khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Tàu Cộng trong chiến tranh Việt Nam, 1945-1975




Một nghiên cứu hiếm có về ‘quân Trung Quốc tại Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ’ sắp được nhà xuất bản đại học Oxford ấn hành đầu năm 2020.

Sách The Dragon in the Jungle: The Chinese Army in the Vietnam War của giáo sư Xiaobing Li, đại học Central Oklahoma, Mỹ, sử dụng nguồn tài liệu từ phía Trung Quốc. Tác giả từng phục vụ trong Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

Một số chi tiết được ‘bật mí’ từ cuốn sách sắp ra mắt:

Ngày 9/6/1965, những người lính Trung Quốc đầu tiên sang Bắc Việt. Từ 1965 tới 1970, Trung Quốc đưa 320.000 lính sang Việt Nam để giúp đỡ Bắc Việt.

Thời gian phục vụ của những người lính Trung Quốc khác nhau. Ví dụ, có đơn vị phòng không thì chỉ ở lại một năm, còn các kỹ sư làm đường quốc lộ, đường sắt có thể ở lại từ ba tới năm năm.

Từ 1968, Trung Quốc cũng cử 110.000 lính sang Lào.

Những người lính Trung Quốc, khi quay về nước, không có cuộc sống hạnh phúc vì không được kể về thời gian ở Việt Nam, không có lương hưu.

Tháng 8/1973, người lính Trung Quốc cuối cùng về nước. 1.715 lính Trung Quốc đã thiệt mạng, 6.400 bị thương ở Việt Nam. Còn tại Lào, 269 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Từ 1964 tới 1973, Trung Quốc cung cấp 60 tỉ nhân dân tệ viện trợ quân sự cho Việt Nam.

Từ khi Liên Xô cung cấp khí tài cho Việt Nam, ảnh hưởng của Trung Quốc bắt đầu bị giảm dần, vì Bắc Kinh không thể cạnh tranh với vũ khí tối tân hơn của Moscow.

Việc bộ đội Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam như thế nào, rất khó tìm được các bài nghiên cứu của Việt Nam.

Năm 2014, có bài Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ứng xử ngoại giao mẫu mực của ông Nguyễn Khắc Huỳnh, đăng ở báo Thế giới & Việt Nam, có đoạn hiếm hoi:

"Sau khi thành công trong việc đề nghị Liên Xô giúp đỡ về vũ khí phòng không, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục trực tiếp sang Trung Quốc. Người và Ban lãnh đạo cùng tính toán: Việt Nam không đề nghị Liên Xô gửi bộ đội phòng không, bộ đội tên lửa và quân tình nguyện vào giúp, nhưng với Trung Quốc thì khác. Ta cần bộ đội phòng không, công binh làm đường... vào giúp vì khu vực cần bảo vệ chống máy bay Mỹ khá rộng, khối lượng đường sá cho mấy tỉnh miền Bắc rất lớn."

"Chủ tịch Hồ Chí Minh sang gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông ở thành phố Trường Sa - tỉnh Hồ Nam (ngày 16-5-1965). Người nêu đề nghị về lực lượng phòng không và làm đường. Mao Chủ tịch trả lời ngay: “Các việc đó theo lệnh của đồng chí Chủ tịch, chúng tôi xin bao"."

Cuốn sách của Xiaobing Li, của NXB uy tín hàng đầu là NXB Đại học Oxford, hứa hẹn sẽ là tài liệu rất quan trọng để tìm hiểu về một khía cạnh trong Cuộc chiến Việt Nam.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét