khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Sài Gòn chưa hết ngập vì 'chọn sai cách'?




Đến Hẹn Lại Lên: lụt tphcm, 19/5/2018


Mạng xã hội dấy lên tranh cãi về báo cáo của Trung tâm Chống ngập TP. Hồ Chí Minh gửi Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh về tình trạng ngập lụt sau cơn mưa lớn vào chiều 19/5.
Văn bản này cho hay, thành phố chỉ có 10 "điểm ngập" với chiều sâu từ 0,10 m đến 0,25 m, tổng diện tích ngập từ 640 m2 đến 3.500 m2.

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện "tình trạng tụ nước" trên 22 tuyến đường, sau khi mưa tạnh từ 10 đến 20 phút thì nước rút hết nên không được tính là "điểm ngập".

Cùng thời điểm, truyền thông Việt Nam cũng cho hay, dự án chống ngập có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh "đã tạm dừng thi công do nguồn vốn chậm được giải ngân".

 

'Công trình con nhà giàu'


Hôm 24/5, trả lời BBC, ông Cù Mai Công, một nhà báo sinh ra ở Sài Gòn và là tác giả sáu tập sách Saigon By Night, cũng như có quá trình tham gia đào kênh Tham Lương từ cuối thập niên 1970, nói: "Hiện nay, theo thông tin mới nhất của Trung tâm Điều hành hành Chống ngập nước TP.Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố cần kinh phí gần 73.400 tỷ."

"Nhưng tới giờ chỉ mới có hơn 26.850 tỷ đồng, thiếu hơn 46.500 tỷ đồng. Vậy nhưng người ta vẫn cứ đeo đuổi những công trình con nhà giàu như hệ thống cống ngăn triều chống ngập 10.000 tỷ đồng do Tập đoàn Trung Nam thực hiện, rồi hàng trăm hồ chứa ngước ngầm ở nhiều nơi trong thành phố được liên kết với Nhật."

"Công trình hệ thống cống ngăn triều chống ngập 10.000 tỷ đồng thì Tập đoàn Trung Nam tuyên bố ngưng làm, dù theo kế hoạch ban đầu thì đến tháng 4/2018 là xong và không biết bao giờ mới làm lại vì không được giải ngân."

"Còn hàng trăm hồ chứa nước ngầm ở khắp nơi giờ cũng chưa có cái nào, do nhiều nguyên nhân: nguồn vốn, sự phản đối của ngay địa phương nơi đào hồ như như hồ dự tính đào ở Bàu Cát, Tân Bình... Siêu máy bơm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh bây giờ chưa hiệu nghiệm vì khi có mưa lớn thì vẫn ngập khu vực này."

"Nghĩa là các công trình chống ngập hiện đại, máy móc, đồng nghĩa với tiền bạc tính hàng chục ngàn tỷ coi như không ngăn được TP.Hồ Chí Minh ngâp càng lúc càng nặng hơn. Trong khi dư luận chung đòi hỏi chống ngập theo kiểu tự nhiên, sinh thái, tận dụng ưu thế của Sài Gòn là thành phố của sông nước, kênh rạch."

"Dù thực tế, có những cái chúng ta không thể "hồi tố" được như việc những khu từng là nơi thoát nước của Sài Gòn nay là Phú Mỹ Hưng, Đầm Sen, khu dân cư D2, Văn Thánh., Miếu Nổi... Đó là chưa kể hàng trăm kênh rạch đã bị lấp thành khu dân cư."

 

Giải pháp là gì?


Theo ông Cù Mai Công, có giải pháp chống ngập "đơn giản mà hiệu quả hơn máy móc và không tốn kém bằng các công trình chống ngập hiện đại hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng".
Ông nói: "Rõ nhất là nạo vét kênh rạch ,một công việc cần làm đều đặn hàng năm. Ví dụ, hệ thống Nhiêu Lộc dài hàng chục km, rộng trung bình 30m-40m, nếu đào sâu thêm 1-2m, hệ thống kênh này có thể chứa thêm hàng triệu m3 nước mưa. Và TP.Hồ Chí Minh còn hàng chục, hàng trăm con kênh có thể đào sâu hơn, nạo vét hơn."

"Thậm chí, nếu cần, TP. Hồ Chí Minh có thể phục hồi lại một số kênh rạch, như vừa qua đã làm ờ kênh Hàng Bàng ở quận 6: giải tỏa nhà trên con kênh bị lấp và phục hồi nó."

"Còn nếu lấy cái lõi của sân vận động Phú Thọ 300.000m2 để đào hồ chứa nước thì có thể chứa được 1,5 đến 2 triệu m3 nước. Làm được như vậy thì đơn giản và hiệu quả cả siêu máy bơm tốn kém ở đường Nguyễn Hữu Cảnh."

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn được báo Người Lao Động hôm 22/5 dẫn lời: "Khi cấp phép xây dựng nhà cao tầng tại những khu vực có địa hình cao như quận 12, Gò Vấp..., cơ quan chức năng cần yêu cầu chủ đầu tư phải giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm cùng với thành phố đầu tư hạ tầng để bảo đảm giao thông, chống ngập."

"Các dự án chống ngập tại TP. Hồ Chí Minh hiện chỉ mang tính chất cục bộ, chưa có sự kết nối nên phải cần có một "nhạc trưởng" để phối hợp các dự án quy hoạch này. Nên khoanh vùng, đặt thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án chống ngập và công khai cho người dân biết và giám sát," ông Sơn nói.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét