Để khảo sát được các vùng địa lý rộng lớn của Hoa Kỳ, quốc gia này đã được thành các khu vực miền Tây, miền Trung và miền Đông, nhưng nói chung, Hoa Kỳ đều có xếp hạng tốt (lần lượt là 22, 9 và 11) cho môi trường kinh doanh rủi ro thấp và chuỗi cung ứng mạnh.
Việc làm sao để kiềm chế virus lây lan là thách thức ở các siêu đô thị như New York, và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức lịch sử, chủ yếu là do tác động của lệnh phong tỏa bắt buộc được áp dụng đối với hơn một nửa các tiểu bang.
Lệnh phong toả ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với những người làm việc trong ngành dịch vụ nhà hàng, ngành bán lẻ, cũng như các doanh nghiệp phải dựa vào lượng khách thực sự bước chân vào cửa hàng.
Nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng hành động nhanh chóng với việc thông qua các biện pháp kích thích để ổn định nền kinh tế, và áp dụng chính sách giãn cách xã hội ở nhiều nơi trong cả nước, điều tỏ ra đã có tác dụng làm giảm lây lan của virus, cho phép phục hồi kinh tế nhanh hơn.
Các tổ chức tài chính như Goldman Sachs và Morgan Stanley dự đoán là sẽ xảy ra một cuộc suy thoái và phục hồi hình chữ V, với những tác động tiêu cực tức thời lớn chưa từng thấy (chúng ta đã thấy đáy của chữ V khủng khiếp thế nào trong những ngày qua), nhưng sự phục hồi sẽ tương đối nhanh trong các quý cuối năm.
Các chuyên gia tư vấn như McKinsey thì có một cái nhìn thận trọng hơn, nhưng vẫn đưa ra quan điểm lạc quan về sự phục hồi dựa trên việc thực hiện thành công các biện pháp y tế công - như phong tỏa tại chỗ - và các chính sách can thiệp như gói kích thích 2000 tỷ đô la đã được công bố, mà có thể là sẽ còn có các biện pháp, chính sách khác nữa được đưa ra trong các bước tiếp theo.
Mỹ có vị trị rất quan trọng đối với nền kinh tế chung, chiếm gần một phần tư GDP thế giới. Sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào đường đi nước bước của Mỹ.
"Nói chung, so với các nước khác trên thế giới thì nền kinh tế Hoa Kỳ có vị trí tốt hơn để phục hồi sau những cú sốc lớn và những thay đổi dài hạn. Dân số trung bình trẻ hơn và dễ huy động hơn nhiều so với các phần còn lại của thế giới, các hạn chế đối với thị trường lao động thì thường là nhẹ nhàng hơn, cho nên nước Mỹ có thể dễ dàng tái phân bổ nhân lực," Eric Sims, giáo sư kinh tế tại Đại học Notre Dame, nói.
"Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Anh Quốc (cả hai định chế này đều chưa đưa ra chính sách áp dụng mức lãi suất âm) có tiềm lực tài chính hùng hậu hơn trong việc hỗ trợ tiền tệ so với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB hoặc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản."
Để tăng cường hơn nữa sức mạnh phục hồi của Hoa Kỳ, chính quyền liên bang đã đề xuất chia cả nước thành các khu vực khác nhau, theo đó các vùng bị ảnh hưởng ít hơn bởi đại dịch sẽ được phép hoạt động làm ăn như lúc bình thường.
"Tôi nghĩ rằng những biện pháp này có thể áp dụng lâu dài để cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho việc phục hồi kinh tế mạnh mẽ," Peter C Earle, chuyên viên tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu tư vấn phi lợi nhuận, nói. "Chúng tôi muốn có tiền, hàng hóa, dịch vụ, lao động và muốn được thoải mái tự do đi lại, không chỉ trong nước mà cả quốc tế nữa."
Sự thiếu hụt lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phổ quát tại Hoa Kỳ là điều bị chỉ trích về năng lực xử lý khủng hoảng của chính quyền, và là một vấn đề cần phải được xem xét đến khi nguòiw ta cân nhắc tới khả năng phục hồi trong tương lai.
"Tôi nghĩ cuối cùng thế giới có thể bật dậy mạnh mẽ hơn sau đại dịch này, và tôi tin rằng Hoa Kỳ cũng vậy. Nhưng tất cả phụ thuộc vào những bài học kinh nghiệm mà chúng ta rút ra được," ông Michael Merrill, kinh tế gia và là sử gia về lao động tại Trường Quản trị Kinh doanh và Quan hệ Lao động Rutgers, nói.
"Chúng ta sẽ phải đầu tư vào các hình thức mới của lĩnh vực y tế công, tạo ra các hình thức bảo vệ xã hội bền vững và khả năng ứng phó tốt của các cơ quan này nếu chúng ta quay trở lại đời sống xã hội với các hoạt động thương mại dày đặc, liên kết đan xen mật thiết với nhau như chúng ta đã từng như thế chỉ mới một tháng trước đây."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét