khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

NGU NHÀ DẠI CHỢ? - Tác giả Thiếu Khanh



Dường như những người Mỹ có thói quen ghi nhận từng lời tuyên bố của Tỗng thống của họ, nhất là thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ được dân Mỹ đón nghe không sót một lời. Những gì ông ấy nói sẽ được nhà nước thực hiện, chắc chắn liên quan đến cuộc sống của họ.

Phần đông người Việt Nam có vẻ không “hưỡn” như thế. Các lãnh đạo đất nước muốn nói gì thì nói, họ nghe như gió thoảng qua, hoặc thậm chí không cần nghe, vì ai cũng nghĩ mình thuộc hết các công thức ấy rồi, dù ai có điển vào ô trống hoặc dòng chấm chấm những chữ gì, thì công thức cũng chừng đó thôi.

Chỉ vì thói quen đáng tiếc đó mà hầu như không ai để ý lời phát biểu này:

Vì Việt Nam chúng ta có thể hiến dâng cả máu của mình!”

Câu nói ấy được cho là của Fildel Castro, nhà lãnh đạo cách mạng Cuba.

Mỗi lần nhắc đến Cuba hay Fidel Castro, các nhà lãnh đạo nước ta thường xúc động nhắc lại câu nói ấy, mà có lẽ ai cũng tưởng là công thức nên không để ý.

Một số thông tin mới đây cho thấy lời của nhà lãnh đạo Cuba là nói thật, với nghĩa đen từng chữ.

Theo các thông tin ấy, vào những năm 60 của thế kỷ trước, trước khi hành quyết các tội nhân bị án tử hình, nhà nước Cuba đã rút lấy máu của họ, khoảng 3,5 lít máu mỗi người, và bán lượng máu ấy cho Việt Nam với giá khoảng 50 đô la mỗi bịch nửa lít. Như thế, mỗi tội nhân đã “đền tội” một cách cụ thể với khoảng tiền chừng 700 đô la cho nhà nước Cuba.
Không nói việc rút máu đồng loại đem bán là hành động không những thú vật không làm đã đành mà cũng không có trong con người tự cổ chí kim ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Hitler bị phần lớn loài người căm giận vì lập lò thiêu người Do Thái nhưng ông ta cũng không nghĩ ra được chuyện hút máu này! Nhưng không nói về mặt đó.

Là anh em đồng bào có cùng một ông tổ Lạc Long Quân và bà tổ Âu Cơ, và cùng đồng cảm với sinh mạng những người anh em trong “chiến tranh giải phóng” được cứu sống nhờ những giọt máu đến từ nửa vòng trái đất ấy, chúng ta hiểu được vì “ân nghĩa” đó, nhà nước Việt Nam làm lễ quốc tang cho con người đã vì tinh thần bạn bè cộng sản quốc tế mà không tiếc “hiến dâng cả máu của (nhân dân) mình.”

Cách Cuba một Thái Bình Dương, và một bề ngang Trung Mỹ, Đảng và chánh phủ Việt Nam làm lễ quốc tang cho Fidel Castro; trong khi đó, đồng bào của nhà cách mạng Cuba này ở trên đất nước Hoa Kỳ, cách nước Cuba một mặt “ao” rộng khoảng trên dưới 140 cây số, thì nhảy múa vui mừng như thể nghe tin cha mẹ, thân nhân của họ còn ở trên đất nước Cuba được Chúa gia ân sống thêm nhiều năm nữa.

Những năm 60 thế kỷ trước là thời gian đầu của “cách mạng Cuba” thành công. Có lẽ không phải tất cả tội nhân bị tử hình của Cuba thời đó đều là tội phạm hình sự. Trong những bịch máu đó có thể có cả máu của những người dân Cuba ưu tú mặt này mặt khác. Cho nên không phải tất cả những giọt máu được chuyền vào cơ thể để cứu sống người anh em binh sĩ bộ đội đi “giải phóng miền Nam” là máu kẻ có tội bị xã hội loại bỏ. Tất cả đều là máu đỏ.

Có điều trong khi kẻ mũi lỏ râu xồm kia hút máu của đồng bào mình, theo nghĩa đen, dù họ là kẻ có tội, đêm bán lấy “ngoại tệ cứng”, được nhà nước ta trân trọng ghi ơn bằng lễ quốc tang, thì những người lính Việt Nam ngã xuống ngay trên đất nước, biển đảo Việt Nam để bảo vê quê hương mình trước mũi súng của kẻ thù phương Bắc, lại không được nhắc đến. Những người lính Việt Nam đó đã không đổ máu sao? Hoặc máu của họ không có màu đỏ sao? Máu của họ có màu gì?

Phải chăng vì máu của những người lính Việt Nam trên các mặt trận biên giới phía Bắc tổ quốc và trên các đảo Hoàng Sa Trường Sa, cùng với máu của những ngư dân Việt Nam liên tục bị giặc sát hại trên chính vùng biển của quê hương mình, bị pha loãng hết vào nước biển hoặc bị ngấm hết xuống đất một cách phung phí, không thu lại được giọt nào để bán lấy tiền như máu những kẻ tội phạm Cuba, nên suốt bao nhiêu năm qua không ai muốn nhắc đến sự hy sinh của những người lính Việt? Cái chết vì nước của họ cho đến nay vẫn không được công khai nhìn nhận. Một ngày tưởng niệm cũng không có, thậm chí những người tưởng niệm họ từng bị ngăn cản, đánh đập, nói chi đến có một ngày quốc tang dành cho họ!

Lẽ nào tổ tiên ta đã sai khi đặt ra câu tục ngữ “Khôn nhà dại chợ?”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét