khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Từ Thở Sang Nuốt - Tác giả Bs Nguyễn Ý Đức


Đôi khi quý vị có thể “nuốt sai,” và một vật cứng nào đó rơi vào đường không khí và bị chặn. Nếu ho không công hiệu, cần phải cấp cứu mới có thể ngăn nạn nhân khỏi bị nghẹt thở và chết.
Bình thường, một cơn ho làm văng vật lạ ra ngoài và mở ống không khí trở lại. Nhưng nếu ho không công hiệu, cần phải cấp cứu mới có thể ngăn nạn nhân khỏi bị nghẹt thở (choking) và chết.

1-Họng được cấu tạo như thế nào?

Cuống họng là một ống cơ bắp lót bằng một màng nhờn, chiều dài khoảng 2.7 phân và kéo dài từ phía sau của mũi tới thực quản. Đây là một phần của hai bộ phận khác nhau là bộ phận hô hấp và tiêu hóa. Không khí và thực phẩm đi qua đó và quý vị sẽ rất ngạc nhiên là sự cộng sinh này xảy ra một cách êm ả.

Họng chia ra làm ba vùng:

-Phần trên cùng là mũi hầu, bắt đầu từ xoang mũi. Từ đây không khí và các chất tiết từ mũi và các xoang sẽ chảy ra.

-Phần giữa là họng miệng, rộng nhất của họng. Chính tại đây, ngay ở dưới vòm miệng, là đường dẫn không khí nối với cơ quan chuyên trở thực phẩm.

-Ở phần thấp nhất của họng là hầu thanh quản với các đường hô hấp và tiêu hóa. Vì chúng gặp nhau, có người cho rằng thực phẩm và nước thường thường đi nhầm đường.

Các ống dẫn không khí, bắt dầu từ phía sau của họng, uốn cong về đằng trước. Ở đó nó trở thành thanh quản với các dây thanh âm.Thanh quản mở vào khí quản rồi lên phổi. Cùng với ống dẫn thực phẩm và ngay đằng sau là thực quản và cuối cùng là bao tử.

2-Cái gì ngăn thực phẩm vào khí quản?

Họng có đường dẫn không khí-khí quản-và thực phẩm-thực quản. Nếu cả hai cùng mở khi quý vị nuốt, không khí có thể vào bao tử và thực phẩm vào phổi. May mắn thay là khí quản khép lại trong khi nuốt.

Bộ phận của cơ chế an toàn đó là tiểu thiệt và nó chuyển động mỗi khi quý vị nuốt. Tới lúc quan trọng, tiểu thiệt, một mẩu nhỏ giống như sụn, làm việc như một cái vung cùng với thanh quản. Thanh quản nhô lên về đằng trước để đóng khí quản. Các cử động này phân chia thực phẩm lỏng và đặc. Rồi sau mỗi lần nuốt, tiểu thiệt lại di động lên, khí quản trở lại vị trí cũ, và làn không khí sinh tử tới thanh quản và khí quản lại tiếp tục.

Đôi khi quý vị có thể “nuốt sai,” và một vật cứng nào đó rơi vào đường không khí và bị chặn. Bình thường, một cơn ho làm văng vật lạ ra ngoài và mở ống không khí trở lại. Nhưng nếu ho không công hiệu, cần phải cấp cứu mới có thể ngăn nạn nhân khỏi bị nghẹt thở (choking) và chết.

3-Tại sao cái banh miệng tongue depressor lại làm quý vị nghẹt thở hoặc nôn ọe?

Nôn ọe khan có thể là một điều khó chịu nhưng nó cũng cứu đời sống của quý vị bằng cách ngăn không để chúng ta vô tình nuốt một vật lạ khiến bị nghẹt thở. Quý vị không thể ngưng được khi nôn ọe vì đó là một phản ứng tự chủ. Nó xảy ra khi một vật lạ tấn công một vài đoạn cuối của dây thần kinh nằm trong vùng lạnh tạo ra giới hạn giữa miệng và phần giữa của họng.

Cái que thăm bằng gỗ của bác sĩ chỉ là vật lạ. Khi đụng vào các dây thần kinh này, nó gây ra một phản ứng để tống vật sắp bị nuốt ra phía trước của miệng rồi được nhổ ra. Tất nhiên phản ứng này sẽ không cần trong khi bác sĩ khám họng. Nhưng có nó ít nhất cho quý vị hay rằng phản ứng sinh tử đó hoạt động đúng.

Ăn và uống nhiều không đi đôi với nhau. Tuy nhiên đa số các trường hợp nghẹt thở xảy ra chỉ vì quý vị “nuốt sai” hoặc cười to với thức ăn đầy miệng và nhai nhồm nhoàm là điều nên tránh.
4-Cái nắp nhỏ ở đằng sau cổ họng dùng để làm gì?

Lưỡi gà là miếng thịt đó. Đây là mô bào tiếp nối uvula, và màng nhờn nhủ xuống từ cạnh của vòm miệng mềm. Đó là phần mà lúc thường chuyển động lên khi quý vị nói “a.” Nếu nó chuyển động sang một phía thì có gì bất thường.

Lưỡi gà đúng là bộ phận bật lên và giúp khép lại các lối đi của mũi khi quý vị nuốt. Nhưng nhiệm vụ đó được coi như không quan trọng, vì nhiều người không có lưỡi gà vẫn không than phiền thức ăn ra ngoài bằng lỗ mũi. Các nhà hoạt họa truyện tranh miêu tả cục thịt dư rung lên khi hát và hét, nhưng thực ra cục này không liên quan gì tới tiếng nói.

5-Chuyện gì xảy ra nếu quý vị có một cục ở họng?

Một điều rõ ràng là cảm giác khó chịu của một tảng nào đó ở họng ít khi gây ra do u bướu hoặc bất cứ vật nào khác. Trong các trường hợp, nó chỉ là triệu chứng của lo âu.

Cảm giác này bắt nguồn từ một rối loạn ở dây thần kinh số chín và ở cơ bắp kiểm soát thực quản. Đôi khi các rối loạn này co thắt lại lúc ta bực mình. Đây chỉ là những triệu chứng tạm bợ có nhiều liên quan tới các hoàn cảnh gây căng thẳng và cần thời gian để giải quyết. Tuy nhiên trong những trường hợp hiếm, miếng đó vẫn còn và người này phải tới bác sĩ để được khám bệnh. Đôi khi một nhỏ giọt ở đằng sau lỗ mũi hoặc quá nhiều chất chua ở bao tử cũng gây ra triệu chứng này.

6-Im lặng vì e thẹn nghĩa là gì?

Mặc dù thành ngữ “Im lặng vì thẹn” (tongue-tied) – thường thường chỉ được dùng như một nhóm chữ để gây ra xúc động mạnh, nhưng đó cũng là sự thật. Lưỡi của một em bé ít cử động hơn lưỡi người lớn. Đó là vì lớp màng nhờn gọi là cái hãm frenum nó cột phần dưới của lưỡi vào phía đáy của miệng gần hết chiều dài của lưỡi, nhờ đó đầu lưỡi được tự do.

Trong năm đầu của em bé, đầu lưỡi lớn lên rất mau và cái hãm “cột” dần dần phần nhỏ của lưỡi.Tuy nhiên trong các trường hợp rất hiếm, cái hãm còn bị hạn chế và đứa bé gặp khó khăn để nói và ăn. Bác sĩ bèn khuyên nên cắt bớt phần sau của nếp gấp và như vậy lưỡi được tự do di động.

7-Nghẹt thở có tránh được không?

Ăn và uống nhiều không đi đôi với nhau; lượng rượu lớn có thể làm tê liệt việc nuốt, làm cho thực phẩm rơi vào khí quản thay vì thực quản. Tuy nhiên đa số các trường hợp nghẹt thở xảy ra chỉ vì quý vị “nuốt sai” hoặc cười to với thức ăn đầy miệng và nhai nhồm nhoàm là điều nên tránh.

Một số nhỏ nạn nhân của nghẹt thở có thể đã bị khó khăn nuốt mà không biết cho tới khi họ thở hổn hển để sống. Rối loạn này có thể gây ra do bất thường của cuống họng hoặc các tật khác từ khi mới sinh. Hay có thể nó xảy ra sau này vì u bướu, rối loạn cơ bắp hoặc thần kinh. Nếu quý vị bị nghẹt thở thường xuyên thì nên cho bác sĩ hay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét