khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

ĐẶC BIỆT -- Phật giáo Việt Nam: Viện ĐH Vạn Hạnh: những vấn đề PT trong nửa đầu thập niên 1970- Cư sĩ Minh Thành



Lời bàn: Tư Phú Nhuận(TPN) hoàn toàn không đồng ý với tác giả bài viết (MT) đặt căn bản trên tôn giáo cho những nhận định cũa ông về giáo dục đại học. Bởi vì không có căn bản trí thức. TPN sẽ chú thích bài viết theo quan điểm cá nhân của một cựu sinh viên trường Đại Học Khoa Kỹ Thuật Minh Đức(1970-1974)

Viện  Đại học Vạn Hạnh, với cơ sở vật chất 4000 m2 so với 43 héc ta của Viện Đại học Đà Lạt (do Hội đồng Giám mục Việt Nam quản lý) đã tiến kịp, và trong kết quả định tính,có thể coi là vượt Viện Đại học Đà Lạt về một số mặt. Thật ra, Viện Đại học Đà Lạt không phải là một nước cờ sai của Đạo Thiên chúa Ca tô tại Việt Nam. Khi đó, tại Đà Lạt, Đạo Thiên Chúa Ca tô đã có nhiều trường trung học lớn và nổi tiếng. Viện Đại học Đà Lạt là bước tiếp theo dành cho số học sinh trung học tốt nghiệp các trường Thiên chúa Ca tô này..

Việc phát triển của Viện Đại học Phật giáo tại Sài Gòn làm cho các tu sĩ Thiên Chúa Ca tô, vốn rất thiện nghệ  trong lãnh vực giáo dục hết sức quan tâm. Một nước cờ mới được tính toán và nó khởi động từ năm 1972. Đó là Viện Đại học Minh Đức.(1)

Viện  Đại học Minh Đức không trực tiếp do Hội Đồng Giám mục Việt Nam xây dựng, như trường hợp của Viện Đại học Đà Lạt, mà do một hội có  tên là  Minh Trí và linh mục Bửu Dưỡng,, thuộc dòng tu Đa Minh, đứng ra thành lập. Tuy nhiên, Wikipedia tiếng Việt, thông tin về mở đầu về  Viện Đại học Minh Đức rất rõ ràng: “Viện  đại học này do Giáo hội Công giáo điều hành”. Do vậy, nếu chỉ so sánh Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Đà Lạt trong mảng giáo dục Đại học tư thục tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, thì  Viện Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo có vẻ  như dẫn đầu.

Nhưng nếu so sánh trong bức tranh tổng thể giáo dục đại học nói chung, thì  kế hoạch để vượt qua Viện Đại học Vạn Hạnh đã được xúc tiến từ năm 1970, chính thức khởi  động từ năm  1972.
Tuy nhiên, kết quả cụ thể của Viện Đại học Minh Đức chưa rõ ràng, vì thời gian hoạt động quá ngắn, chỉ từ năm 1972 đến tháng 4 -1975(2). Chỉ hoạt động có 3 năm(2), nghĩa là chưa có lớp sinh viên cử nhân nào của Đại học Minh Đức ra trường(2). Viện  Đại học Minh Đức được thành lập trên cơ sở  khắc phục những nhược điểm của Viện Đại học  Đà Lạt so với Viện Đại học Vạn Hạnh.

Cũng như  Viện Đại học Vạn Hạnh, Viện Đại học Minh Đức bám  thật sát vào thành phố Sài Gòn – Gia Định, đặc biệt là hướng vào khu trung tâm của thủ đô miền Nam Việt Nam trước đây. Cơ sở của Viện Đại học Minh Đức được phân tán nhỏ, một phần dựa vào cơ sở trường lớp trung học Thiên Chúa giáo Ca tô có sẵn, không nhắm tới mục tiêu xây dựng một cơ sở hoành tráng và đẹp đẽ như Viện Đại học Đà Lạt.

Trong khi Viện  Đại học Vạn Hạnh thiên về một trường đại học khoa học cơ bản về khoa học nhân văn và xã  hội, thì Viện Đại học Minh Đức lại chủ  trương một hướng phát triển thiên về đào tạo nghề (3) ở bậc đại học. Tôn chỉ của Viện Đại học Minh Đức là “Dân tộc, hiện đại hóa và thực dụng”. Chúng ta chú ý đến từ “thực dụng”!

Trên cơ  sở tôn chỉ như trên, Viện Đại học Minh Đức có các trường Đại học Kỹ thuật Canh nông, Đại học Khoa học Kỹ thuật, Đại học Kinh thương, Đại học Nhân văn Nghệ thuật, Đại học Y khoa. Trụ  sở chính của Đại học Minh Đức đặt tại số  6 Hoàng Hoa Thám, Gia Định, nay thuộc quận Bình Thạnh, TPHCM(4). Còn các cơ sở khác đặt rải rác ở các quận nội thành như quận 5, quận 10…
Nếu  đầu thập niên 1960, Viện Đại học Đà Lạt, đã đặt ra đối với các nhà lãnh đạo Phật giáo một thách thức về hoạt động giáo dục nói chung, tạo nên một cú hích đưa tới việc thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh, thì đầu thập niên 1970, Viện Đại học Minh Đức đã tạo nên một thách thức mới đối
với Viện Đại học Vạn Hạnh trong việc phát triển hoạt động giáo dục. Một  “cú hích” thứ hai đã thành hình, buộc Viện  Đại học Vạn Hạnh tính tới những bước cải cách quan trọng, dẫn đến việc thành lập Phân khoa Khoa học Ứng dụng và chuẩn bị cho Trường Đại học Y khoa.


Linh mục Bửu Dưỡng, người chịu trách nhiệm thành lập Viện Đại học Minh Đức, được giới thiệu như là  một trường hợp cải đạo từ Phật giáo  điển hình. Vị linh mục giáo sư triết học thường được giới thiệu là xuất thân từ hoàng tộc Nguyễn Phúc, gia đình là tín đồ Phật giáo thuần thành, nhưng bản thân đã từ bỏ Phật giáo, đi theo tiếng gọi “Tin Mừng”, trở thành một linh mục Ca tô, hoạt động mạnh mẽ trên lãnh vực giáo dục.  Cùng với linh mục Bửu Dưỡng, tên tuổi nhiều cha cố Thiên Chúa Ca tô cũng được nhắc đến trong việc thành lập Viện Đại học Minh Đức như các linh mục Bạch Văn Lộc, linh mục Nguyễn Văn  Thính(5)

Là một  đại học do Đạo Thiên Chúa Ca tô điều hành, tất nhiên, mục đích của nhà trường không tách rời với việc truyền đạo thường được thể hiện qua vai trò linh mục tuyên úy(6). Tuy nhiên, vì Viện  Đại học Minh Đức chỉ mới thành lập có vài năm, nên việc thực hiện mục tiêu này chưa được  định hình rõ ràng. Nhưng nó cũng có tác dụng tôn cao hình ảnh của những tu sĩ Thiên Chúa Ca tô học vấn uyên thâm trong mắt giới trí thức miền Nam Việt Nam. Cho nên, dù không phục vụ trực tiếp ngay cho việc truyền đạo, cơ sở trường lớp không gắn biểu trưng thánh giá như Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức vẫn có những hứa hẹn cho việc truyền đạo, với những tấm áo chùng đen của các linh mục thấp thoáng trên hành lang đại học(6)

Dù không đưa ra những thống kê rõ ràng, nhưng con số sinh viên ghi danh đông đảo(7) nhất là đối với Trường Đại học Kinh Thương và Trường Đại học Y Khoa, đã tạo nên những ý kiến ước đoán về lợi nhuận của Viện Đại học Minh Đức ngay trong buổi đầu thành lập. Đặc biệt, vào giờ tan học, Trường Đại học Kinh Thương Minh Đức đặt tại đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3/2, quận 10, TPHCM), đối diện Học Viện Quốc gia Hành chánh bấy giờ đã thường gây ra những đợt ùn tắc giao thông do số sinh viên quá đông. Nhiều nhà  hoạt động giáo dục sư phạm dự đoán, trong tình hình phát triển như vậy, có thể đến cuối thập niên 1970, Viện Đại học Vạn Hạnh lại trở về vị trí hạng hai trong lãnh vực giáo dục tư thục tại miền Nam(8)

Qua nội dung trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy rằng giáo dục xã hội là một lãnh vực gắn bó  hết sức chặt chẽ với hoạt động tôn giáo. Những vấn  đề mà hoạt động giáo dục xã hội Phật giáo Việt Nam gặp phải trong các thập niên 1950, 1960, 1970 ở miền Nam sẽ là những vấn đề Phật giáo Việt Nam phải đối mặt trong thời gian sắp tới, và mọi chuyện đã bắt đầu ở giáo dục mầm non.
 
(Nguon: http://www.phattuvietnam.net/feed/phatgiaovietnam/lich-su-phat-giao-viet-nam/11757-vi%E1%BB%87n-%C4%91h-v%E1%BA%A1n-h%E1%BA%A1nh-nh%E1%BB%AFng-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-pt-trong-n%E1%BB%ADa-%C4%91%E1%BA%A7u-th%E1%BA%ADp-ni%C3%AAn-1970.txt)

Ghi chú:

1. VĐH MĐ thành lập vào mùa hè năm 1970, không phải năm 1972

2. Năm 1970, khóa đầu tiên (1970-1974)của ba trường đại học Canh Nông, Khoa Học Kỹ Thuật, Kinh Thương, và Nhân Văn Nghệ Thuật đã được tổ chức lễ ra trường tại sân trường đại học Kinh Thương vào tháng 1 năm 1975.

3. Bằng cấp cử nhân 4 năm về chuyên môn, đúng ra dùng chử 'chuyên viên' thích hợp hơn là chữ 'nghề'

4. Văn phòng Viện ĐH MĐ đã dời về số 8 Nguyễn văn Tráng, Saigon kể từ năm 1971 cho đến 30/4/1975.

5. Viện trưởng VĐHMĐ đã được bàn giao từ Lm Bửu Dưởng sang Lm Bạch văn Lộc đến ngày 30/4/75. Trong thời gian đó Lm Bửu Dưởng giữ chức Chưởng Ấn của viện.

6. Không thấy áo chùng đen thấp thoáng trong khuôn viên đại học KHKTM Đ trong 4 năm học ở đây(1970-1974). Cũng như không biết ai là 'cha tuyên úy' ?

7. Ông vào thư viện Hoa Sen( online) tìm số báo Tư Tưởng của VĐHVH, số cuối cùng trước 30/4/75, sẽ thấy điều ước đoán cũa ông là đúng.

8. Vào năm 1973, VĐHVH đã xuống hạng hai khi giật mình tỉnh giấc nhìn qua VĐHMĐ đã thành lập hai phân khoa Y và Kỹ Thuật từ năm 1970. Kết quả là bị cú hích tỉnh mộng tuột từ hạng nhất xuống hạng hai? Về "đầu ra", nói riêng trường đại học KHKTMĐ khóa một(1970-1974), có tổng cộng 36 kỹ sư tốt nghiệp. Đa số kiếm được việc làm khi ra trường. Tạm kể như sau:

  a. Lãnh vực tư nhân: Việt Nam Kỹ Nghệ Nông Cơ, VN National, Harris Corporation, Tôm Đông Lạnh Kiên Giang, Điện Lực VN, IBM, Hỏa Xa VN.

  b. Lãnh vực công quyền: Công Chánh, Canh Nông

  c. Thiểu số 10% còn lại học tiếp Cao Học Kinh Thương và Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt , du học bậc Cao Học

  d. Sau 30/4/1975 đã có hai cựu sinh viên Khóa 1 đậu Ph. D in Engineering tại Úc và Hoa Kỳ

Thiễn nghĩ, thành quả trên đạt được vì nhờ công lao học tập, (không bao giờ biểu tình chống Mỹ-Thiệu, đốt xe Mỹ, hát nhạc "phản chiến" kêu gọi hòa bình một phía đầu hàng,...)  trong hoàn cảnh khó khăn của trừờng.

Hãy đọc ước mơ của thế hệ 9X tại VN bây giờ:

"Hồi tôi học cấp ba, trong một tiết học văn sát ngày 30/4, cô giáo bảo các bạn đóng cửa lại và tâm sự: “Nếu ngày 30/4 không xảy ra, có lẽ bây giờ Sài Gòn là Singapore của Châu Á rồi, chúng ta không phải đi du học đâu xa, cứ vào miền Nam mà học, tiền Việt sẽ có giá trị hơn, tiếng Việt sẽ được dạy ở nhiều nơi, văn hóa Việt sẽ vang danh bốn phương gấp nhiều lần, và văn hóa K-pop (nhạc Hàn Quốc) sẽ không thể lấn át thế hệ Việt trẻ như ngày hôm nay”.

(Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/04/150412_hay_de_30april_la_ngay_binh_thuong)

KHKT-MĐ sẽ là nơi đễ thế hệ 9X du học tại chỗ thay vì đi Singapore đấy ông cư sĩ!

Cảm ơn cư sĩ MT đã nhận ra cú hích cũa VĐHMĐ. Tiếc thay, 30/4-1975, thời cuộc đã làm tiêu tan những công lao khó nhọc ra mây khói!
 

Mời nghe Lệ Thanh hát Vĩnh Biệt Đại Học

 
  
                                                                         


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét