Cam kết đầu tiên mà Tập Cận Bình đưa ra với tư cách là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc 8 năm trước là không bao giờ cho phép đảng này chịu chung số phận như Đảng Cộng sản Liên Xô.
Vào tháng 12/2012 trong một bài phát biểu nội bộ và không được thực hiện bởi truyền thông nhà nước, ông Tập đã hỏi các đảng viên của mình: "Tại sao Liên Xô tan rã? Tại sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ?". "Đó chính là lý tưởng và niềm tin của họ bị dao động", ông Tập nói thêm "Cuối cùng, tất cả chỉ cần một lời thầm lặng (quite word) từ Gorbachev để tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô, và một đảng lớn đã biến mất".
Những lời trên - được nói vài tuần sau khi Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư (một cách bất ngờ)- như báo trước những căng thẳng của Hoa Kỳ-Trung Quốc mà những năm sau đó không ngừng ám ảnh Tập.
Chỉ vì muốn thiết lập sự cai trị tuyệt đối của đảng - đây là đơn thuốc để ngăn chặn Trung Quốc đi theo con đường của Liên Xô – là một chính sách mà ông Tập đã mắc kẹt một cách dữ dội trong nhiệm kỳ của mình. Đây cũng là lý do cốt lõi khiến quan hệ Trung-Mỹ chìm xuống điểm thấp nhất kể từ năm 1972, trước đó, Tổng thống Richard Nixon đã đến thăm Mao Trạch Đông. Thật là mỉa mai cho ông Tập rằng chính quyền Trump bây giờ đang đối xử với Đảng Cộng sản Trung Quốc như cách Washington đã làm đối tác của Liên Xô, cố gắng đẩy nó xuống mồ.
Trong một bài phát biểu gây bùng nổ vào tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã gọi ông Tập là "một người tin tưởng thực sự vào hệ tư tưởng toàn trị đã phá sản. Nếu thế giới tự do không thay đổ, Đảng Cộng sản Trung quốc sẽ thay đổi chúng ta", Pompeo quả quyết. Cứ như thể nhà ngoại giao Mỹ đang chỉ cho Tập lối ra, vẫy gọi ông ta đi theo con đường giống như Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô.
Đối với Trung Quốc, TBT đã nói về lý thuyết "Tiến hóa hòa bình" (Diễn biến hòa bình?) đáng sợ được xây dựng bởi John Foster Dulles trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh. Dulles, ngoại trưởng Mỹ từ năm 1953 đến 1959, đã nói về sự chuyển đổi chính trị của người Trung Quốc hệ thống xã hội chủ nghĩa bằng biện pháp hòa bình. Bắc Kinh đã cảnh giác chống lại động thái đó trong nhiều thập kỷ.
Bài phát biểu của ông Pompeo mang tính khiêu khích, nó đã không được đăng tải trong nước một cách thẳng thắn đầy đủ. Nhưng những lời trách móc gay gắt của bài phát biểu đã được Tân Hoa Xã trích dẫn, còn toàn bộ bài phát biểu của ông Pompeo thì lại không.
Rắc rối cho ĐCSTQ là bài phát biểu chứa đầy những cụm từ nhằm gia tăng cách biệt giữa ĐCS và người dân Trung Quốc. Về mặt biểu tượng, ông Pompeo đã có bài phát biểu tại một bảo tàng được xây dựng để tưởng nhớ Nixon, người có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc năm 1972, đã mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1979.
Việc thiết lập quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đã thay đổi tiến trình của lịch sử hiện đại. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định chia tay Đảng Cộng sản Liên Xô, theo nhiều cách và thay vào đó bắt tay với Hoa Kỳ, mà sau đó ĐCSTQ đã lại buộc tội chủ nghĩa đế quốc. Chính Nixon đã đưa ra lựa chọn táo bạo là hợp tác với Trung Quốc để ngăn chặn kẻ thù số 1 của Mỹ, Liên Xô.
Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã khiến Trung Quốc trở thành cường quốc cộng sản lớn duy nhất còn lại. Nhưng Hoa Kỳ đã không tìm cách theo đuổi việc chấm dứt chế độ cộng sản ở Trung Quốc chỉ vì Trung Quốc lúc đó không phù hợp với Hoa Kỳ và không đáng để nỗ lực làm việc đó.
Ngày nay, tình hình đã thay đổi và các quốc gia đang gặp phải vô số vấn đề cần giải quyết. Tám năm cầm quyền của Tập được đánh dấu bằng nỗ lực không ngừng để củng cố đảng. Một trong những bước đầu tiên mà Tập thực hiện chính là thành lập nhiều "nhóm nhỏ" khác nhau trong Ủy ban Trung ương đảng để trở thành cơ quan hoạch định chính sách cốt lõi của đất nước. Tập tự cho bản thân mình trở thành người đứng đầu các nhóm mới đó.
Những động thái này nhằm tập trung quyền lực trong tay Tập Cận Bình trong khi làm suy yếu quyền lực của hội đồng nhà nước, chính phủ do Thủ tướng Lý Khắc Cường, đối thủ chính trị của ông Tập đứng đầu. Kết quả là, ngay cả các chính sách kinh tế vĩ mô mà theo truyền thống thuộc thẩm quyền của thủ tướng cũng dần dần thuộc về Tập.
Điều này thể hiện rõ tại một hội nghị chuyên đề quy mô lớn có sự tham dự của một nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân và nhà nước được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 7. Nó được chủ trì bởi ông Tập, cùng với ba trong số bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị mà không có Lý Khắc Cường mặc dù ông này được cho là đã ở Bắc Kinh ngày hôm đó.
Trong số những người được mời tham dự cuộc họp có đại diện các công ty con của Microsoft và Panasonic ở Trung Quốc cũng như của Công nghệ kỹ thuật số Hàng Châu Hikvision, nhà sản xuất camera giám sát hàng đầu của Trung Quốc, hiện đang phải đối mặt với áp lực từ chính phủ Hoa Kỳ.
Rõ ràng là Tập và ĐCS đưa ra các chính sách, chứ không phải Lý Khắc Cường và chính phủ.
Kể từ khi nhậm chức, Tập đã đảo ngược tình hình ở ba khu vực. Ông đã kìm hãm lại sự tách biệt giữa chính phủ và đảng, tách biệt chính phủ và các công ty, và sự tách quân đội khỏi các công ty.
Kết quả của "cải cách ngược" của Tập là "đảng trở lại vị trí hàng đầu của mọi tổ chức. Khẩu hiệu "hội nhập quân sự-dân sự" đưa ra một ví dụ điển hình. Từ "quân đội" ở đây không có nghĩa là một quân đội quốc gia bình thường. Nó có nghĩa là Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), nằm dưới sự chỉ huy tuyệt đối của đảng. Hội nhập quân-dân là một khuôn khổ để các công ty tư nhân hợp tác hoàn toàn với PLA. Mục tiêu của các công ty là theo đuổi lợi nhuận. Nhưng ở Trung Quốc, có các chi bộ trong các công ty. Và đảng sẽ ra quyết sách của doanh nghiệp, điều này khác biệt đáng kể so với tiêu chuẩn quốc tế.
Hơn thế, các công ty của Trung Quốc và người dân được yêu cầu tuân theo yêu cầu của tình báo quốc gia và các luật khác để hợp tác với chính phủ - chủ yếu là đảng - để cung cấp thông tin khi cần thiết. Cấu trúc độc đáo này của nhà nước cộng sản đã trở thành lực cản lớn đối với các công ty Trung Quốc như công ty thiết bị viễn thông khổng lồ Huawei Technologies và nhà sản xuất camera giám sát Hikvision, có hoạt động tại Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác.
.
"Đảng, chính phủ, quân đội, dân sự và học thuật; đông, tây, nam, bắc và trung tâm, Đảng lãnh đạo tất cả mọi thứ." Đây là một trong những khẩu hiệu được phê chuẩn tại đại hội toàn quốc lần trước của đảng năm 2017.
Cũng trong đại hội này, ĐCSTQ cũng quyết định rằng năm mục tiêu để hiện thực hóa "hiện đại hóa" sẽ là năm 2035 thay vì khoảng năm 2049, năm kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng sản Trung Quốc, như dự kiến ban đầu. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ bắt kịp và vượt qua Hoa Kỳ sớm hơn 15 năm so với kế hoạch. Đương nhiên, chính quyền Trump đã rút ra tất cả các “công cụ” để chặn đối thủ của mình.
Trung Quốc mới đây đột ngột áp dụng luật an ninh quốc gia Hồng Kông, làm xói mòn nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống" đã áp dụng cho thuộc địa cũ của Anh kể từ khi trở lại chính quyền Trung Quốc năm 1997. Đó là một quyết định gây nhiều phản ứng từ cộng đồng quốc tế và đi chệch khỏi lẽ thường. Nhưng ưu tiên của đảng là lợi ích chính trị trong nước, và sự tồn vong của nó. Câu hỏi đặt ra là quyết định này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia như thế nào.
Đúng như dự đoán, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang và quan hệ ngoại giao đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Chính quyền Trump đã bắt đầu nhắm vào chính chế độ cộng sản của Trung Quốc, với tiền đề rằng nhiều điều đã xảy ra trong nhiệm kỳ tám năm của ông Tập đã phá hoại trật tự thế giới.
Hoa Kỳ được cho là đang cân nhắc các hạn chế gia nhập đối với các thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình của họ. Đảng này có tới 92 triệu thành viên, nhiều hơn dân số của CHLB Đức. Tổng số đảng viên và thành viên gia đình của họ được cho là gần 300 triệu, gần bằng dân số Hoa Kỳ.
Nếu Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ với giới thượng lưu của Trung Quốc, thì thực tế, điều đó có nghĩa là đóng băng trong quan hệ ngoại giao. Điều đó cũng rất nguy hiểm.
Nỗi ám ảnh của Tập Cận Bình về việc không muốn trở thành Gorbachev thứ hai và những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông để củng cố ĐCSTQ đến cuối cùng giờ đã bị phản tác dụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét