Khi còn đi học, trong trường tôi có lưu truyền mấy câu thơ về hoàn cảnh lịch sử sang trang của nước nhà sau năm 1975. Mấy câu thơ do một thằng phản động nào đó đã sáng tác, nhưng tôi lại nhớ mãi đến bây giờ những lời thơ như lời nguyền ấy, “Bốn ngàn năm ta vẫn là ta/ từ trong hang đá chui ra/ vươn vai một cái… lại chui ngay vào.” Thuở còn đi học thì lấy đó làm vui với ngụ ý chế giễu những người trong rừng ra nhưng họ tự hào họ là đỉnh cao trí tuệ, vì thế họ cai trị miền nam chiếm được từ có cơm ăn trong chiến tranh trở thành đói khát sau hoà bình. Bỗng chiều nay nhớ lại thời ngồi nghe mấy ông thầy ngoài trường Sư phạm Hà nội vào Sài gòn giảng dạy về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta đã có bốn ngàn năm lịch sử, nhưng chỉ có bác Hồ vĩ đại là người duy nhất đã lãnh đạo dân tộc tiến tới thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước, giảnh lại được độc lập tự do hạnh phúc cho đất nước và dân tộc ta… Nhớ trời ơi là nhớ mưa bên ngoài cửa lớp, mưa trong lòng sinh viên thời ấy, “tôi đi giữa phố phường/ chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ”. Câu thơ của Trần Dần in đậm nhất trong đầu lớp trẻ ở Sài gòn sau hoà bình lập lại, nhưng có đứa nào dám nói ra đâu! Thế là chuyền tay nhau mấy câu thơ, “bốn ngàn năm ta vẫn là ta…” Câu thơ vui học trò không ngờ là cái còn lại sau tháng năm ngồi nhẵn ghế nhà trường, bạn bè tới chán thấy mặt nhau vì gặp nhau chỉ than đói bụng, rồi cũng chẳng có gì để ăn. Nhưng câu thơ trở thành lời nguyền về dân tộc Việt từ bao giờ không rõ, như khi từ phương trời xa xứ, bỗng thấy người phụ nữ Việt mặc bộ đồ pijama đi vào khu thương mại Phước Lộc Thọ bên Calif tỉnh queo; bên Dallas không hơn gì với đôi dép kẹp lê la trên sàn nhảy; người khạc nhổ, nhả xương xuống sàn nhà tiệm phở tự nhiên nhiên nhiên… Bỗng đâu trong tiền thức bật dậy lời nguyền, “bốn ngàn năm ta vẫn là ta…”
Chắc bạn đọc chưa quên sự kiện năm 2000. Không biết từ đâu (chắc là từ các chợ châu Á) tung ra cái tin vô căn cứ để bán hàng tồn kho với giá cắt cổ - là khi thời gian bước sang năm 2000. Hệ thống điện toán trên nước Mỹ, trên toàn thế giới bị đình trệ vì computer không hiểu được mệnh lệnh của người điều khiển. Thế là ngày tận thế đã đến vì ngành hàng không, tàu biển, xe lửa, tàu điệnngầm…ngưng hoạt động hết vì computer comtrol nên tê liệt hết. Hù doạ tiếp theo là nhà băng, nhà máy nước, nhà máy điện cũng do computer control nên tê liệt hết! Thế là dân ta cương quyết anh hùng. Ùn ùn đi mua gạo, muối, nước mắm, nước uống; đi nhà băng rút tiền mặt về chôn giấu chứ thôi mất sạch khi hệ thống máy điện toán của nhà băng tê liệt - và hồi hoạt động lại thì nó có nhớ mình bỏ trong băng bao nhiêu tiền đâu?
Chắc các bạn đọc (có chứng kiến) thì còn nhớ cảnh người Việt chen lấn, bất nhã, giành giật, chửi nhau trong chợ Việt để mua được thật nhiều gạo, muối, nước mắm, nước uống trong chợ Việt và cả chợ Mỹ vào năm 2000.
Sau đó là ăn gạo cũ, cũ tới mốc, mọt… tới hết nuốt nổi thì đem cho… Chùa. Nhìn chung hoạt cảnh tranh mua lương thực dự trữ năm 2000. Bạn còn lại gì trong ký ức đã hai mươi năm trôi qua? Tôi còn lạ gì khi già thêm hai mươi tuổi? Thưa, tôi vẫn còn nguyên câu thơ cũ, “bốn ngàn năm ta vẫn là ta…”
Lần này đại dịch toàn cầu vì con vi khuẩn coronavirus bên Vũ Hán - Trung cộng thì sao? Nơi bạn ở thế nào? Nơi tôi sống vẫn y chang diễn lại hoạt cảnh tranh mua và tích trữ lương thực như năm hai ngàn, vẫn y chang loài người nguyên thủy như bốn ngàn năm trước. Bắt đầu từ chiều thứ Sáu 28 tháng 02 năm 2020. Tôi tới giờ về thì người bạn trẻ làm ca hai cũng mới vô tới chỗ làm. Tin cộng đồng mới nhất mà anh cho tôi biết, “Trời ơi! Nhà anh còn gạo không vậy? Bây giờ mà anh ra chợ thì không còn bao gạo nào! Chợ có nhả ra mươi bao thì cỡ anh cũng không giành giựt được một hột gạo rơi. Em chiến đấu từ trưa tới giờ, đi bốn chợ mới mua được có hai bao gạo…” Lúc đó tôi mới thấy được sự mệt mỏi, rã rời của người bạn trẻ. Đúng là anh đã đi chiến đấu từ trưa tới giờ; phóng đại lên là dân tộc tôi đã chiến đấu với đồng bào mình bốn ngàn năm không lùi bước, vì… ta vẫn là ta. Sang trưa thứ bảy, cô em làm chung hãng lâu năm gọi về, “nhà anh còn gạo không vậy? Ông xã em chiến đấu từ sáng tới giờ ngoài chợ mới mua được hai bao gạo, ông bạn của ông xã em không mua được bao nào nên đòi chia. Mà em không ưa cái ông đó, nên em nói với ông xã em là anh nhờ mua một bao. Anh gọi ông xã em liền đi…”
Tôi hỏi cô em tôi, “Gạo bao bố hiệu con nai bán bao nhiêu rồi em?”“Con mụ chủ chợ này còn độc hại hơn cả con coronavirus. Mọi hôm gạo con nai bán 21 đồng thì hôm nay lên giá 29 đồng. Còn lên giọng mẹ là mẹ của cả cộng đồng khi chỉ bán cho mỗi người một bao thôi… Thiệt là ứa gan với con mẹ lúc nào cũng mặc áo Phật tử, nói chuyện nhân đức còn hơn thầy trụ trì ngoài chùa…”
“Em đưa điện thoại cho chồng em. Anh muốn nói chuyện với nó. Làm ơn.” Tôi nói với chồng cô bạn nhỏ, ‘Ê, chú em. Ở Mỹ mà thiếu lương thực là tận thế rồi. Vậy chen lấn mua gạo cho ma ăn hả? Chú cũng cần chừa việc cho ông Trump lo cơm cho tụi mình với chứ, tụi mình đóng thuế cho ông chính phủ Mỹ mấy chục năm rồi. Bầu cử lại tới rồi, chú để ông Trump lấy điểm với cử tri chút đi…”
“Nhưng má nhỏ em kè kè bên nè. Mua gạo tích trữ cho nhà em, mua cho anh nữa, mua luôn cho chị bạn của bà xã em luôn... Vợ em mà biết nhà ông thị trưởng Dallas hết gạo, chắc nó kêu em mua luôn dùm. Rồi má lớn em ở nhà gọi như gọi đò, vợ chồng mày sẵn đi chợ thì mua chục bao gạo. Về, tao trả tiền cho. Em hỏi, mua chi dữ vậy má? Bà nội nói. Cha mày, mày mà để mấy đứa cháu nội tao đói cơm thì tao bằm mày cho vịt ăn…”
Cảm ơn vợ chồng người bạn trẻ. Cảm ơn cuộc đời mà tôi ngày càng tin vào thuyết nhân quả ngay trong đời này, không cần đợi đời sau như luật nhân quả cổ điển là đời này gieo gió thì đời sau mới gặt bão. Tôi rất vui trong lòng khi nghĩ về vợ chồng cô em bạn, chỉ là người làm chung hãng nhưng thời gian và đối xử qua lại với nhau thành người thân. Khi gặp việc khó như phải chen lấn, giành giựt thì anh bạn trẻ sẵn sàng ra sức để bảo vệ (sự sống còn) luôn cho đàn anh. Chẳng uổng công tôi đã đôi lần năn nỉ tới mỏi miệng với vợ nó để tha mạng cho nó với cái tội tầy đình là thua cá độ banh cà na bạc ngàn mà chỉ nói với vợ là vài chục đồng. Rồi sau đó ém nhẹm tiền lương để trả nợ cá độ mà lại đổ lỗi cho hãng lúc này không việc làm nên nghỉ không ăn lương hoài… Ngược lại tôi cũng từng năn nỉ nó tới sùi bọt mép về cái tội cà thẻ shopping tới mất lý trí của vợ nó. Hàng xóm với nhau lâu năm lại làm chung hãng nên con tụi nó khi gọi tôi là bác, lúc gọi là cậu. Còn tôi cũng thường nói câu, “Tao lạy bay…” Từ những người xa lạ, không quen biết, không họ hàng, nhưng sống chung trong hoàn cảnh xa quê mà thành tình đồng hương, tình thân như người làng với nhau vậy; chia sẻ vui buồn cuộc sống hải ngoại với nhau từ khoanh bánh tét cô em bảo phải ăn vào một sáng mùa đông xứ người… để thôi anh quên tết Việt đã về. Chồng nó ép cho được ông anh mất gốc là phải ăn tô bún mắm vào ngày đầu năm để thôi anh quên mùi thum thủm của nàng mà anh nhớ anh thương đã gần hết cuộc đời…
Nhưng ai chia sẻ với tôi, “bốn ngàn năm ta vẫn là ta…” Tại sao chúng ta phải như thế? Tại sao chúng ta phải đương đầu với cái bao tử của mình thay vì những chuyện lớn lao hơn, ý nghĩa hơn. Người ta ăn để sống chứ không ai sống để ăn. Vậy thì nước Mỹ dư sức lo cho chúng cái gì bỏ vô miệng được để khỏi chết đói. Giờ đây, ta lo cho gia đình ta không thiếu gạo ăn một năm. Sao không nghĩ nếu bệnh dịch kéo dài tới một năm thì nhân loại đã bị xoá sổ trên địa cầu với phương tiện di chuyển hiện đại bây giờ và quyền tự do cá nhân là con dao hai lưỡi của nhân loại tiến bộ. Không ai cấm được ai lan truyền bệnh dịch ngoài ý thức cá nhân của mỗi người. Tôi còn lạ gì hơn niềm tin xuất xứ từ vui đùa tuổi trẻ mà thành chân lý suốt đời tôi là “bốn ngàn năm ta vẫn là ta/ từ trong hang đá chui ra/ vươn vai một cái… lại chui ngay vào.”
Suốt ngày Chủ nhật, tôi theo dõi tin tức về coronavirus để hiểu biết hơn, nhận định chính xác hơn về tình hình dịch bệnh toàn cầu, trong nước, nơi mình cư ngụ… thì ra không có vi khuẩn nào nguy hại hơn lòng ích kỷ của con người, cũng là mù quáng lớn nhất của nhân loại; vì mình không thể chết, nhưng sống với ai khi trái đất chỉ còn lại mình tôi - là người ích kỷ khôn ngoa nhất?S áng thứ Hai vào hãng, “tin nội bộ” đầu tiên tôi nghe được từ người sếp Mỹ. “Hôm nay hãng cho đi thêm 15 người, vì không có việc làm suốt tới tháng Sáu. Tao cho mày biết như lời chia tay nếu tao hay mày phải đi vì tao đi họp thì chỉ được thông báo tới đó! Còn danh sách trúng tuyển kỳ này thì cỡ tao cũng có tên trong danh sách nên không được cho biết!”
Bạn chắc đã từng sống trong tâm trạng hãng xưởng mình làm đang xuống dốc. Bạn làm sao quên lần đầu bị mất việc làm ở Mỹ, nó kinh khủng như thế nào? Nhưng rồi bạn chợt hiểu ra bị layoff riết thành ghiền... là bạn vô quốc tịch Mỹ được rồi! Bạn không đồng ý với tôi được khi bạn chưa từng nghĩ tới việc bạn bị mất việc làm là cơ hội cho các thành viên trong gia đình bạn thử thách, còn trường hợp bạn đột ngột qua đời thì sao? Tôi biết điều đó vào chiều thứ Sáu tuần qua như biết hơn về người bạn tôi tin anh ta là người có bản lĩnh sau khi anh hay tin ngoài chợ Việt bây giờ không còn bao gạo nào hết. Anh hơn người khi đưa ra nhận định: Tụi chủ chợ gài game để lên giá gạo. Nhưng anh cũng vừa qua hai ngày cuối tuần đi chiến đấu và giành giựt được hai bao gạo với giá cắt cổ của con mụ chủ chợ độc ác hơn cả coronavirus. Tôi không quá thất vọng về người bạn tôi đã từng kỳ vọng anh hơn người. Cùng lắm tôi chỉ tin hơn chân lý, “bốn ngàn năm ta vẫn là ta…”
Giờ là sáng thứ Hai đầu tuần. Tin tức nội bộ đã rõ: Hãng đổi chủ. Tôi không biết sợ hãi như xưa vì nhà, xe đã trả hết, con cái học xong… tiền già thì có già nhưng không có tiền, sẽ bớt sinh hoạ. Bệnh tật thì tật đã lớn hơn tuổi, bệnh còn chưa sanh thì hơi đâu lo… lòng tôi thầm mong điều xấu nhất tới với mình vì trong họa có phúc. Phúc báu nhãn tiền là được về nhà nghỉ ngơi vài tháng đã, vì từ hồi qua Mỹ tới giờ đã đi làm liên tục ba mươi năm không thấy mùa xuân. Sẵn cách ly bệnh dịch ngoài cửa tới hết dịch rồi đi xin việc làm lại, hay biết đâu trong thời gian nghỉ lại nghĩ ra được cách về hưu luôn là đại phúc. Nhưng thằng giặc Tàu trong hãng tôi là Tàu-Mỹ Tho. Nó sanh đẻ ở Mỹ Tho nhưng anh em người Việt trong hãng vẫn gọi nó là thằng giặc Tàu. Sáng thứ Hai đầu tuần nó đã oang oang ta thán với tôi, “Hey nị. Tui nói cho nị biết… là người Việt của nị cà chớn thấy mẹ.”
“… Tao biết. Tao biết cái bà Việt nam cà chớn nhất Việt nam là ham ăn đậu thúi mà lấy chồng Tàu… rồi đẻ ra mấy thằng tiếng Việt không rành, tiếng Tàu rổn rảng, tiếng Anh ba mứa mà nói nhiều, nói lớn, nói dở, nói dai…” Nó thấy tôi không vui nên im luôn. Một hồi sau, anh bạn Việt kể cho tôi nghe chuyện thằng giặc Tàu, “Hôm qua là Chủ nhật, nó đi ba cái chợ mà không mua được bao gạo nào. Nó tới cái chợ thứ tư là chợ Việt nam, gặp anh bạn Mễ mới kéo trong kho ra một pallet gạo tới mấy chục bao. Người quản lý chợ nói với mọi người là mỗi người hãy lấy một bao thôi, vì lấy hai bao thì ra quầy tính tiền, chúng tôi cũng chỉ tính tiền một bao. Bao còn lại xin nhường cho người khác. Nó nghe rõ và hiểu tiếng Việt chứ sao không! Nhưng máu Tàu trong nó bốc lên lộn chỗ. Nó nói với người quản lý, Nị bán bao nhiêu không thành vấn đề. Ngộ trả thêm cho nị mười đô la mỗi bao. Nói thằng Mễ kéo hết pallet ra chất lên xe ngộ. Ngộ trả tiền đủ cho nị… Nó quay qua cho thằng Mễ tờ hai chục để kéo pallet gạo ra bãi đậu xe và chất lên xe cho nó. Cả đám Việt nam xúm lại… đập chết mẹ thằng Tàu chó này đi! Nó tưởng đám Việt nam nói chơi, ai dè mấy thằng trẻ người Việt xách ghế quán cà phê trong chợ ra tấn công nó. Nó cố giải thích là nó mua có trả tiền mà, không bán thì thôi chứ sao tấn công nó? Nó nói người quản lý, kêu thằng Mễ trả nó hai chục. Nó sẽ không bao giờ đi chợ Việt nam nữa! Rồi thì đến hết FBI phối hợp với CIA, chấp luôn lực lượng đặc nhiệm của Mỹ tham gia cũng không tìm ra thằng Mễ. Nó nắm được tờ hai chục của thằng Tàu rồi thì biến mất siêu nhanh còn hơn máy bay tàng hình siêu âm của không quân Mỹ. Tội nghiệp thằng giặc Tàu. Nó lầm lũi đi ra khỏi chợ Việt để khỏi ăn đòn; còn bị chế giễu thằng Tàu láu cá chó, tưởng sao còn ngu hơn thằng Mễ lậu!”
Tôi cảm ơn anh bạn người Việt có mặt ở chợ, chứng kiến một đồng nghiệp Tàu bị đám đông đồng hương Việt tính xé phay nó giữa chợ. Anh không lên tiếng bênh vực đồng nghiệp là đúng vì người đồng nghiệp Tàu của anh đã không đúng từ đầu. Nhưng anh ôm hận việc anh không hiểu nổi là người Tàu ngu thấy mẹ mà sao nó cứ ăn hiếp Việt nam mình suốt chiều dài lịch sử bốn ngàn năm?
Tôi trả lời anh bạn tôi, “vì bốn ngàn năm qua, ta vẫn là ta…”
Chắc bạn đọc chưa quên sự kiện năm 2000. Không biết từ đâu (chắc là từ các chợ châu Á) tung ra cái tin vô căn cứ để bán hàng tồn kho với giá cắt cổ - là khi thời gian bước sang năm 2000. Hệ thống điện toán trên nước Mỹ, trên toàn thế giới bị đình trệ vì computer không hiểu được mệnh lệnh của người điều khiển. Thế là ngày tận thế đã đến vì ngành hàng không, tàu biển, xe lửa, tàu điệnngầm…ngưng hoạt động hết vì computer comtrol nên tê liệt hết. Hù doạ tiếp theo là nhà băng, nhà máy nước, nhà máy điện cũng do computer control nên tê liệt hết! Thế là dân ta cương quyết anh hùng. Ùn ùn đi mua gạo, muối, nước mắm, nước uống; đi nhà băng rút tiền mặt về chôn giấu chứ thôi mất sạch khi hệ thống máy điện toán của nhà băng tê liệt - và hồi hoạt động lại thì nó có nhớ mình bỏ trong băng bao nhiêu tiền đâu?
Chắc các bạn đọc (có chứng kiến) thì còn nhớ cảnh người Việt chen lấn, bất nhã, giành giật, chửi nhau trong chợ Việt để mua được thật nhiều gạo, muối, nước mắm, nước uống trong chợ Việt và cả chợ Mỹ vào năm 2000.
Sau đó là ăn gạo cũ, cũ tới mốc, mọt… tới hết nuốt nổi thì đem cho… Chùa. Nhìn chung hoạt cảnh tranh mua lương thực dự trữ năm 2000. Bạn còn lại gì trong ký ức đã hai mươi năm trôi qua? Tôi còn lạ gì khi già thêm hai mươi tuổi? Thưa, tôi vẫn còn nguyên câu thơ cũ, “bốn ngàn năm ta vẫn là ta…”
Lần này đại dịch toàn cầu vì con vi khuẩn coronavirus bên Vũ Hán - Trung cộng thì sao? Nơi bạn ở thế nào? Nơi tôi sống vẫn y chang diễn lại hoạt cảnh tranh mua và tích trữ lương thực như năm hai ngàn, vẫn y chang loài người nguyên thủy như bốn ngàn năm trước. Bắt đầu từ chiều thứ Sáu 28 tháng 02 năm 2020. Tôi tới giờ về thì người bạn trẻ làm ca hai cũng mới vô tới chỗ làm. Tin cộng đồng mới nhất mà anh cho tôi biết, “Trời ơi! Nhà anh còn gạo không vậy? Bây giờ mà anh ra chợ thì không còn bao gạo nào! Chợ có nhả ra mươi bao thì cỡ anh cũng không giành giựt được một hột gạo rơi. Em chiến đấu từ trưa tới giờ, đi bốn chợ mới mua được có hai bao gạo…” Lúc đó tôi mới thấy được sự mệt mỏi, rã rời của người bạn trẻ. Đúng là anh đã đi chiến đấu từ trưa tới giờ; phóng đại lên là dân tộc tôi đã chiến đấu với đồng bào mình bốn ngàn năm không lùi bước, vì… ta vẫn là ta. Sang trưa thứ bảy, cô em làm chung hãng lâu năm gọi về, “nhà anh còn gạo không vậy? Ông xã em chiến đấu từ sáng tới giờ ngoài chợ mới mua được hai bao gạo, ông bạn của ông xã em không mua được bao nào nên đòi chia. Mà em không ưa cái ông đó, nên em nói với ông xã em là anh nhờ mua một bao. Anh gọi ông xã em liền đi…”
Tôi hỏi cô em tôi, “Gạo bao bố hiệu con nai bán bao nhiêu rồi em?”“Con mụ chủ chợ này còn độc hại hơn cả con coronavirus. Mọi hôm gạo con nai bán 21 đồng thì hôm nay lên giá 29 đồng. Còn lên giọng mẹ là mẹ của cả cộng đồng khi chỉ bán cho mỗi người một bao thôi… Thiệt là ứa gan với con mẹ lúc nào cũng mặc áo Phật tử, nói chuyện nhân đức còn hơn thầy trụ trì ngoài chùa…”
“Em đưa điện thoại cho chồng em. Anh muốn nói chuyện với nó. Làm ơn.” Tôi nói với chồng cô bạn nhỏ, ‘Ê, chú em. Ở Mỹ mà thiếu lương thực là tận thế rồi. Vậy chen lấn mua gạo cho ma ăn hả? Chú cũng cần chừa việc cho ông Trump lo cơm cho tụi mình với chứ, tụi mình đóng thuế cho ông chính phủ Mỹ mấy chục năm rồi. Bầu cử lại tới rồi, chú để ông Trump lấy điểm với cử tri chút đi…”
“Nhưng má nhỏ em kè kè bên nè. Mua gạo tích trữ cho nhà em, mua cho anh nữa, mua luôn cho chị bạn của bà xã em luôn... Vợ em mà biết nhà ông thị trưởng Dallas hết gạo, chắc nó kêu em mua luôn dùm. Rồi má lớn em ở nhà gọi như gọi đò, vợ chồng mày sẵn đi chợ thì mua chục bao gạo. Về, tao trả tiền cho. Em hỏi, mua chi dữ vậy má? Bà nội nói. Cha mày, mày mà để mấy đứa cháu nội tao đói cơm thì tao bằm mày cho vịt ăn…”
Cảm ơn vợ chồng người bạn trẻ. Cảm ơn cuộc đời mà tôi ngày càng tin vào thuyết nhân quả ngay trong đời này, không cần đợi đời sau như luật nhân quả cổ điển là đời này gieo gió thì đời sau mới gặt bão. Tôi rất vui trong lòng khi nghĩ về vợ chồng cô em bạn, chỉ là người làm chung hãng nhưng thời gian và đối xử qua lại với nhau thành người thân. Khi gặp việc khó như phải chen lấn, giành giựt thì anh bạn trẻ sẵn sàng ra sức để bảo vệ (sự sống còn) luôn cho đàn anh. Chẳng uổng công tôi đã đôi lần năn nỉ tới mỏi miệng với vợ nó để tha mạng cho nó với cái tội tầy đình là thua cá độ banh cà na bạc ngàn mà chỉ nói với vợ là vài chục đồng. Rồi sau đó ém nhẹm tiền lương để trả nợ cá độ mà lại đổ lỗi cho hãng lúc này không việc làm nên nghỉ không ăn lương hoài… Ngược lại tôi cũng từng năn nỉ nó tới sùi bọt mép về cái tội cà thẻ shopping tới mất lý trí của vợ nó. Hàng xóm với nhau lâu năm lại làm chung hãng nên con tụi nó khi gọi tôi là bác, lúc gọi là cậu. Còn tôi cũng thường nói câu, “Tao lạy bay…” Từ những người xa lạ, không quen biết, không họ hàng, nhưng sống chung trong hoàn cảnh xa quê mà thành tình đồng hương, tình thân như người làng với nhau vậy; chia sẻ vui buồn cuộc sống hải ngoại với nhau từ khoanh bánh tét cô em bảo phải ăn vào một sáng mùa đông xứ người… để thôi anh quên tết Việt đã về. Chồng nó ép cho được ông anh mất gốc là phải ăn tô bún mắm vào ngày đầu năm để thôi anh quên mùi thum thủm của nàng mà anh nhớ anh thương đã gần hết cuộc đời…
Nhưng ai chia sẻ với tôi, “bốn ngàn năm ta vẫn là ta…” Tại sao chúng ta phải như thế? Tại sao chúng ta phải đương đầu với cái bao tử của mình thay vì những chuyện lớn lao hơn, ý nghĩa hơn. Người ta ăn để sống chứ không ai sống để ăn. Vậy thì nước Mỹ dư sức lo cho chúng cái gì bỏ vô miệng được để khỏi chết đói. Giờ đây, ta lo cho gia đình ta không thiếu gạo ăn một năm. Sao không nghĩ nếu bệnh dịch kéo dài tới một năm thì nhân loại đã bị xoá sổ trên địa cầu với phương tiện di chuyển hiện đại bây giờ và quyền tự do cá nhân là con dao hai lưỡi của nhân loại tiến bộ. Không ai cấm được ai lan truyền bệnh dịch ngoài ý thức cá nhân của mỗi người. Tôi còn lạ gì hơn niềm tin xuất xứ từ vui đùa tuổi trẻ mà thành chân lý suốt đời tôi là “bốn ngàn năm ta vẫn là ta/ từ trong hang đá chui ra/ vươn vai một cái… lại chui ngay vào.”
Suốt ngày Chủ nhật, tôi theo dõi tin tức về coronavirus để hiểu biết hơn, nhận định chính xác hơn về tình hình dịch bệnh toàn cầu, trong nước, nơi mình cư ngụ… thì ra không có vi khuẩn nào nguy hại hơn lòng ích kỷ của con người, cũng là mù quáng lớn nhất của nhân loại; vì mình không thể chết, nhưng sống với ai khi trái đất chỉ còn lại mình tôi - là người ích kỷ khôn ngoa nhất?S áng thứ Hai vào hãng, “tin nội bộ” đầu tiên tôi nghe được từ người sếp Mỹ. “Hôm nay hãng cho đi thêm 15 người, vì không có việc làm suốt tới tháng Sáu. Tao cho mày biết như lời chia tay nếu tao hay mày phải đi vì tao đi họp thì chỉ được thông báo tới đó! Còn danh sách trúng tuyển kỳ này thì cỡ tao cũng có tên trong danh sách nên không được cho biết!”
Bạn chắc đã từng sống trong tâm trạng hãng xưởng mình làm đang xuống dốc. Bạn làm sao quên lần đầu bị mất việc làm ở Mỹ, nó kinh khủng như thế nào? Nhưng rồi bạn chợt hiểu ra bị layoff riết thành ghiền... là bạn vô quốc tịch Mỹ được rồi! Bạn không đồng ý với tôi được khi bạn chưa từng nghĩ tới việc bạn bị mất việc làm là cơ hội cho các thành viên trong gia đình bạn thử thách, còn trường hợp bạn đột ngột qua đời thì sao? Tôi biết điều đó vào chiều thứ Sáu tuần qua như biết hơn về người bạn tôi tin anh ta là người có bản lĩnh sau khi anh hay tin ngoài chợ Việt bây giờ không còn bao gạo nào hết. Anh hơn người khi đưa ra nhận định: Tụi chủ chợ gài game để lên giá gạo. Nhưng anh cũng vừa qua hai ngày cuối tuần đi chiến đấu và giành giựt được hai bao gạo với giá cắt cổ của con mụ chủ chợ độc ác hơn cả coronavirus. Tôi không quá thất vọng về người bạn tôi đã từng kỳ vọng anh hơn người. Cùng lắm tôi chỉ tin hơn chân lý, “bốn ngàn năm ta vẫn là ta…”
Giờ là sáng thứ Hai đầu tuần. Tin tức nội bộ đã rõ: Hãng đổi chủ. Tôi không biết sợ hãi như xưa vì nhà, xe đã trả hết, con cái học xong… tiền già thì có già nhưng không có tiền, sẽ bớt sinh hoạ. Bệnh tật thì tật đã lớn hơn tuổi, bệnh còn chưa sanh thì hơi đâu lo… lòng tôi thầm mong điều xấu nhất tới với mình vì trong họa có phúc. Phúc báu nhãn tiền là được về nhà nghỉ ngơi vài tháng đã, vì từ hồi qua Mỹ tới giờ đã đi làm liên tục ba mươi năm không thấy mùa xuân. Sẵn cách ly bệnh dịch ngoài cửa tới hết dịch rồi đi xin việc làm lại, hay biết đâu trong thời gian nghỉ lại nghĩ ra được cách về hưu luôn là đại phúc. Nhưng thằng giặc Tàu trong hãng tôi là Tàu-Mỹ Tho. Nó sanh đẻ ở Mỹ Tho nhưng anh em người Việt trong hãng vẫn gọi nó là thằng giặc Tàu. Sáng thứ Hai đầu tuần nó đã oang oang ta thán với tôi, “Hey nị. Tui nói cho nị biết… là người Việt của nị cà chớn thấy mẹ.”
“… Tao biết. Tao biết cái bà Việt nam cà chớn nhất Việt nam là ham ăn đậu thúi mà lấy chồng Tàu… rồi đẻ ra mấy thằng tiếng Việt không rành, tiếng Tàu rổn rảng, tiếng Anh ba mứa mà nói nhiều, nói lớn, nói dở, nói dai…” Nó thấy tôi không vui nên im luôn. Một hồi sau, anh bạn Việt kể cho tôi nghe chuyện thằng giặc Tàu, “Hôm qua là Chủ nhật, nó đi ba cái chợ mà không mua được bao gạo nào. Nó tới cái chợ thứ tư là chợ Việt nam, gặp anh bạn Mễ mới kéo trong kho ra một pallet gạo tới mấy chục bao. Người quản lý chợ nói với mọi người là mỗi người hãy lấy một bao thôi, vì lấy hai bao thì ra quầy tính tiền, chúng tôi cũng chỉ tính tiền một bao. Bao còn lại xin nhường cho người khác. Nó nghe rõ và hiểu tiếng Việt chứ sao không! Nhưng máu Tàu trong nó bốc lên lộn chỗ. Nó nói với người quản lý, Nị bán bao nhiêu không thành vấn đề. Ngộ trả thêm cho nị mười đô la mỗi bao. Nói thằng Mễ kéo hết pallet ra chất lên xe ngộ. Ngộ trả tiền đủ cho nị… Nó quay qua cho thằng Mễ tờ hai chục để kéo pallet gạo ra bãi đậu xe và chất lên xe cho nó. Cả đám Việt nam xúm lại… đập chết mẹ thằng Tàu chó này đi! Nó tưởng đám Việt nam nói chơi, ai dè mấy thằng trẻ người Việt xách ghế quán cà phê trong chợ ra tấn công nó. Nó cố giải thích là nó mua có trả tiền mà, không bán thì thôi chứ sao tấn công nó? Nó nói người quản lý, kêu thằng Mễ trả nó hai chục. Nó sẽ không bao giờ đi chợ Việt nam nữa! Rồi thì đến hết FBI phối hợp với CIA, chấp luôn lực lượng đặc nhiệm của Mỹ tham gia cũng không tìm ra thằng Mễ. Nó nắm được tờ hai chục của thằng Tàu rồi thì biến mất siêu nhanh còn hơn máy bay tàng hình siêu âm của không quân Mỹ. Tội nghiệp thằng giặc Tàu. Nó lầm lũi đi ra khỏi chợ Việt để khỏi ăn đòn; còn bị chế giễu thằng Tàu láu cá chó, tưởng sao còn ngu hơn thằng Mễ lậu!”
Tôi cảm ơn anh bạn người Việt có mặt ở chợ, chứng kiến một đồng nghiệp Tàu bị đám đông đồng hương Việt tính xé phay nó giữa chợ. Anh không lên tiếng bênh vực đồng nghiệp là đúng vì người đồng nghiệp Tàu của anh đã không đúng từ đầu. Nhưng anh ôm hận việc anh không hiểu nổi là người Tàu ngu thấy mẹ mà sao nó cứ ăn hiếp Việt nam mình suốt chiều dài lịch sử bốn ngàn năm?
Tôi trả lời anh bạn tôi, “vì bốn ngàn năm qua, ta vẫn là ta…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét