khktmd 2015
Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019
Văn Hóa Lon - Tác giả Nguyễn thị Cỏ May
Nói «Văn hóa lon» vì tiếng «LON» trong câu quảng cáo của Coca Cola «Mở lon Việt Nam» bị bà Ninh thị Thu Hương, Cục Trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, phê phán là «thiếu văn hóa . Vậy «Lon» vốn có sẵn tính văn hóa mà nay do dùng không đúng mà nó thiếu . Vì cách sử dụng làm thiếu văn hóa nên «Lon» bị Cục Trưởng Văn hóa lến án thêm là «phản cảm, trái thuần phong mỹ tục» . Sẵn đà, bà Cục trưởng còn phán tiếp theo «trong tiếng việt không có từ lon . Chưa kể bản thân chữ «lon» đặt cạnh cái khác… . Ví dụ như có thể thêm mũ thêm rất nhiều thứ . Nó mà ở các phương tiện quảng cáo ngoài trời, có nhiều tình huống có thể thêm mũ thêm dấu vào từ đó . Vì vậy nó rất là khủng khiếp nếu chữ đó nó chềnh ềnh ra trên biển quảng cáo ngoài trời » (Thanh Niên, 29/6/2019, Chu Mộng Long trích dẩn trong «Thân phận cái lon») .
Với vc văn hóa là vô cùng quan trọng bởi nó định hướng cho mọi sanh hoạt của chế độ và của nhơn dân . Không thấy sao, ở Việt Nam nhan nhản những tấm bảng lớn kẻ chữ đỏ lòm «Nếp sống văn hóa, Khu phố văn hóa, … » . Nghĩa là Việt Nam dưới chế độ ta là nước đầy văn hóa . Không có ở đâu bằng !
Do tính siêu văn hóa đó nên tưởng nay có nói thêm đôi chút về câu chuyện «lon» của bà Cục Trưởng Thu Hương để hiểu quan niệm văn hóa của ta, chắc sẽ không đến nổi bị bạn đọc quở . Vẫn biết không thiếu bạn đọc sẽ quát lên rằng «Thứ chuyện tào lao, hơi đâu làm mất thì giờ» !
Lon của Việt Nam
Bà Thu Hương, Cục Trưởng Văn hóa Cơ sở, cho rằng từ «lon» không có trong tiếng việt nam . Cục Trưởng Văn hóa nói, lời của bà phải có trọng lượng về văn hóa . Cỏ May tôi thiệt tình không dám nói «Trong tiếng việt nam có từ «lon» và càng không dám nói từ «lon đúng là tiếng việt nam» . Mà chỉ dám nêu ra vài trường hợp từ «lon» được người việt nam, không lai căng tàu hay cu-ba hay vénézuela, dùng rất phổ thông, trên đất nước việt nam không xhcn và từ khá lâu, phải từ trước khi bà Cục Trưởng Thu Hương sanh ra đời .
Trẻ con từ trước 1950, từ thành thị tới thôn quê, có trò chơi tập thể «tạc lon» . Chắc quí vị bạn đọc có mặt ở thời điểm đó còn nhớ hoặc cũng có chơi . Vì lúc bấy giờ Việt Nam đang chiến tranh, đồ chơi của trẻ con, như xe hơi, banh, búp bế,…chỉ dành riêng cho con em nhà giàu, tây tà, … Muốn đá cầu, lấy lông gà, kết với những khoanh giấy cạc-tông mỏng cắt tròn, giây thung cột lại . Đá banh, lấy trái bưởi rụn, quấn thêm giấy hoặc rơm làm banh, …
«Tạc lon» là trò chơi khá phổ biến trong giới trẻ xóm lao động của thành phố . Lấy cái lon sữa bò (lon bơ hiếm, lon coca cola hay bia, nước ngọt chưa có), dĩ nhiên hết sữa, đặt giữa một vòng tròn, khoanh lớn nhỏ tùy theo sự đồng ý chung, cách mức qui định cho chỗ đứng của người chơi, cũng tùy sự đồng ý chung (chừng 3,4m) . Tham dự trò chơi «tạc lon» phải từ 2 người tới 4, 5 người mới hào hứng . Chơi lần lượt từng người một . Người chơi đứng vào mức qui định, tay cầm chiếc dép của mình hoặc mượn dép nếu đi chơn không, mắt nhắm cái lon là mục tiêu, tay ném chiếc dép thẳng vào cái lon. Cái lon văng ra khỏi cái vòng tròn là thắng . Trò chơi «tạc lon» mang tính thuần văn hóa vô sản, vì chơi vui, không ăn tiền vì trẻ con nhà nghèo cũng không có tiền để cờ bạc .
«Lon - Gáo gì cũng vậy» mà, con ơi ! Một bà già trầu từ xẻo rô lặn lội, khăn gói lội lên Sài Gòn tìm thăm con gái. Bà tới xóm lao động bên Xóm Chiếu, Quận IV (Thời Tây là Quận VI), tay cầm tờ giấy có ghi địa chỉ của con gái. Bà tới đúng nhà nơi con gái của bà ở. Không thấy con, bà hỏi người trong nhà lạ hoắc với bà . Một cô gái, trạc tuổi con gái của bà, bước ra tiếp chuyện với bà, trả lời :
Bác ơi, ỏ đây, không có ai tên Gáo hết. Ở đây có chị tên Thanh Loan, quê ở Rạch giá, ở đậu ở đây được mấy tháng rồi, để đi làm . Mà tối chị ấy mới đi làm . Chị vừa ngủ dậy, đi ra ngoài trước đường ăn sáng, chút xíu về . Bác bước vô, ngồi nghỉ tạm, đợi chị ấy về, bác coi có phải con gái của bác không? .
Bà già thấy cô gái nói chuyện tử tế, không ngần ngại, vào nhà ngồi chờ. Bà vừa uống xong tách nước, cô Thanh Loan cũng về tới.
Thấy mẹ, cô gái kinh ngạc, lo sợ mà không kịp mừng rỡ :
Trời ơi ! Má đi đâu vậy ? Con đã dặn, con gởi tiền về cho má. Lâu lâu, con về thăm má.
Đi chi vậy. Cho khổ thân.
Nói xong, cô gái ôm chầm lấy mẹ.
Bà già cảm động, mừng gặp con, cũng sục sùi nước mắt. Kéo cái khăn trên cổ, chậm nước mắt, vuốt tóc con gái, vừa nói :
Má hỏi, may có cô chủ nhà nói ở đây có cô L…on, quê ở Rạch giá ở đậu …Má nghi nghi nên ngồi chờ. May ra. Đi bộ lâu, cũng mỏi cẳng rồi.
Ai ngờ là con ở đây. Mà con ơi, con đổi tên của cha mẹ đặt chi vậy ?
«L…on – Gáo» gì, cũng vậy, chớ có gì khác đâu. Con đổi tên làm chi vậy, cho má khó kiềm con nữa. May mà có cô ở đây …tử tế …(Loan, bà già không phát âm được nên với bà, đó là LON) .
Gáo là dụng cụ múc nước rất thông dụng ở nhà quê miền nam, làm bằng cái vỏ cứng của trái dừa khô, sau khi đã lấy uuớc và cơm dừa rồi. Hai bên, người ta đục 2 cái lổ thẳng hàng, xỏ vào một thanh tre làm cáng cầm khi sử dụng. Múc nước xong, gáo được móc lên cây đinh đóng vào cây cột hoặc vách ván cạnh lu nước.
Cái Gáo bên cạnh lu nước là hình ảnh quên thuộc của xóm nhà là ở nhà quê miền nam .
Lon và tiếng việt
Trong thực tế đời sống xã hội việt nam từ xa xưa, ít lắm cũng cách nay hơn nửa thế kỷ, đã có từ LON và rất phổ thông .
Từ LON được đem vào Từ điển Việt Nam, nghĩa là nó đã trở thành chánh thức cho sử dụng. LON được Từ điển Việt am (internet) định nghĩa rất chi tiết :
LON là danh từ có nghĩa như dưới đây :
-thú rừng cùng họ với cầy móc cua, nhưng nhỏ hơn.
-hộp đựng sữa hoặc nước giải khát, thường bằng kim loại
-bia lon
-lon nước ngọt
-bơ (phương ngữ)
-đong mấy lon gạo nếp
-nấu ba lon gạo
-vại nhỏ, chậu nhỏ bằng sành
-lon nước gạo
-nén một lon cà
-phù hiệu quân hàm (khẫu ngữ)
-đeo lon đại uý . Xin nói thêm khi được lên Lon, được móc Lon, người này phải đãi bạn bè một chầu nhậu, gọi là «Rửa Lon» .
Thông thường, khi một tiếng được đưa vào Từ điển, tiếng ấy đã trải qua một thời gian dài trong sử dụng . Tiếng LON được nhắc lại trong trò chơi của đám trẻ con nhà nghèo cách nay hơn nửa thế kỷ, như vậy tiếng LON phải xuất hiện trước đó khá lâu. Và chắc từ thời Tây ở Việt Nam, dùng đồ hộp. Trước khi cái Bộ Văn hóa ra đời. Hay còn trước cả cái Việt nam Dân chủ Cộng hòa nữa kìa ! Chắc chắn Lon là tiền bối của Cục Trưởng Cục Văn hóa Cơ sở !
Như người Bắc gọi cái cốc, dân Nam kỳ kêu cái ly . Cái «cốc» (cup - tasse) do người Hòa-lan đem tới Miền Bắc rất sớm, từ thế kỷ XVII .
Phản cảm, thiếu Văn hóa, trái Thuần phong mỹ tục
Đó là khẳng định của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) trong công văn gửi các Sở VH-TT-DL các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca-Cola, được đăng trên Cổng thông tin Điện tử của Bộ VH-TT-DL vào chiều 28/6/2019. Ngay lập tức công văn này vấp phải ý kiến trái chiều của dư luận. Một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam có ý kiến : « Không phản cảm, không thiếu Văn hóa, không trái Thuần phong mỹ tục » .
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hoàng Tuấn Công, tác giả sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” cho biết: Những cuốn từ điển trước năm 1930, ví dụ như cuốn “Việt Nam từ điển” của Hội Khai trí Tiến Đức đã ghi nhận từ “lon”.
Giải nghĩa của chữ “lon” theo Từ điển này như sau: “Lon là một chậu lòng nông, thành cứng”. Ví dụ như “lon giã cua”, hay câu “Cái lon xách nước, cái lược chải đầu..”.
Trong các câu hát đồng giao thì từ lon cũng đã được sử dụng từ lâu trong dân gian và quá thông dụng.
Theo từ điển ghi nhận đến bây giờ từ “lon” cũng đã xuất hiện gần 100 năm. Và từ “lon” đã tồn tại từ trước đó rồi, không phải đến khi từ điển ghi nhận thì nó mới xuất hiện.
Trả lời câu hỏi của Phóng viên Báo NNVN về cụm từ “Mở lon Việt Nam” theo đánh giá của Cục Văn hóa cơ sở là “vi phạm thuần phong mỹ tục”, ông Hoàng Tuấn Công khẳng định:
“Theo tôi, cụm từ “Mở lon Việt Nam” không có gì trái thuần phong mỹ tục cả, đấy đều là những từ thông dụng. Chẳng qua trong ngữ cảnh “lon Việt Nam” thì nghe nó lạ, đáng nhẽ nếu gọi là “lon Coca - Cola Việt Nam” thì sẽ không gây nên sự nghi ngại gì. Việc gọi tắt là “Mở lon Việt Nam” thì tự các nhà quản lý văn hóa nghĩ nó trái thuần phong mỹ tục thế thôi, còn về nguyên tắc cụm từ “Mở lon Việt Nam” không có gì là trái thuần phong mỹ tục cả”.
Còn PGS. TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khẳng định : Tổ hợp “Mở lon Việt Nam” của Coca - Cola không có vấn đề gì . Luật Quảng cáo được áp dụng cho tất cả người Việt Nam và những đối tác kinh doanh với người Việt Nam ở trên đất nước Việt Nam, cho nên sử dụng từ Việt Nam chẳng có vấn đề gì là vi phạm.
Honda họ sử dụng slogan “Tôi yêu Việt Nam”, Bitis có slogan “Nâng niu bàn chân Việt”, hay những chương trình khác vẫn dùng 2 chữ Việt Nam đi cùng đấy chứ. Một trong những nguyên tắc người ta làm slogan hay làm quảng cáo, người ta có quyền rút gọn hoặc tạo ra các cấu trúc mới, lạ, gây ấn tượng, miễn là nó không đi quá xa . Cho nên cấm không cho sử dụng từ Việt Nam, từ Hà Nội hay bất kỳ từ nào đi kèm trong quảng cáo sản phẩm nghe nó không ổn. Ông Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, quả quyết thêm : “Trong tất cả các từ “lon” tồn tại trong tiếng Việt thì không hề có nghĩa xấu” (Báo Nông Nghiệp, Khải Mông – Như Đông).
Thế mà khi thực hiện chỉ đạo của Cục Văn hóa cơ sở, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã chỉ đạo tháo dở biển quảng cáo với slogan “Mở lon Việt Nam” ở khu vực Ô Chợ Dừa và phạt hành chính 25 triệu đồng với sự việc này
(Báo Nông Nghiệp, Khải Mông – Như Đông).
Văn hóa LON
Bà Cục Trưởng Ninh thị Thu Hương cho rằng «mở lon là phản cảm, thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục» vì bà nghĩ khi nói LON là bà phải thêm dấu, đội nón cho nó . Làm Văn hóa tới Cục Trưởng Cục Văn hóa, bà không thể nghĩ gì khác hơn . Không nghĩ phải thêm dấu, đội nón chữ Lon là chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Là tha hóa, là mất lập trường giai cấp.
Nhơn cơ hội này, tưởng cũng nên nhắc lại Người với vài «thành tích Lon» theo nghĩa «lon» của bà Cục Trưởng Thu Hương, để nhờ đó làm toát lên thêm nghĩa của từ «Lon và văn hóa lon» của bà .
Bác Hồ của Cục Trưởng, năm 1924 ở Quảng châu, được gia đình bên vợ cửa Lâm Đức Thụ cho ăn ở và qua sự giới thiệu của Lâm Đức Thụ, bác lấy cô Lý Huệ Khanh là em của bà Lý Huệ Quần, vợ của Lâm Đức Thụ, tuy Hồ đã có Tăng Tuyết Minh rồi. Số Hồ hên về Lon, có 2 Lon «ma - zê in china» cùng lúc.
Sau khi vượt ngục Hồng kông được tổ chức an toàn năm 1932, Hồ Chí Minh qua Nga dưõng bịnh. Ở đây, Hồ có cô bồ người nga, Vera Vasilievna, người đã hết lòng bảo vệ Hồ khi Hồ bị Ban Thẩm Tra ở Quốc Tế Cộng Sản điều tra, và bị bắt buộc học tập cải tạo tập trung, có thời gian khá dài, bị Staline cho đi lao động tại nông trường. Nơi đây, Hồ có bắt bồ với một nữ nông dân nga, có với cô bồ này một người con trai . Khi Hồ làm Chủ tịch, người con trai này sống ở Nga và được Tòa Đại sứ Hà Nội tại Moscou trợ cấp hàng tháng . Cứ mỗi đầu tháng, anh chàng tới Tòa Đại sứ lãnh tiền (Vũ Thư Hiên kể, do lúc Vũ Thư Hiên học ở Nga; nhờ bạn sắp xếp, được trông thấy 1 lần) .
Theo địa chỉ tìm thấy trong cuốn sổ Voyageur Représentant Placier Cách mạng (VRP de la Révolution) , cảnh sát Anh ở Hồng Kông, vào 2 giờ sáng ngày 6/6/1931, đột nhập tầng lầu 2, nhà của T.V.Wong mướn tại số 168 đường Tam Công (Tam Kung), khu người Hoa ở Cửu Long . Nhà chức trách bắt được 2 người cùng nằm trên một giường, y phục thiếu, có lẽ vì Hồng Kông oi bức do người đông đúc, nhà cửa chật hẹp . Người đàn ông khai tên là Sung Man Sho (Tống Văn Sơ) . Người đàn bà trẻ tự khai là người Quảng Đông , tên Li Sam (Lý Tam). Cuộc thẩm vấn tại chỗ cho biết Wong, người thuê nhà, và Sung, người ngủ trên giường cùng người nữ, chỉ là một và đó là Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau này.
Về Li Sam , tên thật là Ly Ung Thuan (Lý Phương Thuận hay Lý Huệ Phương). Theo Nguyệt Tú (Chị Minh Khai, NXB Phụ Nữ , Hà Nội 1980 , trang 42) : “Từ ngày đặt chân lên đất Trung Quốc , với bộ quần áo cải trang làm người con gái Trung Hoa, dưới cái tên Duy, rồi Trần Thái Lan, rồi Lý Huệ Phương khác nhau, Minh Khai nhiều lần vượt qua lưới mật thám Anh, Pháp ”.
Thế là bác của Cục Trưởng Thu Hương có thêm 1 cái Lon “ma-zê in liên-xô ” và 1 cái Lon “ma–zê in việt nam”. Sau đó, bác đẩy qua cho đồng chí Lê Hồng Phong. Từ đó, bác còn thêm bao nhiêu cái Lon nữa ? Phải Bộ Chánh trị ở Hà Nội mới biết .
Như vậy phải nói bác Hồ đứng là người của văn hóa lon . Nhưng vốn con người cộng sản tinh rồng, bác chỉ xử dụng Lon, mà không bao giờ giữ Lon. Vì giữ riêng Lon cho mình là nặng tinh thần sở hũu, thứ văn hóa tư sản, mất quan điểm giai cấp. Với cộng sản, tất cả là của ta cả mà !
Năm 1990, rất tiếc Unesco đã không chọn Hồ Chí Minh là nhà văn hóa. Nay Cục Trưởng Cục Văn hóa Cơ sở còn đợi gì nữa mà không suy tôn bác là nhà văn hóa Lon trác tuyệt ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét