Hệ thống giáo dục Việt Nam lại đầy các thứ ưu tiên mà xét cho cùng là việc bớt miếng bánh của người này trao cho người kia.
Ở cấp trên trung học, rất nhiều bộ ngành có trường đại học hoặc cao đẳng đào tạo con em công chức làm thế hệ kế tiếp.
Ngay từ khởi điểm, những bạn này đã có ưu thế hơn con dân thường.
Bên ngoài xã hội thì có chế độ cộng điểm dài dòng, phức tạp và không giống nước nào cả. Các văn bản chính thức ở Việt Nam nêu ra một loạt nhóm người được ưu tiên khi thi vào đại học, cao đẳng, từ dân tộc thiểu số, dân vùng xa, hải đảo, vùng núi, thương binh, bệnh binh, người có 'giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh', tới quân nhân, công an tại ngũ, đã xuất ngũ...
Không ai nói có phải các nhóm cư dân đó thiếu gì về học thức, học lực, trí tuệ mà cần cộng điểm.
Nhưng cách ưu đãi này không chỉ dừng lại ở đời 1, mà còn kéo sang đời 2.
Trong 7-8 diện đối tượng ưu tiên, được cộng điểm, thì di sản chiến tranh, cách mạng (mới nhất cũng là năm 1945), được lưu truyền sang cả đời sau:
- Con của thương binh, liệt sỹ
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
- Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
- Con của người có công giúp đỡ cách mạng;
Những bằng khen, huy hiệu này thì phải có đến hàng triệu trong xã hội, và ưu tiên người này thì khỏi ưu tiên người kia, nên không khỏi gây ra bất công.
Tóm lại, hệ thống nói là bình đẳng nhưng có không ít người được hưởng quyền 'bình đẳng hơn' qua mạng lưới phân phát 'phiếu chen hàng'.
Việc này nhắc lại thời hậu chiến sau 1975, khi chủ nghĩa lý lịch từng rất nặng nề, khoét sâu chia rẽ xã hội.
Sự nâng đỡ là để bù đắp cho thiệt thòi của một số giới bị ảnh hưởng của chiến sự nhưng kéo dài quá dễ tạo ra tâm lý 'ăn mày dĩ vãng' và khiến cả triệu người Việt Nam đến nay vẫn như thể còn là 'nạn nhân chiến tranh'.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét