khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Cử tri Nguyen Xuan Dang, đảng viên Đảng CSVN đề nghị phong anh hùng chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa: "Chúng tôi đề nghị giải quyết thoả đáng về chính sách cho những người ở VNCH chiến đấu để bảo vệ Hoàng Sa, đã hi sinh nằm lại ở đó. Họ là người Việt Nam, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Kể cả phong anh hùng, chúng ta cũng phong. Để tỏ rõ cho Trung Quốc biết là người Việt Nam chúng ta bảo vệ chủ quyền của Việt Nam."




TRẦN TRỌNG KIM TỪ CHỐI KHI NHẬT ĐỀ NGHỊ GIÚP TẤN CÔNG VIỆT MINH

Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Nội các chính phủ Trần Trọng Kim ra mắt. Chính phủ không thành lập Bộ quốc phòng và tổ chức quân đội để tránh người Việt Nam phải tham gia chiến tranh thế giới thứ II với tư cách đồng minh của Nhật Bản.

Được tin Việt Minh nổi lên ở ngoài Bắc, đại sứ Nhật ở Huế là Massayuki Yokoyama đến gặp vua Bảo Đại, đề nghị vua Bảo Đại dùng lực lượng của Nhật tiêu diệt Việt Minh, vì quân đội Nhật ở Đông Dương vẫn còn nguyên vẹn với 50.000 quân tinh nhuệ, đủ sức can thiệp và đàn áp, đại sứ Nhật ở Huế xác định với vua Bảo Đại rằng chỉ cần 2 giờ đồng hồ là quân đội Nhật sẽ dẹp tan cuộc nổi loạn của Việt Minh ở Huế. Vua Bảo Đại từ chối đề nghị của Yokoyama. (Theo lời kể của ông Phan Văn Vỹ, nhị đẳng thị vệ, người trực gác buổi tối khi Yokoyama đến gặp vua Bảo Đại).

Không phải chỉ nói với vua Bảo Đại, người Nhật còn đề nghị với Thủ tướng Trần Trọng Kim. “Lúc bấy giờ người Nhật có đến bảo tôi: “Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng minh đến thay. Nếu chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật còn có thể giữ trật tự”. Tôi nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân Đồng minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa, và lại mang tiếng “cõng rắn cắn gà nhà”. Tôi từ chối không nhận.”

(Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 93.)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét