khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Chọn lãnh đạo theo tiêu chuẩn "hậu duệ - hạt giống đỏ"?

Ở Việt Nam đang 'rộ lên' một cung cách lựa chọn, bổ nhiệm quan chức nhà nước, đảng và chính quyền, mà khi lựa chọn 'người ta nhằm trước hết vào gia đình mình', theo một cựu tổng thư ký tòa soạn báo chí từ Sài Gòn.

Bình luận với BBC về việc xuất hiện một cách khá đồng loạt các vụ bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo các cấp tại các đại hội đảng bộ đảng cộng sản ở các tỉnh, thành tại Việt Nam trước Đại hội XII của Đảng Cộng sản, với nhiều lãnh đạo trẻ được cho là 'con ông, cháu cha', nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, từng làm việc tại báo Thanh Niên, nói:

"Đang rộ lên chuyện đưa các 'Hạt giống đỏ' hay là người ta gọi là 'Thái tử Đảng' vào các vị trí quan trọng của Đảng, mà trước hết là nằm ở các địa phương, mới đầu từ các địa phương.

"Ví dụ như ông (Nguyễn) Xuân Anh ở Đà Nẵng, ông (Nguyễn) Thanh Nghị ở Kiên Giang, rồi ông (Nguyễn) Minh Triết ở Bình Định, rồi một loạt những Thái tử Đảng khác đang đưa lên ở những chức vụ nhỏ hơn tí như Giám đốc Sở chẳng hạn.

"Nó lộ ra một điều như thế này tức là phát triển nhân sự lãnh đạo nhà nước, nhân sự cho cán bộ nhà nước, cán bộ đảng, thì trước hết người ta nhắm vào chính gia đình của họ.

"Sau đó thì mới nhắm ra các đảng viên bình thường khác, đó là cung cách phát triển nhân sự của đảng cộng sản Việt Nam từ trước tới giờ, nó vẫn ưu tiên cho con cái trong gia đình, người ta gọi là ưu tiên cho truyền thống.

"Và trong dân gian cũng có câu là nhất là hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn rồi mới tới trí tuệ và tôi nghĩ nó cũng đúng luôn trong tình hình này, và bây giờ nó lộ rõ một cách rất công khai và không thể che đậy được nữa," blogger nói với BBC.

Phong kiến, theo Bắc Hàn?

Trả lời câu hỏi liệu việc 'trẻ hóa' lãnh đạo như vậy là tích cực hay là đáng quan ngại, ông Chênh nói thêm:

"Thực ra thì trẻ hóa là rất tốt. Hai mươi, hai mươi lăm, ba mươi mà người ta đã làm lãnh đạo chỗ này, chỗ khác thì rất tốt. Nhưng mà cái trẻ hóa nó phải do chính người trẻ có tài năng thực sự họ chiếm đoạt được vị trí, họ tranh giành được cái vị trí đó.

"Nhưng mà trẻ hóa đây là dựa vào thế lực của gia đình, dựa vào quyền lực của cha ông đi trước rồi sắp đặt đưa mình lên, như kiểu như Kim Jung-un (lãnh đạo Bắc Hàn)..., được bố đưa lên ở tuổi 40 làm Tổng Bí thư, thì ở Việt Nam tôi nghĩ nó cũng vậy, cũng theo cơ chế nó như vậy.

"Họ có quyền và họ sắp xếp, xếp đặt cho con cái mình bất cứ vị trí nào cũng được.

"Đất nước này được lãnh đạo toàn diện và độc quyền của Đảng Cộng sản, cho nên họ có quyền làm như vậy.

"Mà ông Nguyễn Văn An (nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam) hồi trước gọi đây là một chế độ phong kiến mà tập thể vua, có nhiều vua, vua nào thì cũng có quyền của mình.

"Mà nó còn hơn thế nữa là vua ở trung ương thì có quyền theo kiểu trung ương mà vua ở địa phương thì có quyền theo kiểu địa phương.

"Và họ nhắm phát triển lực lượng của họ, thì họ nhắm vào con cái của họ... vào hậu duệ là trước," ông Huỳnh Ngọc Chênh nêu quan điểm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét