Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán thương mại, làm giảm bớt một cuộc tranh cãi kéo dài đã gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản hôm 29/6/2019.Ông Trump nói rằng các cuộc đàm phán là "tuyệt vời", trong khi ông Tập được Tân Hoa Xã dẫn lời nói hai nước không nên "rơi vào cái bẫy xung đột và đối đầu."
Tổng thống Trump từng đe dọa sẽ áp thêm thuế quan trị giá 300 tỷ đôla lên hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau cuộc gặp ở Osaka, ông xác nhận rằng Washington sẽ không tăng thêm thuế quan bổ sung và ông sẽ tiếp tục đàm phán với Bắc Kinh.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng tuyên bố rằng các công ty Mỹ có thể tiếp tục bán hàng hóa, dịch vụ cho công ty công nghệ Trung Quốc Huawei, hãng mà Washington đã ra lệnh cấm vì lo ngại về an ninh.
Nhưng ông Trump nói rằng tranh chấp sẽ được giải quyết 'vào cuối cuộc đàm phán thương mại.
Tranh chấp leo thang thế nào?
Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - đã đụng độ trong một cuộc chiến thương mại gây thiệt hại trong năm qua.
Ngược lại, Trung Quốc cho rằng yêu cầu cải cách kinh doanh của Mỹ là không hợp lý.
Tình thế đối địch leo thang suốt nhiều tháng ngay trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, sau khi các cuộc đàm phán giữa hai nước sụp đổ vào tháng 5/2019.
Đột phá sẽ thay đổi ra sao?
Phát biểu sau cuộc gặp với ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh Osaka , Tổng thống Mỹ nói các cuộc đàm phán đã "trở lại đúng hướng".
"Chúng tôi đã có một cuộc gặp rất tốt với Chủ tịch Tập của Trung Quốc, tuyệt vời, tôi có thể nói là tuyệt vời, tốt đẹp như sẽ diễn ra", ông Trump nói với các phóng viên.
"Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều điều và chúng tôi đã trở lại đúng hướng và chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra."
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói các nhà đàm phán từ cả hai bên sẽ thảo luận về các chi tiết cụ thể, nhưng không nêu chi tiết.
Tân Hoa Xã cũng dẫn lời ông Tập nói: "Trung Quốc và Mỹ có lợi ích tích hợp cao cùng các lĩnh vực hợp tác rộng rãi và hai nước không nên rơi vào điều được gọi là cái bẫy xung đột và đối đầu".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét