khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Vũ Ngọc Trân phỏng vấn cựu trung tá hải quân Trần đinh Trụ

Trần Đình Trụ: Tôi tên là Trần Đình Trụ, tuổi, sinh năm 1935. Ngày hôm nay là ngày mùng 6 tháng 2 năm 2015, tại Houston, Texas. Tôi đang được tiếp xúc với một người quen, thân, từ Boston tới.

Ngọc Trân Vũ: Dạ tôi tên là Ngọc Trân Vũ. Tôi 26 tuổi. Hôm nay là mùng 6 tháng 2, 2015 ở Houston Texas và tôi đang phỏng vấn người quen. Dạ chào bác. Bác hôm nay bác tới đây, tại sao?

Trần Đình Trụ: Tôi tới đây hôm nay là do cái câu chuyện cô Trân muốn mời tới để kể lại những câu chuyện xảy ra cách đây 40 năm, hồi sau khi mà Việt Nam bị thất thủ, cộng sản cưỡng chiếm miền Nam. Muốn kể lại cái câu chuyện của tôi, trong cái trường hợp di tản khỏi Sài Gòn năm 1975. Thì lúc đó tôi đang làm việc ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng Nam Duyên Hải. Thì cái biến cố xảy ra rất là nhanh và chúng tôi chỉ kịp lên các chiến hạm Hải Quân Việt nam và di tản qua Guam, đảo Guam ở bên Huê Kỳ. Tôi đi cùng với một cái đoàn người, khoảng ba mươi chiến hạm, ba bốn chục của Hải Quân Việt nam và khoảng ba bốn chục ngàn người ở trên chiến hạm đó là người Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn để trốn thoát khỏi cộng sản. Thì tôi đến Guam thì tôi bị thất lạc gia đình, vợ con bị kẹt lại Việt Nam. Và trong cái thời gian ở lại Guam thì tất cả những người Việt di tản, lần lượt được định cư ở các trại ở bên Huê Kỳ và tôi tiếp tục ở lại Guam cho tới khi mà tôi quyết định quay trở lại Việt Nam. Thì trong cái thời gian mà những người đi Hoa Kỳ định cư thì có một số rất đông, khoảng 4000 người mặc dầu đã thoát khỏi cộng sản nhưng tất cả đều muốn quay trở về vì hoàn cảnh gia đình bị thất lạc đã cùng tôi trở về. Lúc đó chúng tôi phải tranh đấu để có một cái phương tiện, chính phủ Hoa Kỳ cấp cho một cái phương tiện là một chiếc tầu. Đó là tầu Việt Nam Thương Tín và Hoa Kỳ đã chuẩn bị tất cả những phương tiện cần thiết để cho chúng tôi trở về. Mặc dầu là Việt Nam không chấp thuận, nhưng chúng tôi vẫn nhất quyết trở về, bất chấp là bị tù đầy hay là bị chết chóc. Cái tâm trạng tôi lúc đó thật ra thì tâm trạng của một người đang làm việc, đang có tất cả, một phút thì đã mất tất cả, gia đình, vợ con, gia đình, tài sản, sự nghiệp, tất cả mất hết. Một mình tôi ra đi nếu tiếp tục định cư Huê Kỳ thì tôi thấy cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa và tôi quyết định quay trở về. Dù phải chết. Đó là cái tâm trạng của tôi lúc đó. Và khi trở về thì chúng tôi cũng phải tranh đấu để Huê Kỳ cấp cho chúng tôi phương tiện bằng một chiếc tầu để tự chúng tôi lái về. Và kết quả chúng tôi đã về tới Việt Nam. Và ngay sau khi đó thì cộng sản đã đem chúng tôi nhốt hết vào các trại giam và tôi đã chịu đựng 13 năm tù đầy cộng sản Việt Nam.

Ngọc Trân Vũ: Bác có nhớ trong tù của Việt Nam sao. Bác nhớ, bác có thể kể lại?

Trần Đình Trụ: Thì ở Việt Nam thì việt cộng họ đem chúng tôi vô mấy cái trại giam thì trại nào cũng giống nhau thôi. Nhưng mà họ di chuyển thường xuyên, mỗi năm họ di chuyển tới một trại khác. Họ không muốn chúng tôi ở lại thời gian lâu dài và cứ lâu lâu họ lại chuyển, bị chuyển tới rất nhiều trại, tổng cộng tới sáu bẩy trại trong suốt thời gian tù đầy. Và cho tới năm 1988, tức là sau 13 năm từ năm 1975 thì chúng tôi được thả do cái sự can thiệp của Huê Kỳ. Đã can thiệp để cho tất cả những người tù chính trị mà bị cộng sản giam giữ, phải thả hết. Và chúng tôi được ra một loạt. Sau đó vài năm thì có cái chương trình HO, thì tôi lại được lập thủ tục để đi định cư tại Huê Kỳ. Đó là chương trình mà Hoa Kỳ chấp thuận và Việt Nam cũng đồng ý để chúng tôi ra đi. Và tôi đã ra đi và đem theo được vợ con tới Hoa Kỳ, cho tới năm 1991. Thì từ đó tới nay thì tôi sống ở Huê Kỳ và cũng bình thường như những người di tản khác.

Ngọc Trân Vũ: Còn lúc mà bác ra lại Việt Nam lần thứ hai bác có mang nhiều người đi qua với bác phải không?

Trần Đình Trụ: Không khi tôi qua lần thứ hai là tôi đi chính thức

Ngọc Trân Vũ: Chính thức HO.

Trần Đình Trụ: Thì chỉ có gia đình vợ con thôi. 

Ngọc Trân Vũ: Vậy lúc nào là lúc bác mang nhiều người tị nạn từ Việt Nam ra?

Trần Đình Trụ: Thì cái lúc 75, tất cả mọi người đi tị nạn thì tôi có đem được khoảng ba chục người thân nhân gia đình. Mang qua bằng cách là đem xuống tầu của Hải Quân Việt Nam và đem tới đảo Guam.

Ngọc Trân Vũ: Dạ thì sao bác mang, người này có quen bác, khác nhau, hay là bác gọi nhiều người khác nhau?

Trần Đình Trụ: Đa số những người tôi mang theo là thân nhân trong gia đình. Ngọc Trân Vũ: Người thân trong gia đình.

Trần Đình Trụ: Lúc đó thì vợ con tôi lại ở một nơi khác thành ra tôi không…

Ngọc Trân Vũ: Nơi khác

Trần Đình Trụ: có mang đi được.

Ngọc Trân Vũ: Dạ. Vậy từ lúc bác ở tù thì gia đình của bác cũng đi thăm.

Trần Đình Trụ: Ừ có, trong lúc tôi trong tù thì vợ con có qua thăm, nhưng mà caái hoàn cảnh lúc đó thì thực ra mà nói thì vợ con ở ngoài sống cũng rất là khổ, rất là thiếu thốn, không có khả năng đi thăm thường.

Ngọc Trân Vũ: Dạ

Trần Đình Trụ: Tất cả dân chúng ở ngoài sống dưới chế độ cộng sản thì đều khổ như nhau cả. Không có khả năng để mà tiếp tế cho chúng tôi, thành ra cũng không có đi thăm nhiều được.

Ngọc Trân Vũ: Dạ thì lúc mà bác gia đinh của bác đi qua Mỹ, HO á, thì bác tới Dallas.

Trần Đình Trụ: tới Dallas.

Ngọc Trân Vũ: Bác có thể kể mấy cái năm đầu mà bác ở Mỹ sao?

Trần Đình Trụ: Mấy năm đầu tôi tới Mỹ thì cũng nhập thủ tục để mà gia nhập, hội nhập với đời sống ở bên Mỹ. Và chúng tôi bắt đầu kiếm công ăn việc làm mà tự túc, tự kiếm sống giống như mọi người thôi.

Ngọc Trân Vũ: Dạ việc làm của bác lúc đó tìm được có khó không?

Trần Đình Trụ: Thì lúc đó là cái lúc mà tuổi tôi sang đây thì đã lớn, nghề nghiệp thì không có nghề nghiệp gì chuyên môn thành ra công việc làm thì cũng rất là hạn hẹp, khó khăn. Chỉ giới hạn trong cái phạm vi mà khả năng của mình. Nhưng chúng tôi vẫn cố gắng để mà hội nhập và tìm cách sống được.

Ngọc Trân Vũ: Dạ, bác có bạn bè ở Dallas sống chung mà…

Trần Đình Trụ: Bạn bè thì cũng có rất nhiều nhưng mà mỗi người thì họ có một cuộc sống riêng của họ.

Ngọc Trân Vũ: Dạ còn những người mà bác giúp mang ra khỏi Việt Nam thì bác vẫn còn nói chuyện tới bây giờ hông?

Trần Đình Trụ: Dạ vẫn còn, vẫn liên lạc.

Ngọc Trân Vũ: Mấy người đó ở vùng Texas hay ở chỗ vùng khác?

Trần Đình Trụ: Dạ cũng ở nhiều tiểu bang khác nhau.

Ngọc Trân Vũ: Nhiều tiểu bang khác nhau. Vậy còn gia đình của bác sao. Gia đình của bác có biết tất cả những chuyện mà bác kể không?

Trần Đình Trụ: Tất cả đều biết hết.

Ngọc Trân Vũ: Thì cháu nghĩ mấy người sẽ rất cám ơn bác để cho giúp người ta.

Trần Đình Trụ: Dạ tất cả mọi người đều cám ơn và ghi nhớ cái công ơn mà tôi đã mang qua đó, thành ra cũng đền ơn chúng tôi bằng nhiều cách.

Ngọc Trân Vũ: Còn tới bên đây bác có muốn nói gì cho nhều người biết câu chuyện của bác không?

Trần Đình Trụ: Chuyện của tôi, thực ra mà nói thì sau khi tôi đi tù, rồi khi trở lại Mỹ thì tôi có viết một cái cuốn hồi ký về cái con tầu định mệnh mà tôi đã lái về thành ra cũng rất nhiều người đọc và biết cái câu chuyện đó.

Ngọc Trân Vũ: Thì lúc mà bác lái cái thuyền đó sao bác có thể, ở trong biển với đồ, có nhiều kinh nghiệm khác nhau?

Trần Đình Trụ: Khi tôi lái về thì thực ra nó là cái nghề nghiệp của tôi ở trong hải quân. Thì tôi cũng có nhiều dịp đi ra ngoại quốc lãnh tầu hoặc là đi thực tập trên các cái chiến hạm của Hoa Kỳ. Thành ra tôi có đủ kinh nghiệm để lái tầu trên biển từ Guam về Việt Nam không có gặp trở ngại gì cả.

Ngọc Trân Vũ: Không gặp trở ngại gì. Dạ. Bác không có gặp mấy người cướp biển, hay thời tiết cũng bình thường không có

Trần Đình Trụ: Thời tiết không có vấn đề gì.

Ngọc Trân Vũ: Thì bác quen lối là nghề nghiệp của bác rồi. Thì lúc mà cháu vẫn, tại vì bác nói là nhiều người không muốn quay lại Việt Nam mà bác nhất định là bác quay lại tại vì còn gia đình ở Việt Nam lại.

Trần Đình Trụ: Dạ những người có gia đình thì họ đi hết, họ không có muốn quay về. Còn đa số những người quay về cùng tôi trên chiếc tầu Việt Nam Thương Tín là những người, tất cả là đều thất lạc gia đình. Họ trở về là vì gia đình, vợ con, cha mẹ anh em, chứ họ không muốn đi Huê Kỳ.

Ngọc Trân Vũ: Và đa số là đàn ông, có đàn bà?

Trần Đình Trụ: Đa số là đàn ông, cũng có đàn bà khoảng năm bảy người đó, tôi cũng không có nhớ rõ.

Ngọc Trân Vũ: Lúc mà về Việt Nam thì bác nói là bác bị bắt, chờ tới 13 năm lận. Lúc mà bác ở tù thì bác suy nghĩ gì, bác…

Trần Đình Trụ: Ở trong tù thì, khi mà tôi quyết định về thì tôi đã đón nhận tất cả những cái xấu nhất đến với tôi, kể cả cái chết tôi cũng chấp nhận. Bởi vì cái tâm trạng tôi thật ra mà nói thì mất tất cả rồi không còn ý nghĩa gì nữa. Thì tôi không muốn một thân một mình tôi mà đi tiếp tục đi sống ở Huê Kỳ. Thành ra tôi đón nhận tất cả những cái hậu quả có thể xảy đến. và tôi biết chắc, về là sẽ nguy hiểm, nhưng tôi vẫn về. Cho nên khi ở tù thì tôi cũng đón nhận cái chuyện tù đầy tôi. Và tôi cũng hy vọng một ngày nào đó sẽ được thả ra và tôi sẽ gặp được vợ con. Vì tôi nghĩ lúc đó mà đi Huê Kỳ thì không có dịp nào gặp lại vợ con được thành ra tôi quyết định về như vậy.

Ngọc Trân Vũ: Dạ, thì lúc mà bác gặp được gia đình của bác thì bác chờ bao nhiêu năm trước khi bác qua Mỹ đó. Lúc mà bác ra tù.

Trần Đình Trụ: Thì tôi bị giam cũng khoảng dăm ba năm sau thì họ mới cho gặp lại, họ mới cho vợ con ra thăm

Ngọc Trân Vũ: Thì bây giờ ở vùng Houston Texas thì gia đình của bác biết, nghe câu chuyện của bác rất rõ. Thì bác có muốn nói gì cho gia đình với người quen của bác biết về câu chuyện mà bác nói, như là bác viết sách rồi bác có gì khác mà bác muốn nói không?

Trần Đình Trụ: Thực ra thì trong gia đình mọi người hiểu rõ rồi thành ra tôi cũng không có gì để mà phải nói thêm nữa.

Ngọc Trân Vũ: Dạ thì như là cho mấy con cháu hiểu thêm về cái kinh nghiệm của mấy bác, mấy chú, mấy ông, thì bác có gì bác muốn nói cho tuổi trẻ hiểu với nghe không?

Trần Đình Trụ: Đối với tuổi trẻ thì thực ra tôi cũng không biết nói gì, nhưng mà một cái kinh nghiệm sống thì tôi nhìn thấy có một cái điều mà mọi người cần phải nghĩ tới là cái chủ quyền của một quốc gia. Việt Nam sở dĩ mà rơi vào tay cộng sản là bởi vì Việt Nam mất chủ quyền. Việt Nam đã lệ thuộc vào người Mỹ quá nhiều. Cho tới khi người Mỹ bỏ rơi không có tiếp nhận, đã coi như bán đứng miền Nam Việt Nam cho cộng sản, thì lúc đó, đó là một cái bài học mà trong tương lai người Việt Nam, những con cháu sau mà mà có được sống ở trong một quốc gia cần phải có độc lập, phải có chủ quyền, phải có tự chủ chứ không thể nào lệ thuộc vào ngoại bang được. Đó là một cái điều mà tôi ước mong thế hệ trẻ sau này sẽ nghĩ tới và có cơ hội nào đó, thực hiện được cái hoài bão của mình đối với quốc gia dân tộc.

Ngọc Trân Vũ: Còn đời sống của bác ở bên Mỹ giờ thì sao? Tai vì lúc mà mới qua…

Trần Đình Trụ: Đời sống thì tôi vẫn sống bình thường thôi chứ không có gì đặc biệt cả.

Ngọc Trân Vũ: Dạ, còn bác mong muốn lúc mà, bác còn viết gì khác nữa không, kể thêm nữa.

Trần Đình Trụ: Bây giờ thì tuổi tôi cũng quá lớn rồi thành ra không có cái suy nghĩ nhiều, và không còn nhiều sáng kiến để mà viết lách thành ra tôi cũng không có viết gì cả.

Ngọc Trân Vũ: Bác vẫn nghĩ những cái kinh nghiệm cả bác trải qua hồi xưa không, hay là bác, dạ

Trần Đình Trụ: Tôi bây giờ cũng không có nghĩ nhiều. Không có suy nghĩ nhiều lắm.

Ngọc Trân Vũ: Dạ, gia đình của cháu, ba cháu hồi xưa cũng làm sĩ quan cũng HO luôn, thành ra cháu nghe chuyện của bác, thì gia đình của cháu cũng qua Mỹ cũng vậy luôn. Năm 1998 là bác ra phải không? Thì năm đó cháu sinh ở Việt Nam. Dạ nên cháu năm nay cũng nhớ. Ba cháu cải tạo cho 8 năm.

Trần Đình Trụ: 8 năm.

Ngọc Trân Vũ: Dạ có nhiều người cháu nghe là càng, lâu nhất là cháu nghe tới 25 năm lận. Ba cháu kể chuyện là ngày xưa ba cháu ở trong tù phải, như là ba cháu, sáng ngày phải làm khó, với nặng, có bạn bè thì có khi làm chút xíu cho vui, thì cái tâm hồn nó sẽ mất đi nếu mà không có mấy cơ hội nhỏ nhỏ.

Trần Đình Trụ: Cuộc sống trong tù thì nói chung nó là cái khổ cùng cực rồi, không còn khổ hơn được nhưng mà tất cả anh em sống trong tù thì giống như sống trong một cái thế giới đặc biệt, một cái thế giới khác, khác thường. Thành ra chúng tôi cũng quen đi, thành ra không có gì phải than trách. Cũng nhiều khi cũng vui, khổ vui trong cái sự đau khổ, nhưng mà anh em với có nhau, mọi người sống giống nhau hết thành ra sống trong một cái thế giới khác biệt.

Ngọc Trân Vũ: Dạ, còn…

Trần Đình Trụ: Không phải suy nghĩ nhều lắm.

Ngọc Trân Vũ: Dạ bác vẫn còn nói chuyện với người bạn tù của bác không?

Trần Đình Trụ: Vẫn còn, bạn tù thì rất nhiều, sang đây cũng gặp nhau nhiều lắm.

Ngọc Trân Vũ: Dạ có bao giờ tổ chức cho gặp nhau, hay…

Trần Đình Trụ: Dạ cũng có nhiều dịp họp mặt gặp nhau.

Ngọc Trân Vũ: Mỗi lần mà ba cháu nói chuyện với bạn bè, nghĩ lại ngày xưa trải qua tù thì trải qua gì cũng được hết.

Trần Đình Trụ: Đúng rồi, phải nói là cái chỗ cùng cực của thế giới rồi, không có cái chỗ nào khổ hơn được nữa.

Ngọc Trân Vũ: Dạ

Trần Đình Trụ: Nhà tù cộng sản thì nó khủng khiếp lắm, nghĩ lại thì nó khủng khiếp lắm nhưng mà chúng tôi đều vượt qua được hết.

Ngọc Trân Vũ: Dạ bác, nhiều người dạ (unintels) đã cứu nhiều người, cơ hội của nhiều người Việt Nam qua Mỹ với có cơ hội để cho sống sót được. Thì bác nghĩ lại thì bác như là cảm thấy cũng làm được. Dạ. Thì có nhiều người nói wow. Thì bác nói ít khi có nhiều người muốn trở lại, tại nhiều người muốn đi khu vực khác, không muốn trở lại mà bác, mà cái người sống sót lại muốn lại nước lại để mang nhiều người khác qua. Dạ, bác, cháu hỏi rồi mà bác có gì muốn nói thêm hay muốn hỏi cháu hay? Dạ tới hôm nay.

Trần Đình Trụ: Dạ tôi cũng không có gì để nói.

Ngọc Trân Vũ: Dạ thì cháu rất cám ơn bác tới hôm nay để thâu chuyện, để kể những chuyện đau thương mà bác, muốn chia sẻ cho mọi người nghe.

Trần Đình Trụ: Dạ câu chuyện của tôi thì đúng ra những người đã đi HO và những người đã bị tù cải tạo đều biết rõ hết cái chuyện của tôi. Thành ra tôi đã được kể nhiều và rất nhiều người biết tới. Thành ra đây cũng là một cái dịp để tôi nhắc lại và kể lại cho.

Ngọc Trân Vũ: Dạ rất cảm ơn bác.

Trần Đình Trụ: Cám ơn cô hôm nay đã có ý mời tôi lên để mà kể lại câu chuyện này.

Ngọc Trân Vũ: Cám ơn bác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét