khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Tàu là gì đối với Việt Nam? - Tác giả Nguyễn văn Tuấn




Tàu là một đối tác, là nước theo đuổi cùng một chủ nghĩa với Việt Nam -- tôi nghe các bạn trả lời. Nhưng đọc bài dưới đây thì hình như người Tàu đến Việt Nam không nghĩ vậy; có thể họ nghĩ Việt Nam chỉ là một chư hầu, một đàn em nghèo kém hơn họ. Chính vì suy nghĩ như thế nên những người du khách Tàu này hành xử ngông nghênh ở phi trường, trên đường phố, thậm chí đánh cả dân Việt Nam ngay trên đất nước Việt Nam! Nhưng điều đáng kinh ngạc hơn là thái độ mềm mỏng và chịu đựng của chính quyền Việt Nam.

Dĩ nhiên, tôi không kêu gọi chính quyền Việt Nam phải hành xử "nặng tay" với những du khách Tàu, nhưng ít ra họ cũng phải nói cho đám du khách lưu manh kia biết rằng Việt Nam là nước có chủ, và quan trọng hơn là bảo vệ được người dân Việt. Tại sao không tống khứ những du khách lưu manh -- bất kể là từ Tàu hay nơi nào trên thế giới này -- về nơi họ xuất phát. Thậm chí, nếu cần cấm không cho họ sang Việt Nam nữa. Úc đã làm như thế. Thái Lan cũng làm như thế. Hà cớ gì Việt Nam không dám làm? Việt Nam cần du khách, nhưng không cần những tên lưu manh đội lốt du khách.

Thái độ mềm mỏng của phía Việt Nam đối với những du khách Tàu này chỉ làm tăng thêm nghi ngờ về mối quan hệ bất bình đẳng giữa Tàu và Việt Nam.


====


Hệ thống công quyền Việt Nam ‘mềm mỏng thái quá’ với dân Trung Quốc

KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Cách hành xử của hệ thống công quyền Việt Nam đối với ba du khách Trung Quốc “đại náo” phi trường Cam Ranh tối 29 Tháng Năm khiến nhiều người Việt bất bình.

Tất cả phản hồi của độc giả tờ Thanh Niên đối với tin tường thuật về sự kiện này đều không tán thành việc giới hữu trách Việt Nam không làm gì ngoài việc sắp xếp cho Huang Shunxiang (70 tuổi), Huang Lianjun (37 tuổi) và Chen Zexin (6 tuổi), bay từ phi trường Cam Ranh-Khánh Hòa về Thành Đô-Trung Quốc, trên một chuyến bay khác vào tối 30 Tháng Năm, sau khi cả ba đã “đại náo” phi trường Cam Ranh vào tối hôm trước.

Tối hôm “đại náo,” sau khi gửi hành lý, nhận boarding pass và đến quầy làm thủ tục xuất cảnh, ba du khách vừa kể đã quay ra, dứt khoát không lên phi cơ với lý do bị an ninh xuất nhập cảnh Việt Nam “vòi tiền.” Cả ba đòi nói chuyện với đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại Việt Nam.

Sở Ngoại Vụ, cùng Sở Du Lịch Khánh Hóa, và bộ phận điều hành phi trường Cam Ranh đã phối hợp với Cục An Ninh Xuất-Nhập Cảnh của Bộ Công An giải quyết vụ này. Cách giải quyết là liên lạc với Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Sài Gòn, trưng dẫn băng ghi hình do camera giám sát an ninh ghi lại. Theo đó, ba du khách Trung Quốc chỉ vào quầy làm thủ tục xuất cảnh trong 12 giây rồi quay ra. Không ai tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sĩ quan an ninh phụ trách xuất nhập cảnh Việt Nam “vòi tiền.”

Mới đây, ông Nguyễn Văn Quân, chỉ huy an ninh xuất nhấp cảnh tại cửa khẩu phi trường Cam Ranh, nói với phóng viên báo Thanh Niên rằng, bà Huang Lianjun – người cáo buộc an ninh xuất nhập cảnh Việt Nam “vòi tiền” đã rút lại cáo buộc đó. Bà Huang giải thích, sở dĩ cả ba ăn vạ, không chịu lên bất kỳ phi cơ nào, đòi liên lạc với cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại Việt Nam vì an ninh xuất nhập cảnh Việt Nam không ưu tiên làm thủ tục xuất nhập cảnh cho gia đình bà dù họ có người già và trẻ em.

Ông Nguyễn Quốc Trâm, giám đốc Sở Ngoại Vụ tỉnh, nói thêm, sau khi được giải thích, nhóm du khách Trung Quốc ăn vạ đã “đồng ý lên máy bay về nước” và sở này đã “phối hợp với các cơ quan liên quan tạo điều kiện để ba du khách Trung Quốc về nước.”

Có hàng chục độc giả để lại phản hồi sau khi đọc tin vừa kể trên tờ Thanh Niên. Họ bất bình vì “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá,” Việt Nam có luật pháp mà hệ thống công quyền lại bỏ qua, không làm gì đối với nhóm du khách ngang ngược này. Câu hỏi chung mà tất cả những độc giả đó nêu ra là tại sao không cấm vĩnh viễn cả ba nhập cảnh Việt Nam?

Đây không phải là lần đầu tiên hệ thống công quyền Việt Nam tỏ ra “mềm mỏng” đến mức kỳ quái như thế đối với du khách Trung Quốc. Cách nay khoảng một năm, Vào ngày 2 Tháng Năm 2016, một nhóm du khách Trung Quốc khác cáo buộc các nhân viên an ninh hàng không của Việt Nam ăn cắp điện thoại, nhân viên hải quan Việt Nam đòi tiền bồi dưỡng khiến hàng ngàn du khách Trung Quốc khác nữa đứng dậy đồng ca quốc ca Trung Quốc, hô nhiều khẩu hiệu bằng Hoa Ngữ ở phi trường Cam Ranh, cũng vô sự. Cho dù giới hữu trách Việt Nam đủ chúng cứ (các băng ghi hình do camera giám sát an ninh ghi lại) bác bỏ những cáo buộc đó.

Theo báo Tuổi Trẻ, hồi giữa năm ngoái, để xoa dịu sự căm phẫn của dân chúng Việt Nam trước sự kiện, sau khi ăn chơi đã đời, một nhóm du khách Trung Quốc gọi tiếp viên một bar tại Đà Nẵng đến xem nhóm này đốt giấy bạc Việt Nam rồi móc nhân dân tệ ra thanh toán… hệ thống công quyền Việt Nam đã phạt hướng dẫn viên và công ty du lịch Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn nhóm khách này.

Cũng năm ngoái, Tháng Bảy, chuyện duy nhất mà hệ thống công quyền Việt Nam thực hiện để xoa dịu sự căm phẫn của dân chúng Việt Nam, sau khi biết nhiều công dân Trung Quốc vào Việt Nam làm hướng dẫn viên du lịch cho các đoàn khách Trung Quốc trong một thời gian dài mà không có giấy phép hành nghề, bi bô với số khách này những nội dung như: Việt Nam vốn thuộc Trung Quốc. Dù tuyên bố độc lập nhưng ý thức được thế phụ thuộc của mình thành ra hàng năm, Việt Nam vẫn triều cống cho Trung Quốc. Các di tích văn hóa ở Việt Nam sao chép văn minh Trung Hoa. Bãi biển này, vùng đất kia thuộc Trung Quốc… là trục xuất 64 công dân Trung Quốc làm việc cho Silent Bay – công ty của cựu giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Khánh Hòa.

Cần nhớ rằng, hệ thống công quyền Việt Nam chỉ “mềm mỏng” với công dân Trung Quốc. Cho đến lúc này, người dùng mạng xã hội Việt Ngữ vẫn còn đang bàn tán về sự kiện ông Phan Châu Thành, một công dân Ba Lan gốc Việt, bị “đẩy, đuổi” khỏi Việt Nam.

Hệ thống công quyền Việt Nam không công bố lý do “đẩy, đuổi”, từ chối cho ông Thành về thăm cha đang bị bệnh. Người ta đoán ông Thành bị cấm nhập cảnh vì đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đòi đóng của Formosa, hoặc đã tài trợ cho một số dự án phát triển cộng đồng ở Việt Nam như “Sách Hóa Nông Thôn” (quyên góp, khuyến khích trẻ con và nông dân đọc sách), “Nhà Chống Lũ…”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét