khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Nguyễn hà Phan (1933-2019) nằm trong Câu Lạc Bộ "Điệp Viên Hoàn Hảo" trong đó có Phạm xuân Ẩn là thành viên?





NGUYỄN HÀ PHAN (SÁU PHAN)

 
Sinh năm 1933 tại xã Châu Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tên thật là Phạm Văn Khoa.

Ông đã đảm đương các trọng trách sau:
 
- Sau ngày 30-4-1975: Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Cần Thơ.
 
- Năm 1976: Khi thành lập tỉnh Hậu Giang, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
 
- Năm 1978: Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
 
- Năm 1983: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
 
- Tháng 12-1986: Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.
 
- Năm 1987: Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
 
- Năm 1989: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
 
- Tháng 6-1991: Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
 
- Tháng 1-1994: Tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
 
Ông là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII và IX. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII (1981-1987), ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX (1992-1997) ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội.
 
Do sai lầm trong thời gian làm công tác binh vận, nên tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (4-1996), ông đã bị kỷ luật khai trừ Đảng và tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX (10-1996) đã quyết nghị bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và đại biểu Quốc hội của ông.



Lời dặn dò cũa ông Nguyễn hà Phan vào cuối đời:
 
 
 
 

 Nguyễn Hà Phan – gián điệp của CIA leo lên được sâu nhất trong bộ máy nhà nước Việt Nam  


 
Trong chiến tranh Việt Nam, ông làm phục vụ ở nhà tù VNCH. Sau giải phóng, Nguyễn Hà Phan đã được Mỹ hậu thuẫn đóng giả trà tù binh và trộn vào nhóm tù binh cách mạng của Việt Cộng bị bắt. Phan từng giữ nhiều chức vụ lớn như chủ tịch ủy ban nhân dân Hậu Giang, Bí Thư Hậu Giang, Trưởng Ban Kinh Tế TW, Phó chủ tịch Thường trực Ban Bí thư …
 
 
Phan được Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Văn Linh hồi ấy tin tưởng và ủng hộ vận động cho Phan lên làm thủ tướng. Theo dự đoán nếu không bị lộ 10 năm nữa nhiều khả năng sẽ lên tổng bí thư. Đến khi TBT Nguyễn Văn Linh viết hồi kí. Vốn là người cẩn thận, ông Linh khi viết hồi kí ông luôn tìm nhân chứng để tạo sự thuyết phục. Tuy nhiên số cán bộ trong tù bị bắt cùng ông đã bị giết sạch chỉ còn Phan. Ông Linh bấy giờ mới đặt nghi vấn cho Phan. Theo trí nhớ của TBT Nguyễn Văn Linh thì trong số lính trong nhà tù có một tên lính đã đánh ông, nhưng ông lại không nhớ mặt. Tên lính này khiến ông Linh mường tượng về Phan. Ông Linh vẫn nhớ trên lưng hắn có vết sẹo, ông Linh đã liên kết với đồng chí Đỗ Mười (bấy giờ là Uỷ viên Bộ Chính trị) tổ chức cho Phan đi tắm biển để theo dõi thì đúng là trên người hắn có vết sẹo như TBT Nguyễn Văn Linh đã đặt nghi vấn, Nguyễn Hà Phan lúc đó đã lộ rõ mặt thật của mình.
Vào năm 1996 trong một buổi sáng ông Phan đã có 1 loạt đơn tố cáo, bị khai trừ khỏi đảng và tước hết mọi chức vụ sau đó bị quản thúc đến cuối đời để tra hỏi.
 
Trường hợp của Phan là trường hợp mật vụ CIA gài sâu nhất trong cơ quan nhà nước Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam đã kịp khai trừ để không xảy ra hệ lụy. Sau vụ Nguyễn Hà Phan chính quyền Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc điều tra bí mật với các Việt Kiều tại Mỹ xem ai đã báo tin này.
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét