khktmd 2015
Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018
Vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ không còn cá vào năm 2048
Trong cuộc khảo sát toàn diện các chủng loại động vật cảnh báo, tính đến năm 2100, có khả năng hơn phân nửa số loài chim và các loài động vật có vú ở Châu Phi sẽ biến mất, vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương có thể ‘cạn’ cá trong vòng 30 năm tới.
Phúc trình của IPBES được trình bày tại một trong những hội nghị quan trọng về môi trường ở Colombia, sau hơn 3 năm làm việc của gần 600 nhà khoa học vào thứ Sáu ngày 23/3/2018.
Trong cuộc điều tra về sự đa dạng sinh học năm 2005, lời cảnh báo đã từng được nêu lên, nhấn mạnh việc cần phải có những hành động quyết liệt để ngăn chặn sự suy thoái nghiêm trọng trong thế giới động vật hoang dã.
Sẽ có 90% rặng san hô ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hứng chịu sự vôi hóa tính đến năm
2050, và Châu Phi sẽ mất đi lượng thực vật và hồ nước đáng kể, làm cho hệ sinh thái khu vực đó giảm hiệu quả đi 20-30% tính đến năm 2100.
Châu Âu và Trung Á có thể mất đi 1/3 lượng cá, trong khi đó phân nửa số động vật và thực vật trên cạn cũng dần biến mất. Trong khu vực châu Á, các nước có nền ngư nghiệp lớn có thể kể đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Nam Triều Tiên. Những vùng biển quanh các nước này đang phải chịu đựng tình trạng bị lạm dụng khai thác.
Tại Châu Âu, chỉ có 7% chủng loại động vật biển ở trong tình trạng ‘bảo tồn thuận lợi.’
Ở Châu Mỹ, quần thể các loài đã giảm đi 31% so với thời điểm khi người Châu Âu lần đầu tiên đặt chân đến khu vực này, và sẽ tiếp tục giảm khoảng 40% tính đến năm 2050.
Theo phúc trình, ô nhiễm, thay đổi khí hậu và việc khai phá rừng để làm đất nông nghiệp là những mối đe dọa chính đến môi trường tự nhiên.
Robert Watson, Chủ tịch Tổ chức Hợp tác Khoa học-Chính phủ Liên Chính phủ về Đa dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái (Intergovernmental Science-Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Services - IPBES) chia sẻ, những phát hiện đã cho thấy được việc loài người đang “phá hoại chính tương lai của chúng ta”.
Ông còn nói thêm, “Sự đa dạng sinh học sẽ tiếp tục giảm đi tại khắp các khu vực trên toàn cầu.”
“Chúng ta đang mất dần rất nhiều chủng loại, chúng ta làm suy giảm hệ sinh thái…và nếu chúng ta cứ tiếp tục ‘kinh doanh như chẳng hề có gì xảy ra’, chúng ta sẽ còn mất đi nhiều hơn thế, và làm gia tăng tỉ lệ suy giảm đa dạng sinh học.”
Nhu cầu khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên sẽ tiếp tục tăng, kết quả cho sự tăng trưởng của nền kinh tế các nước, cũng như việc dân số thế giới sẽ liên tục tăng không ngừng tính đến năm 2050.
Thiên nhiên cung cấp cho loài người không chỉ chỗ ở, thức ăn, nguồn nước, năng lượng và khí hậu, đầy đủ để loài người có thể sinh tồn. Thế nhưng chúng ta chưa dành đủ sự quan tâm đến những vấn đề bảo tồn môi trường sống của mình, cũng như những lời kêu gọi của rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới.
Các chính phủ, doanh nghiệp và mỗi cá nhân nên cân nhắc đến những tác hại từ chính hành động của mình lên môi trường tự nhiên, trước khi quyết định làm bất cứ dự án kinh doanh, khai thác nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, vv…
Mỗi khu vực khác nhau đòi hỏi những giải pháp khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa muộn để chúng ta hành động.
“Chúng ta có thể ngăn chặn sự suy thoái này? Không. Vậy chúng ta có thể làm chậm nó hết mức có thể? Có,” ông Watson nói.
Phúc trình đã đưa ra các giải pháp như phục hồi các khu vực bị suy thoái, tạo ra nhiều khu bảo tồn hơn, cũng như xem xét lại các khoản trợ cấp dành cho các lĩnh vực khai thác nông nghiệp không bền vững.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét