khktmd 2015
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018
The Real Reason for Trump's Steel and Aluminum Tariffs by Martin Fieldstein, Minh Lý dịch
Như hầu hết các nhà kinh tế và các nhà phân tích chính sách khác, tôi ủng hộ một mức thuế thương mại thấp hoặc không có thuế quan. Vậy lý do gì để biện minh cho quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong việc áp đặt thuế nhập khẩu với thép và nhôm này?
Về nội địa, Trump tạo được lợi thế chính trị trong nước với quyết định này khi tranh thủ được ủng hộ từ các nhà sản xuất thép nhôm nội địa.
Về ngoại giao, các đồng minh của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và tới đâu?
Trump sử dụng như đòn gió để gia tăng áp lực đối với Canada và Mexico khi sắp tiến hành đàm phán lại các Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ.
Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch trả đũa cho hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ, nhưng cuối cùng EU cũng chọn giải pháp đàm phán song phương với Mỹ.
Cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc, hoàn toàn có thể đàm phán và được miễn trừ việc áp thuế này.
Lý do chính mà các nước đồng minh của Mỹ có thể đàm phán để né mức thuế quan này vì mức thuế đưa ra được viện dẫn dựa trên một đạo luật an ninh quốc gia chứ không phải theo đạo luật kinh tế.
Đó là an ninh, chứ không phải kinh tế và xác định là đồng minh thì không nguy hại tới an ninh. Một cuộc chiến tranh kinh tế là dễ dàng tránh khỏi trên bàn đàm phán.
Vậy rõ ràng mức thuế nhập khẩu thép và nhôm của Trump là được nhắm tới Trung Quốc, nhưng mà không phải là theo cách mà hầu hết mọi người nghĩ.
Chính quyền Trung Quốc đã hỗ trợ ngành thép trong nước, tạo lợi thế xuất khẩu giá rẻ. Thêm vào đó là cố tình thất hứa trong việc cắt giảm sản lượng thép dư thừa. Việc này về lâu về dài có ảnh hưởng tới thị trường Mỹ nhưng rõ ràng vẫn có những thành phần khác trong nước Mỹ được lợi từ việc xuất khẩu giá rẻ này chứ.
Đó không phải là mối nguy hiểm tiềm tàng cho an ninh Mỹ.
Thực tế công nghệ và công nghệ cao mới chính là lợi thế to lớn nhất của Mỹ đối với TQ và các nước khác. TQ biết điều này và đã từ lâu, không như các đồng minh của Mỹ, chính quyền TQ tổ chức đánh cắp các công nghệ này.
Các năm trước đây, chính phủ Trung Quốc đã tổ chúc các đội ngũ tình báo, hacker, sử dụng các kỹ năng không gian mạng tinh vi để đánh cắp các công nghệ của các công ty, tập đoàn Mỹ.
Các quan chức Trung Quốc phủ nhận mọi hành động sai trái cho đến khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cập Bình gặp nhau tại California vào tháng 6 năm 2013. Obama đã đưa cho Tập Cận Bình các bằng chứng chi tiết chứng minh chính phủ TQ đã đứng đằng sau các hacker đánh cắp thông tin công nghệ của Mỹ.
Tập Cận Bình sau đó đã phải cam kết rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không để tình trạng đánh cắp công nghệ của Mỹ tái diễn nữa. Mặc dù rất khó để biết chắc chắn, có vẻ như rằng hành vi trộm cắp trên mạng đã bị giảm đáng kể.
Việc đánh cắp công nghệ hiện tại tiến hành theo một hình thức khác. Các công ty Mỹ muốn kinh doanh ở Trung Quốc bắt buộc phải chuyển giao công nghệ của họ cho các công ty Trung Quốc như là điều kiện nhập thị trường. Hình thức bắt buộc này được khéo léo ngụy trang dưới chiêu bài "tự nguyện".
Vì muốn tiếp cận thị trường 1,3 tỷ người, các doanh nghiệp này đành "tự nguyện". Các công ty này đã phàn nàn rằng yêu cầu chuyển giao công nghệ là một hình thức tống tiền.
Hơn nữa, họ lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc thường trì hoãn việc tiếp cận thị trường của họ đủ lâu để các công ty trong nước sử dụng công nghệ đánh cắp này của họ để giành thị phần.
Hoa Kỳ không thể sử dụng các biện pháp trừng phạt truyền thống cho các tranh chấp thương mại nội địa tại các nước sở tại vì tình huống 'tự nguyện' này. Các thủ tục tố tụng yếu ớt của Tổ chức Thương mại Thế giới thường rất phức tạp và diễn ra trong thời gian dài khi mà các thiệt hại đã diễn ra theo hướng không thể nào cứu vãn nổi.
Để đáp trả Trung Quốc, tương tự vậy, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể đe doạ đánh cắp công nghệ cao của Trung Quốc nhưng đó là chuyện viễn tưởng.
Vậy, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có thể làm gì để bảo vệ chính họ?
Điều này đưa chúng ta trở lại mức thuế đề xuất đối với thép và nhôm. Theo tôi, các nhà đàm phán Mỹ sẽ sử dụng mối đe dọa áp đặt thuế quan đối với các nhà sản xuất Trung Quốc như là một cách để thuyết phục chính phủ Trung Quốc từ bỏ chính sách chuyển giao công nghệ "tự nguyện". Nếu điều đó xảy ra và các công ty Hoa Kỳ có thể kinh doanh tại Trung Quốc mà không bị buộc phải trả một mức giá cạnh tranh cao như vậy thì mối đe dọa của thuế quan sẽ là một công cụ rất thành công trong chính sách thương mại.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét