Ấn Quang giống lập trường và quan điểm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tức là Việt Cộng) tới hơn 90%. Bây giờ 2019, các ông vẫn còn gân cổ lên cãi lấy được là Thích Trí Quang và Giáo Hội PG Ấn Quang không làm tay sai cho VC !!!

Nhận xét thứ năm : Ông Đào Văn Bình có tới 2 văn bằng cấp Đại Học : Cử Nhân Luật và Cao Học Hành Chánh, các “đồng hành” với ông Đào Văn Bình hầu hết có văn bằng Tiến Sĩ thứ thiệt (chớ không phải văn bằng hàm thụ) như Tiến Sĩ Cao Huy Thuần, Tiến Sĩ Thái Kim Lam, Tiến Sĩ Tạ Văn Tài, Tiến Sĩ Huỳnh Tấn Lê, Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn, Tiến Sĩ Cao Văn Hở…vậy mà các ông không có “suy nghĩ độc lập”, lúc nào cũng nói và làm theo ý của “quý thầy lãnh đạo Giáo Hội” như là : Hoa Kỳ và VNCH là nguồn gốc của cuộc chiến Việt Nam. Một suy nghĩ đơn giản là nếu Hoa Kỳ gây chiến tại Việt Nam thì chắc là Hoa Kỳ ra lệnh cho Hồ chí Minh thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Hà Nội vào năm 1959 phải không ?

Xa hơn nữa , vào năm 1954, các nhà khoa bảng của PG Ấn Quang cho rằng Hoa Kỳ âm mưu chia cắt Việt Nam qua Hiệp Định Genève và ủng hộ chính phủ Ngô Đình Diệm chống phá Cách Mạng bằng cách không chịu Hiệp Thương vào năm 1956. Nhưng ông Đào Văn Bình đậu tới 2 văn bằng Đại Học lại không biết rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đại diện đã không ký vào Hiệp Định Genève 1954 cơ mà. Xin ông minh xác cho độc giả biết sự việc này, nếu ông xác nhận là ông không biết thì xin ông đem 2 văn bằng của ông về VN cho dân homeless “chùi đ…” (dân homeless ở Mỹ không chùi bằng giấy văn bằng của ông)

Nhận xét thứ sáu : Các khoa bảng của PG Ấn Quang tự xưng là Phật Tử thuần thành , mở miệng ra hay viết lách là dẫn chứng đủ thứ kinh điển, thực ra chỉ để khoe với các phật tử ít học tài biết nhiều của họ trong khi tôi nhận xét là các ông bà khoa bảng này chẳng hiểu gì về PHẬT GIÁO cả.

Thế kỷ thứ 6, nhà sư Trần Huyền Trang đời nhà Đường bên Trung Hoa đi Ấn Độ thỉnh KINH TAM TẠNG (nhà văn Ngô Thừa Ân mãi tới thế kỷ 14 đời nhà Minh dựa theo chuyến đi của nhà sư Trần Huyền Trang mới sáng tác quyển truyện TÂY DU KÝ mà người Việt Nam chúng ta ai ai cũng biết).Kinh TAM TẠNG gòm có :

1. PHẬT TẠNG : khi Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng không có ai ghi chép hay thâu băng cassette như bây giờ. Sauk hi Đức Phật Thích Ca qua đời, đại đệ tử của Đức Phật là ông A NAN và ông CA DIẾP mới cùng nhau nhớ lại những lời Phật giảng và ghi vào sách vở. Vậy Kinh PHẬT TẠNG là sách ghi lại những lời Phật nói, dĩ nhiên khi hoàn tất xong, KINH PHẬT TẠNG sẽ cố định.

2. LUẬN TẠNG : bộ kinh này là ghi lại những suy luận , suy nghĩ của các nhà học thuật Phật Giáo của đủ mọi tông phái. Vì vậy LUẬN TẠNG càng ngày càng mở rộng , càng ngày càng có nhiều trước tác của các triết gia, các giáo sư đại học, các nhà nghiên cứu về Phật Giáo …Theo như nhà nghiên cứu LÊ HUY TRỨ, từ thế kỷ 15, Phật Giáo Trung Hoa và Phật giáo VN đã không còn cao tăng nào viết thêm về LUẬN TẠNG nữa. Trong cái rủi có cái may, các đế quốc Tây Phương mở rộng đế quốc qua chủ nghĩa thực dân, mục đích chính là đi tìm nguyên liệu cung ứng cho kỹ nghệ đang phát triển của họ ( Anh, Pháp, Đức , Hòa Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…) . Bên cạnh các quan lại thực dân là các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo và các học giả về triết học đi đến các thuộc địa để truyền giáo và nghiên cứu triết học. Học giả LÊ HUY TRỨ chứng minh rằng các nhà sư Việt Nam thời VNCH hiểu nhiều về PHẬT GIÁO qua lăng kính của các học giả Tây Phương nhiều hơn là qua các kinh điển của Trung Hoa.

Các ông khoa bảng PG của Khối Ấn Quang khen ngợi phong cách của Thích Trí Quang, Thích Quảng Độ, Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) đã và đang dịch những bộ kinh, phải chăng các nhà sư ấy đang trốn chạy dòm ngó của “công an tôn giáo” của VC. Và cũng vì khả năng triết học hạn hẹp nên không có ông nào viết nổi LUẬN TẠNG như các giáo sư của Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức …mà chúng ta đã biết.

3.LUẬT TẠNG : bộ sách ghi lại những giới luật của Phật Giáo dành cho các cư sĩ , tăng sĩ…Cá nhân tôi nghĩ rằng bộ Luật Tạng rất cần phải sửa đổi, vì hiện tượng “sứ quân” của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại và không có thế hệ tăng sinh kế tục cho lớp tu sĩ già nua ra đi theo tuổi tác là những vấn đề cần phải được quan tâm. Trong khi đó, ông Đào Văn Bình và các khoa bảng PG của khối Ấn Quang đã ra sức đánh bóng và tuyên truyền cho các nhà sư ra đi vì tuổi tác mà không có giải pháp nào cho lớp tăng sinh kế thế. Hy vọng rằng khi đọc được lời phê bình của tôi, các ông chớ vội cho rằng tôi đánh phá Phật Giáo của chúng ta. Mong mỏi như thế nhưng không dám kỳ vọng nhiều.

Có một anh bạn Phật tử đàn em của tôi hỏi tôi rằng QUY Y : PHẬT, PHÁP, TĂNG nghĩa là sao ?. Xin ghi lại lời giải đáp như sau :

QUY Y PHẬT : hướng tới đức tính “minh tâm”  đức tính trong sáng tự trong lòng) của Đức Phật

QUY Y PHÁP : hướng tới sự minh triết trong tư duy về nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan của Đức Phật.

QUY Y TĂNG : hướng tới sự thanh tịnh của người tu sĩ.
Đạo Phật là Đạo Cứu Khổ, Đức Phật Thích CA đã đưa ra chu trình SINH, LÃO , BỆNH , TỬ là quy trình bất biến dành cho tất cả chúng sinh (không miễn trừ một ai). Vậy khi con người ra đi khỏi cuộc đời này mà tâm hồn thanh thản không còn vướng mắc bất cứ loại gì, tức là “tự mình giải thoát cho chính mình vậy”



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét