khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Làm thế nào để chế ngự việc lo lắng quá mức?




Có rất nhiều người lo lắng quá nhiều về những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Lo lắng quá mức có thể làm cho dạ dày và tim của bạn nôn nao, không thể nào tập trung làm bất cứ việc gì, cũng không thể mặc kệ được nỗi lo.

Mỗi chúng ta đều có nhiều vấn đề phải đối mặt, có thể là vấn đề về tiền bạc, sức khỏe, hoặc xung đột gia đình hay các mối quan hệ bạn bè, công việc, tình cảm, hoặc một thứ gì đó phức tạp hơn cả những vấn đề kể trên. 

"Tôi đã nghĩ là tôi có một cuộc sống rất tốt," Pam đã chia sẻ. "Tôi từng hạnh phúc, cho đến khi con trai tôi li dị, và bố mẹ tôi đều gặp phải vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Trong suốt hai tuần đầu khi nhận tin, tôi hoàn toàn không cảm thấy bất cứ thứ gì khác ngoài những sức ép trong đầu tôi."
Rất nhiều vấn đề có thể đặt sức nặng lên tâm trí của chúng ta. Để giải quyết những cơn căng thẳng như thế này, chúng ta cần phải đặt ra những tiêu chuẩn sống như sau.
  • Sống cho hiện tại. Việc đặt ra những mục tiêu chúng ta phải làm trong vòng 24 tiếng đồng hồ trong ngày giúp hạn chế việc lo lắng quá mức về những thứ có thể xảy ra vào ngày mai, tuần sau, tháng sau. Giảm tối đa những suy nghĩ lo xa không cần thiết, tập trung vào những bước để bạn có thể hoàn thành trong ngày. 
  • Dành 30 phút mỗi ngày để thực sự lo lắng những thứ cần phải lo lắng. Bạn có quyền nghĩ về những nỗi lo của mình trong vòng nửa tiếng đồng hồ đó, để đầu óc của bạn có thể nghĩ ra một phương án nào đó giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, tránh suy nghĩ quá nhiều khi mới ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ. 
  • Viết ra những bước nhỏ, chia những phương án giải quyết thành từng giai đoạn nhỏ, những thứ có thể làm ngay, ví dụ như: gọi điện thoại cho một ai đó mà bạn có thể nhờ tư vấn. 
Quay lại câu chuyện của bà Pam để chúng ta có thêm cái nhìn cụ thể. Bà đã lo lắng quá độ về việc li dị của con trai có thể ảnh hưởng rất xấu tới các cháu của bà. Bà còn lo lắng cho chính con trai của bà, không biết cậu có thể vượt qua những biến động tâm lý lúc này. 

Pam đã chia sẻ, sau mỗi bữa tối, bà đã ngồi xuống để nghĩ về kế hoạch mà bà sẽ làm cho cả tuần. 

"Tôi nhận ra là tôi có thể chở các cháu của tôi đi tham gia các hoạt động bên ngoài," Pam nói. "Tôi vẫn còn làm những việc đó. Tôi trông bọn trẻ vài giờ vào cuối tuần và con trai của tôi thực sự rất biết ơn tôi vì đã giúp nó."

Pam gặp gỡ một số người bạn của bà để lắng nghe những góp ý, những lời khuyên từ họ về việc làm thế nào để giúp ba mẹ của bà. 

"Tôi làm việc toàn thời gian, nên tôi thực sự lo lắng việc mình không thể sắp xếp để đưa ông bà đi bác sĩ, hoặc giúp họ lau dọn, nấu ăn," Pam nói. 

Pam bắt đầu gặp hai người bạn của bà vào mỗi trưa Chủ Nhật nhằm kiểm soát khoảng thời gian mà bà không thực sự tập trung được gì ngoài việc lo lắng. Bà đã sử dụng thời gian gặp bạn bè một cách hiệu quả trong suốt vài tuần.

"Tôi không muốn những người bạn tốt cảm thấy mệt mỏi vì những vấn đề của riêng tôi," bà nhấn mạnh. "Nên tôi liệt kê những lo lắng của mình và mỗi lần gặp chỉ nói về một thứ để nghe lời khuyên của họ mà thôi."

Bà chia sẻ rằng việc bà cố gắng thực hiện những kế hoạch đã đề ra trong tuần đã giúp bà rất nhiều để
hạn chế nỗi lo lắng vô ích và tập trung vào việc giải quyết và hành động. 

Bạn bè của bà còn đề xuất bà xin nghỉ làm vào mỗi trưa thứ tư nếu có thể, theo đó bà có thể sắp xếp các cuộc hẹn gặp với bác sĩ và chở ba mẹ của bà đến để kiểm tra sức khỏe vào hôm đó. Chị của bà Pam cũng đồng ý sẽ hỗ trợ bà hết mức có thể. 

Hai cô cháu họ của bà Pam đã đủ tuổi để lái xe, và hai đứa đều thay phiên nhau đi chợ và giúp dọn dẹp nhà cửa của ông bà vào mỗi sáng thứ bảy. 

"Để những kế hoạch của tôi được thực hiện hiệu quả, tôi đã thuê hai đứa cháu họ đến dọn giúp nhà cửa mỗi tháng một lần," Pam chia sẻ. 

"Tôi thường xuyên điều chỉnh những kế hoạch của mình sao cho hợp lý và linh động. Tôi không cho phép bản thân mình cứ bồn chồn lo lắng cả ngày. Tôi sẽ kiểm soát suy nghĩ của bản thân, ngồi xuống và tập trung vào việc mình cần làm. Có đôi lần, tôi đã lén ra khỏi công ty để đến thư việc, hoặc ngồi một mình trong quán ăn nào đó, để suy nghĩ và viết xuống những thứ mình cần phải làm. Tôi vẫn còn rất căng thẳng, nhưng không phải ở mức vượt quá tầm kiểm soát nữa."



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét