khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

Trương Minh Tam, tháng đầu ở xứ Mỹ




PV hãng tin TMT: Thấy bảo đi vừa đi loanh quanh nước Mỹ một tháng hả? Cảm xúc chuyến đi là gì?

TMT: Ôi dào, cứ tưởng Mỹ thì thế nào chứ hoá ra chả có cái con mẹ gì hay ho cả. Thật đúng là: Chửa đi chửa biết xứ đông/ Đi cho khốn khổ thân ông thế này. Bởi sao, bởi nó đúng ý chang như anh chàng nhà văn Lê Lụu 20 năm trước tếu táo bảo với chàng nhà thơ Trần Đăng Khoa rằng: ở Liên xô tôi lại tưởng Liên xô là Mỹ và khi ở Mỹ thì tôi cứ nghĩ Mỹ là Liên Xô. Hai mươi năm sau, hôm nay, tôi-thằng TMT cũng: Ở Việt Nam tôi cứ nghĩ là đang ở Mỹ, khi đến Mỹ rồi tôi lại cứ nghĩ mình đang ở Việt Nam.

PV TMT: Nghĩa là thế nào? Nói rõ ra đi! Hãm vừa thôi? Hay là tâm thần?

TMT: Điên! Đang điên đấy? Mà chỉ có thằng ngu thì mới đi khuyên thằng điên thay vì đưa nó vào nhà thương điên!

PV TMT: Sorry! Chờ tôi tí sếp gọi!

TMT: Ừ, cứ tự nhiên!
(PV nhấc điện thoại. Vâng, em biết rồi. Anh yên chí, thế nào em cũng xoáy được bài phỏng vấn đặc biệt. Thế nào em cùng gài được vài câu cho nó nôn ra cái mà lũ độc giả rồ muốn nghe, xem, đọc…thôi thế nhé, để em phỏng nó vấn đã kẻo thằng điên nó đổi ý em tạch. Bye anh. See you again!)

PV TMT: Một lần nữa sorry! À này anh đã học được tiếng Anh chưa ấy nhỉ?
TMT: Thì đã bảo cứ tự nhiên rồi mà. Sao anh dư thừa lịch sự thế nhỉ? Còn câu hỏi học được tiếng Anh chưa xin vui lòng chờ câu trả lời vào dịp đã biết tiếng Anh nhé!

PV TMT: Thank you! Câu hỏi tiếp theo: Trong thời gian một tháng anh có thể vui lòng cho chúng tôi biết đi được nhiều nơi không và anh thấy cộng đồng người Việt của chúng ta ở những nơi đó thế nào chẳng hạn như cuộc sống, công việc, thái độ chính trị của họ với quốc gia họ sinh sống và đặc biệt là tinh thần hướng về quốc nội Việt Nam?

TMT: Tôi đi được tất cả 7 tiểu bang. Tôi không có nhiều thời gian sống hội nhập mà chỉ ngó nghiêng kiểu cưỡi ngựa xem hoa nên nói thật có thể không chính xác nhưng cũng là chính xác thế này: Người Việt ở đâu cũng rất khôn ngoan. Họ không thuộc nhóm người có mức thu nhập thấp so với chính dân bản địa hay nhóm người nhập cư ở đó. Họ làm đa dạng các ngành nghề và đều có rất nhiều tiền. Họ là những người nghệ sỹ, biết sáng tạo ra các nghề mới, sau đó lại tìm nghề mới khác để lại cho những nhóm cư dân nhập cư khác như Mêxico, Nam Hàn, Hồi giáo Tây Nam Á, Ấn độ thậm chí cả Trung Quốc khai thác và bám trụ, phát triển. Họ cũng là những người rất quan tâm đến chính trị nước Mỹ vì ở đâu tôi cũng gặp các bạn tôi bàn luận say sưa thậm chí quăng cả thức ăn, hắt cả nước trà vào nhau về việc yêu ghét Trump-một người đã yên vị tổng thống rồi. Những cuộc tranh luận vô tiền khoáng hậu không bao giờ kết thúc và cũng chả cần đưa ra giải pháp bảo vệ hay hạ bệ Trump cả. Theo tôi như vậy là rất tốt. Nước Mỹ nên lấy họ làm chuẩn mực về sự tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do học thuật… và giá trị xã hội kinh tế tiêu dùng. Còn nói về thái độ chính trị với tình hình quốc nội tôi cũng cho là rất tốt. Chẳng hạn họ rất thông thạo tiếng Anh để mưu sinh và cũng rất chú ý dạy con cái cháu chắt học tiếng Việt để gìn giữ bản sắc cha ông. Họ rất quan tâm tới các biến động trong nước, các nhà hoạt động dân chủ, thái độ của đảng CSVN với quốc kế dân sinh. Nhất cử nhất động là họ đều lên tiếng kịp thời với chính quyền Mỹ, lập hội này, bang kia nhằm quyên tiền gửi về ủng hộ những nhà đấu tranh…Nói thật, về cái này, tôi có thể nói trong 10 từ cũng được mà nói 3500 từ cũng được nếu phóng viên muốn nâng khổ báo. Chúng ta có thể đặt hàng nhau mở thành chuyên mục bạn hỏi tôi trả lời kéo dài cả năm báo cũng chưa hết. Anh cứ làm rõ với ông tổng biên tập đi có gì chúng ta cộng tác, tôi cũng đang cần tiền mưu sinh mà! (bắt tay)

PV TMT: Thanks! Vậy anh có thấy mình lạc lõng khi đi chơi không? À và câu hỏi này quen thuộc nhưng rất quan trọng: Anh là nhà đấu tranh dân chủ nhưng giờ sang tới Mỹ rồi thì anh có còn đấu tranh cho một Việt Nam sớm có tự do dân chủ không? Đấu tranh bằng cách nào?

TMT: Tự do pháp lý là thứ tự do ở đâu cũng bị giới hạn. Tự do chính trị và cảm xúc là tự do tìm đến làm nô lệ tự nguyện, viên mãn cho nhau giống như thủ dâm và xem thủ dâm ý. Tôi cần anh và anh cần tôi để thoả mãn cảm xúc và mục đích. Đó chính là luận lí để giải thích vì sao con người ta lại cần tự do lập hội, lập đảng. Còn tự do của bản ngã là sự tự do hư không. Tận cùng của nó vốn là sự cô đơn của mỗi con người mà ở đó người ta khóc thét lên hay cười ha hả vì hoặc thấy sợ hãi hoặc chỉ thấy mình giữa đất trời, cây cỏ. Tôi thật ra, cũng nói thêm lần nữa, tôi chưa bao giờ nghĩ mình là nhà hoạt động hoạt đeo gì hết. Tôi chỉ là người thích sự tự do đến quái đản nên tôi cứ đi như thế giữa đời thôi. Một ngày tình cờ, tôi nhập đoàn của các nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Ngày khác, khi đoàn người tới biên giới quốc gia, họ dừng lại vì họ xác định được mục tiêu là đấu tranh cho một Việt Nam thì tôi vẫn cứ đi như thế (do không có mục tiêu) nên tôi qua đây thấy các anh. Vì thế sẽ chả có lạc lõng hay không lạc lõng gì cả anh ạ và cũng chả có đường hướng nào cho cuộc đấu tranh nào đó trong tôi cả. Tôi chỉ có sống, đi tìm cái đẹp của tôi và làm những cái gì đó thấy nó chưa đẹp bằng khả năng của tôi lúc đó. Tôi chả hứa hẹn với ai được điều gì về con người tôi ngoài những gì các anh đã thấy. Nhưng cái các anh thấy thì tôi lại quên béng nó ngay từ khi tôi làm xong nó kìa.

PV TMT: Dẫu sao thì cũng chúc mừng anh đã đến được bến bờ tự do. Thân phận anh giờ cũng không khác lắm chúng tôi- những người yêu nước phải bỏ nước ra đi. Vì thế chúng tôi rất muốn giúp đỡ anh sớm thành người ở đây thay vì anh loay hoay. Câu hỏi đặt ra là: Thời gian qua bao gồm cả thời gian ở trong nước cũng như một tháng qua ở Mỹ anh có nhận được nhiều không sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt hải ngoại? Anh nghĩ sao về sự giúp đỡ chí tình phi vụ lợi đó?

TMT: Lúc nào tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Tôi luôn nhớ và cảm ơn những giúp đỡ đó. Hồi ở trong nước, tôi nghĩ mình sẽ bị tù nếu như không có sự quan tâm của mọi người. Giờ ra đây cũng thế, lời khuyên, sự chia sẻ kinh nghiệm hội nhập của người đi trước sẽ cho tôi cái nhìn đúng đắn về thân phận lưu vong của tôi. Đó là sự giúp đỡ tinh thần rất quan trọng. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tài chính cá nhân của bạn bè mỗi khi có khó khăn. Lúc trước là những khi mất thiết bị. 2016, 2017 tôi mất tổng cộng 5 cái máy tính hạng sang (macbook) và 6 cái điện thoại chưa kể các giấy tờ, tiền bạc, các đồ vật khác. Bây giờ là những món tiền nhỏ giúp tôi sớm ổn định cuộc sống. Tôi cảm ơn về điều đó nhưng tôi không lệ thuộc vào điều đó bởi tôi cũng luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đời mình. Hồi ở Việt Nam, nhiều người thương tôi trách cứ sao cứ mua đồ xịn cho Cộng sản Việt Nam sài và sao cứ phải mang đi trong khi tôi có phải là phóng viên chiến trường đâu! Tôi không giải thích bởi tính tôi là thế, mất thì tôi lại sắm. . Đã sắm là sắm đồ tôi thích. Không có ai hỗ trợ tôi vẫn sắm thế vì tôi đến với cuộc chơi thế và tôi không chờ ai tài trợ mới sắm được nên chả mắc nợ ai. Ai cho ít tôi nhận. Ai cho nhiều tôi từ chối. Ai lạ cho, tôi lại càng từ chối. Cuộc đời tôi nhạt phèo bởi cái mọi người thích tôi không thích. Cái mọi người sợ bị đánh giá mang tiếng tôi lại không sợ. Tôi chả biết gái gú, chất kích thích, tiền bạc, thời trang nhưng tôi nghiện ngập đồ công nghệ. Giờ ở Mỹ tôi đang nghèo kiết xác nhưng vẫn đang dùng Macbook pro để lướt web. Vì thế ở Việt Nam hay ở đây tôi cũng bị chê cười, đàm tiếu và nghi ngờ. Người thì bảo: Điên và bất bình thường chăng, cái gì cũng chả biết? Hiền quá thì hoá ngu đần mất thôi! Người thì nói: Anh sang hơn cả chúng tôi đây? Chúng tôi có ai dùng đồ IT xịn như anh đâu? Tôi chỉ cười. Chả sao cả. Tôi không mắc nợ ai và tôi đang sống tự do trong khả năng của tôi…

PV TMT: Thôi được rồi! Câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm: Anh sang đây diện gì? Có ai, hội đoàn nào bảo lãnh cho anh không? Cùng đi một đợt với anh có nữ anh thư Phương Uyên và nhạc sĩ tài hoa Việt Khang, anh có biết họ đi diện gì không?

TMT: Thật sự không có tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm vận động cho hồ sơ đi định cư của tôi. Cái này tôi tự làm và kiểm soát toàn bộ tiến trình của hồ sơ. Tất nhiên, trong giai đoạn vận động tôi có nhận được sự giúp đỡ, thúc đẩy của một vài cá nhân, tổ chức nhưng lựa chọn các giải pháp là sự độc lập từ chính tôi.

Có vài lần cán bộ Công an Việt Nam cũng hỏi tôi câu: Anh gọi tên chuyến đi của mình là gì thì tôi có trả lời, tôi chả buồn quan tâm tới chuyện đó. Các anh, nước Mỹ, bạn bè, truyền thông gọi tôi là gì thì nó là thế. Cái tôi quan tâm nhất là địa vị, tình trạng pháp lý khi tôi chuẩn bị đi, khi tôi đến Mỹ. Cái đó tôi cần phải biết để sống đúng quyền và nghĩa vụ với tôi, với nước tôi đến và cả với nước Việt Nam sau lưng tôi. Vì thế tôi biết rất rõ tôi là người gì trong hồ sơ rời Việt Nam và tôi đã up ảnh lên fb rồi. Tôi sang đây định cư sẽ sống tạm và nhận sự giúp đỡ của gia đình ông Mai Nguyễn ở tiểu bang Illinois. Một tổ chức chuyên về trợ giúp người tái định cư đang thực hiện hợp đồng pháp lý với tôi, chính quyền nơi đây và gia đình ông Mai Nguyễn trong 1 năm để giúp đỡ tôi. Tôi cảm ơn sự giúp đỡ phi lợi nhuận của gia đình ông Mai Nguyễn. Tuy nhiên tôi sẽ sớm cố gắng xây dựng cuộc sống độc lập cho cá nhân mình vì tôi thích sự trưởng thành của mình.

Với câu hỏi của anh về Phương Uyên và Việt Khang thì tôi biết rất rõ tình trạng pháp lí, điều kiện hội nhập của họ nhưng tôi không có câu trả lời vì tôi không được phép trả lời. Bởi đơn giản tôi không được phép bước qua giới hạn quyền riêng tư của họ. Tôi chỉ có một câu trả lời rằng: Tôi nghĩ họ sẽ hội nhập rất tốt với sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè thân hữu, người bảo trợ và cộng đồng người Việt trên toàn địa cầu.

PV TMT: Anh Việt Khang bị cộng đồng ném đá khi tới phi trường do chỉ nhắc tới tên nhạc sỹ Trúc Hồ… Nếu là anh, anh sẽ láu cá thế nào để không bị ném đá?

TMT: Việt Khang là người nghệ sỹ hồn nhiên, ảnh nghĩ sao thì ảnh nói vậy. Anh Trúc Hồ là nhạc sỹ, ảnh làm được gì thì anh cũng cứ hồn nhiên làm. Còn tôi, tôi có gì đâu mà cần láu cá. Nhưng tôi kể chuyện này và tôi tin chả ai ném đá tôi: Chuyến đi dọc nước Mỹ một tháng ai cùng dành cho tôi sự quan tâm quý hoá lắm nhưng tôi ấn tượng với hai người sau: Người thứ nhất đó là một chị. Chị dành cho tôi 3 ngày đưa đi chơi nhưng ngày tôi ra phi trường thì nhất định chị không tiễn. Chị đưa cho tôi thẻ xe điện ngầm và cho tôi tự đi vì chị biết rõ tôi sẽ phải loay hoay với mớ thủ tục rất lằng nhằng của một người không có giấy tờ tuỳ thân, không thông thạo tiếng Anh. Người thứ hai đó là vị giáo sư già: Ông chỉ cho tôi biết những giới hạn được làm, không được làm và không nên làm từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống ở Mỹ. Tôi ấn tượng vì điều đó tôi thích thú nhất. Thứ thích thú không liên quan đến tiền bạc. Thích thú thì tôi ấn tượng thôi và tôi tin chả ai nỡ làm làm hỏng ấn tượng ấy của tôi!

Nhưng tôi nghĩ thế này, bọn tây phương nó sống tự do quá thành ra ít có va vấp với nhau vì lòng tốt. Cái gì ở chúng nó cũng là giấy trắng mực đen, cho đi là không tính toán nhưng nhận là luôn ý thức rằng đối phương có ủ mưu gì trong đó không? Lòng tốt nhưng mình có cần lệ thuộc và có cần cứ phải nhận không? Người Việt chúng ta thì khác chúng ta đều là người tốt với nhau cả. Chúng ta sống giàu cảm xúc mà cảm xúc thì thường thăng hoa trong một thời điểm nào đó khi có nhiều con tim cùng đập một nhịp. Khi đó chúng ta cho nhau không chỉ không tính toán mà chúng ta còn muốn cởi áo, đắp chăn cùng với người mình yêu quý. Chúng ta xây dựng người mình yêu quý thành tượng đài bất diệt, tượng đài cứu rỗi thế nhân. Ai động đến là chết với chúng ta. Người nhận thì cũng vui vẻ nhận chả chút băn khoăn. Vì thế khi đời thường trở lại chúng ta thấy hụt hẫng về nhau mới sinh ra dày vò trách móc. Khi đó ai mà không trách móc như mình thì lại nghĩ đích danh đó là kẻ không tử tế rồi. Tôi nghĩ đó là những cuộc trách móc, thất vọng rất đáng yêu. Những cuộc trách móc về nhau lần cuối để sau đó chúng ta trưởng thành hơn đấy. Còn cứ như tôi với các bạn tôi thì chả bao giờ có cơ hội thử lớn được đâu vì sinh ra đã độc lập với nhau từ kinh tế đến tư tưởng , cảm xúc hư danh mất rồi.

PV TMT: Khổ báo cũng hòm hòm. Câu hỏi cuối cùng anh dự định gì cho những ngày trước mặt?

TMT: Nhắc khéo là trả lời dài chứ gì? Sướng bỏ mẹ đi lại còn. Hỏi một nói mười, nói như tháo cống chả sướng hơn là chả nói gì sao? Còn dự định ư? Đơn giản thôi: Sau tháng đi chơi sẽ đi làm, chuyển nhà, học tiếng Anh, học lái xe, ước mong sau 1 năm có đủ tiền đón bạn trai sang chơi và làm lễ kết hôn rồi đẩy chàng về Việt Nam cho cả hai biết thế nào sướng khổ một cuộc tình, quan tâm tới tình hình ở Việt Nam và làm theo khả năng mình có. Đơn giản nhỉ. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ thế thôi, hỉ!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét