khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Tàu Cộng giành đất với Úc



Việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đã vô lý, nhưng hành vi vô lý của nước này dường như không có giới hạn: Trung Quốc đang chỏ mõm tranh giành quyền quản lý Nam Cực với Úc.

Tuyên bố ngày 26.7.2019 tại Hội nghị toàn cầu về Nam Cực tại Cộng hòa Czech, Trung Quốc đòi được quyền quản lý khu vực núi tuyết “Dome A” mà Úc đã tuyên bố chủ quyền. Đây là vùng có độ cao 4000 mét so với mục nước biển và là nơi tốt nhất trên trái đất để đặt trạm thiên văn quan sát không gian và hiện Trung Quốc muốn tiến hành “một số công trình xây dựng” tại đây.

Nhưng vị trí này lại là vùng nằm sâu trong vùng Úc đã tuyên bố chủ quyền và Bộ Ngoại giao Úc đã bác bỏ ngay lập tức, cho rằng đòi hỏi của Trung Quốc hoàn toàn vô lý, không có điểm nào phù hợp với Hiệp định Nam Cực (Antarctic Treaty) mà thế giới đã đồng ý.

Từ lâu Úc đã khẳng định chủ quyền của mình trên 42% diện tích Nam Cực dựa trên sự ràng buộc lâu đời giữa lục địa Úc với lục địa Nam Cực dựa trên những nỗ lực thám hiểm và khám phá vào đầu thế kỷ 20. Úc cũng là một trong 12 nước đầu tiên ký vào Thỏa ước Nam Cực vào năm 1959, theo đó phải giữ châu lục này thành vùng bảo tồn: nghiêm cấm mội việc khai thác mỏ và đặt căn cứ quân sự.

Phát biểu hôm 26.7.2019 tại hội nghị trên ông Tony Press, cựu Cục trưởng Nam Cực của Úc (Australian Antarctic Division), khẳng định rằng Dome A hoàn toàn nằm trong vùng chủ quyền của Úc và không ai có quyền điều đình để đòi quyền hoạt động.

Tham vọng của Trung Quốc

Tham vọng này bộc lộ rõ nhất từ Giáng Sinh năm 2013 khiến cả thế giới chú ý, sau khi tàu Nga và Trung Quốc bị kẹt tại Nam Cực, phải nhờ đến tàu Úc vả tàu Mỹ giải cứu.

Thoạt đầu tàu khảo cứu khoa học Akademik Shokalskiy của Nga đến Nam Cực, bị mắc kẹt trong băng ngay trước lễ Giáng Sinh (24.2.2013). Tàu Akademik Shokalskiy chở tổng cộng 74 người, bị mắc kẹt tại vị trí cách Tasmania hơn 2,700 km về phía nam, cách trạm nhiên cứu Dumont D’Urville của Pháp ở châu Nam Cực khoảng 185 km.

Thế là Trung Quốc “ra tay anh hào”. Để chứng tỏ vai trò cường quốc và sự “hiện diện tích cực” của mình tại Nam Cực, Trung Quốc lập tức điều tàu phá băng Tuyết Long đến giải cứu. Tuy nhiên ngày 3.1.2014 tàu này bị bị một tảng băng trôi dài một cây số kẹp cứng, thúc thủ tại chỗ o phải báo động cầu cứu. Tàu Úc đến cứu nguy cho thủy thu đoàn trước và mãi đến ngày 7.1.2014 tàu này mới thoát khỏi lớp băng dày và ngày 13.1.2013 mới về đến được cảng Bluff ở cực nam New Zealand.

Sự lăng xăng của Trung Quốc – là quốc gia thuộc Bắc Bán Cầu – tại Nam Cực cho thấy vùng địa cực giàu tài nguyên này đang bị cường quốc già xổi nhưng đói tài nguyên này nhỏ dãi thèm thuồng.
Biết mình không có địa thế thuận lợi trực tiếp đối với Nam Cực nên Trung Quốc đã tìm cách đi đường vòng để tham gia vào cuộc chạy đua và từ bây giờ đã chuẩn bị cho tương lai xa.

Nếu khẩu hiệu về “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” bị người Việt Nam sửa chữa để diễn tả đúng bản chất là “Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai” thì những gì Trung Quốc đang làm tại Nam Cực cũng có thể diễn tả bằng ý tương tự: “Mua chuộc đường vòng, chuẩn bị đường dài, thôn tính tương lai.”

Tại Biển Đông, Trung Quốc luôn bác bỏ Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) và trưng dẫn những về “bằng chứng lịch sử” mơ hồ để đòi hỏi “chủ quyền lưỡi bò” thì tại Nam Cực, Trung Quốc làm điều ngược lại.

Tại đây Trung Quốc luôn viện dẫn UNCLOS và không ngó ngàng gì đến những “bằng chứng lịch sử” của một nước cận cực như Úc.

Hiện tại, giới học giả Trung Quốc đã gân cổ lên cãi rằng theo UNCLOS thì Nam Cực là tài sản chung của nhân loại, mà Trung Quốc cũng là… một phần của nhân loại, do đó hoàn toàn có quyền hưởng lợi.

Hiện tại Trung Quốc là nước làm ô nhiễm khí quyển hàng đầu thế giới nhưng luôn luôn làm ngơ trước vận động ấn định hạn ngạch khí thải để giảm hiện tượng thiểu biến đổi khí hậu, vì điều này sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của mình. Trong khi đó thì Trung Quốc lại la làng về hậu quả của biến đổi khí hậu, kêu ca rằng hiện tượng này gây ảnh hưởng đến tình trạng an ninh lương thực của Trung Quốc, đặc biệt là lũ lụt ở vùng duyên hải ngày càng cao hơn.

Theo lập luận này thì thiệt hại này là do băng tại Nam Cực và Bắc Cực tan ra khiến nước biển dâng cao, mà nếu Trung Quốc đã bị thiệt thòi do những tác động từ hai địa cực này thì Trung Quốc cũng phải được chia phần từ mối lợi từ hai địa cực!

Nhưng nói theo lý lẽ này thì nước Úc phải hưởng phần lớn nhất tại Nam Cực. Nếu Nam cực đang bị tan băng thì nước Úc đang bị đe dọa hơn ai hết.

Song song với trò đánh giặc miệng, Trung Quốc đã tăng cường hoạt động nghiên cứu để chứng tỏ sự hiện diện của mình tại Nam cự.

Khi xảy ra vụ tàu Tuyết Long thì truyền thông Úc dẫn số liệu từ năm 1985 đến năm 2012, ghi nhận rằng trong khi tiến hành chỉ 5 cuộc thám hiểm Bắc cực, Trung Quốc lại thự chiện đến 28 cuộc thám hiểm Nam cực và đã bỏ tiền ra sắm hai tàu phá băng.

Ngoài ra Trung Quốc hăng hái đưa đại diện tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và hội thảo: ở đâu có vấn đề khoa học liên quan đến Bắc cực và Nam cực là ở đó có Trung Quốc. Để làm được điều này, Trung Quốc đang đầu tư mỗi năm khoảng 60 triệu Mỹ kim mỗi năm cho việc nghiên cứu địa cực và xây dựng một Trung tâm nghiên cứu Bắc cực – Bắc Âu ở Thượng Hải.

Chính vì thế nên từ từ lâu giới nghiên cứu chiến lược Úc đã lên tiếng báo động, cho rằng chính phủ liên bang phải coi chừng, bằng không sẽ đánh mất vị trí dẫn đầu của mình tại lục địa Nam Cực và mất dần quyền lợi.

Cuối năm 2016 ông Anthony Bergin, phân tích gia của Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute: ASPI) báo động là Nga và Trung Quốc đang tính chuyện lâu dài, đặt nền móng cho tham vọng khai thác tài nguyên ở đây, và nếu chính phủ tiếp tục cắt giảm mãi ngân sách cho việc nghiên cứu Nam cực, vị thế của Úc sẽ lỏng lẽo dần.

Điều đáng nói là năm 2014 chính Úc đã có hành động “nuôi ong tay áo” khi mở cửa cho Trung Quốc tiến vào Nam Cực.

Đó là năm 2014 khi Úc và Trung Quốc ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về tăng cường hợp tác ở Nam Cực. Văn kiện này được tổng trưởng môi sinh hai nước ký tại Hobart khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm tiểu bang Tasmania ngày 18.11.2014.

Lúc đó nguyên Tổng trưởng Môi sinh Greg Hunt cho biết thỏa thuận mới bao gồm cam kết sử dụng tiểu bang Tasmania, như là một cửa ngõ vào Nam Cực.

Cảng biển ở thành phố Tasmania đã được các tàu quốc tế sử dụng để chuẩn bị cho hành trình tiến về phương Nam làm công tác nghiên cứu.

Nam Cực và Châu Nam Cực

Nam Cực là điểm cực nam, nơi giao nhau của các đường kinh tuyến, là điểm xuyên tâm đối của Bắc Cực.

Còn Châu Nam Cực (Antartica) là lục địa nằm xung quanh điểm cực Nam này, bao bọc xung quanh là Nam Băng Dương. Châu Nam Cực rộng 14 triệu cây số vuông và là là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% bề mặt châu lục này được bao phủ bởi lớp băng có bề dày trung bình là 1.9 cây số. Đây là lục địa lạnh nhất với nhiệt độ có lúc xuống đến −89 °C, khô nhất, nhiều gió nhất, và có độ cao trung bình cao nhất trong tất cả các lục địa.

Không có cư dân bản địa tại đây nhưng hàng năm vẫn có khỏang từ 1,000 đến 5,000 người làm việc, chủ yếu là các khoa học gia và nhà khí tượng học. Tại đây chỉ có các vi sinh vật và thực vần chịu lạnh trong đó có chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước.

Hiệp ước Nam cực (Antarctic Treaty) đuợc 12 quốc gia ký ngày 1.12.1959 tại thủ đô Washington. DC của Mỹ, đưa ra những quy định để bảo vệ toàn bộ vùng đất và khối băng từ vĩ độ 60 Nam đến điểm cực Nam.

Mười hai quốc gia đầu tiên là Mỹ, Argentina, Úc, Bỉ, Chile, Pháp, Nhật, New Zealand, Na Uy, Nam Phi, Liên Xô và Anh. Đây là những nước tích cực tham gia hoạt động trong Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế (International Geophysical Year – IGY) 1957-58, họ đã chấp nhận đề nghị của Mỹ về một giải pháp quốc cho Nam Cực cho mục đích nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự.

Kể từ đó các quốc gia này đã thiết lập hơn 50 trạm nghiên cứu tại châu Nam Cực.

Ra đời trong hòan cảnh Chiến tranh Lạnh, đây là điều ước kiểm soát vũ trang đầu tiên và biểu tượng cho sự thành công ngọai giao. Hiệp ước này chính thức có hiệu lực vào năm 1961 và đến nay có 47 quốc gia thành viên tham gia với các hiệp định bổ sung, gộp thành Hệ thống Hiệp ước Nam Cực (gọi tắt là ATS Antarctic Treaties System). Từ tháng 9 năm 2004, Thư ký đòan của Hiệp ước Nam Cực có trụ sở tại Buenos Aires, Argentina.

Mục tiêu chính của hệ thống hiệp ước là bảo vệ lợi ích của nhân loại tại châu Nam Cực và chỉ khai thác cho các mục đích hòa bình và tránh biến khu vực này thành nơi tranh chấp quốc tế. Hiệp ước nghiêm cấm bất cứ biện pháp có tính chất quân sự cho phép sự xuất hiện của lực lượng quân đội khi cần thiết.

Hiện đã có một số quốc gia tuyên bố chủ quyền tại đây gồm Argentina, Úc, New zealand, Chile, Pháp, Na Uy, Anh.

Nam Cực bị đe dọa

Bằng kiến thức khoa học phổ thông ai cũng biết rằng Nam cực lạnh hơn Bắc cực. Bắc cực là một biển phủ đầy băng đá trong khi đó thì Nam cực là một lục địa rất lớn gọi là “đại lục thứ bảy” của thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu cây số vuông. Nếu như lớp áo băng Nam cực dầy trung bình khoảng 1,700 mét thì ở Bắc cực lớp băng này chỉ dày từ 2 đến 4 mét mà thôi. Lý do là vào mùa hè, một phần băng tan ra nước và nước hút nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn so với tuyết vì nước đá vốn phản chiếu ánh sáng mạnh. Vì nước có khả năng cầm trữ nhiệt nên làm băng tan. Vì thiếu nước nên Nam cực có khả giữ nhiệt rất kém, có lớp băng dày nhiều kilômet nằm trên một nền đá và lục địa khổng lồ này, với nhiều núi cao, bị cô lập với ảnh hưởng đại dương trở thành nơi lạnh nhất trên Trái đất.

Suốt một thời gian dài, giới khoa học chỉ báo động nguy cơ tan băng tại Bắc cực vì tình trạng ấm lên của trái đất chứ không hề đề cập tới Nam cực. Tuy nhiên từ năm 2009 các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng những số liệu mà vệ tinh đo được cho thấy Nam cực đang ấm lên. Theo đó thì tình trạng ấm lên của Nam cực xuất phát từ những xáo trộn ở tầng điện ly (ozone), tạo ra một lỗ thủng ở đây.

Năm 2014 giới khoa học Úc báo động về một mối đe dọa khác. Ông Martin Riddle một nhà môi trường học hàng đầu của Úc, cho hay Nam Cực cần phải được bảo vệ tốt hơn để khỏi bị phương hại vì số khách du lịch và các nhà nghiên cứu đổ đến nơi này càng lúc càng nhiều.

Ông Riddle cho biết sự hiện diện của con người, vốn đang mỗi lúc một nhiều, đang đe dọa tình trạng đa dạng sinh học độc đáo của Nam Cực. Đây được xem là một trong những khu vực hoang dã thực sự cuối cùng của Trái đất, hoàn toàn không bị ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên, phát triển đô thị đồng thời cũng là địa điểm được bảo vệ như một khu bảo tồn thiên nhiên.

Ông phát biểu: “Thậm chí việc đi trên thảm rêu sẽ để lại dấu chân và dấu chân này sẽ tồn tại trong nhiều thập niên, nếu không nói là hàng thế kỷ”.

Hơn 40 ngàn người đã tới thăm viếng Nam Cực mỗi năm và số này ngày càng phát triển trong lúc có thêm nhiều cơ sở nghiên cứu đang được xây dựng. Trong khi đó hầu hết các hệ thực vật và động vật ở Nam Cực đều tập trung ở vùng ven biển không đóng băng của lục địa này, vốn là nơi đa số người dân đến thăm.

Nghị định thư Madrid đặt ra những điều khoản cho Khu Bảo tồn Đặc biệt; tuy nhiên một nghiên cứu mới cho thấy chưa tới 2% khu vực không đóng băng được bảo vệ đầy đủ.

Nghiên cứu kết luận rằng cần phải bảo vệ tốt hơn những khu vực này; tuy nhiên các nhà nghiên cứu lo ngại rằng có thể sẽ mất nhiều năm trước khi người ta thực hiện bất kỳ hành động bảo vệ nào.

Bây giờ thì Nam cực còn bị đe dọa bởi tham vọng của Trung Quốc, là nước khét danh về “tài” đến đâu là xả rác đến đó. Trung Quốc đang đe dọa Nam cực về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng khi đang ráo riết thực hiện các cuộc “nghiên cứu khoa học” để chứng tỏ rằng mình cũng có quyền chia phần.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét