khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Luật sư của Trịnh Xuan Thanh, bà Schlagenhauf, đang theo dõi sát vụ TXT




Luật sư của TXT tại Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf


Sau khi có tin ông Trịnh Xuân Thanh đã được tiếp xúc với một luật sư Việt Nam, luật sư của ông tại Đức, Petra Schlagenhauf cho biết bà vẫn theo dõi sát thủ tục tố tụng đối với ông Thanh và 'giữ liên lạc với gia đình thân chủ'.
Trả lời trong cuộc phỏng vấn hôm 18/10, bà Schlagenhauf xác nhận rằng "lần đầu tiên, cách đây vài hôm, hồi tuần trước" kể từ khi bị giam giữ tới nay, ông Thanh đã được gặp luật sư người Việt.

Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ diễn ra "dưới sự giám sát", và luật sư người Việt do gia đình ông Thanh mời đã "không được trao đổi riêng" với thân chủ, bà Petra Isabel Schlagenhauf nói với  nhà báo.

Ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức Việt Nam, là người mà phía Việt Nam nói đã "tự nguyện về nước đầu thú" trong lúc Đức nói bị bắt cóc ở Berlin đưa về Hà Nội hồi cuối tháng 7.

'Sức khỏe tốt hơn trước'


"Tôi được biết là sức khoẻ ông Trịnh Xuân Thanh có phần tốt hơn trước, trông không thảm hại như lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình hôm 3/8," bà luật sư người Đức nói. "Trước đó chẳng bao giờ trông ông ấy như vậy."

Bà cũng bình luận thêm rằng theo nhận xét cá nhân của bà thì ông Trịnh Xuân Thanh tại thời điểm "thảm hại" đó rất có thể "bị đánh thuốc phiện, hoá chất hay bị hành hạ thế nào đó khá khủng khiếp".

Nói về trình tự tố tụng hình sự của vụ này, bà Schlagenhauf nói bà trong tư cách là một luật sư Đức "không thể đóng vai trò luật sư ở Việt Nam" và do đó bà "không liên hệ trực tiếp với các cơ quan công quyền Việt Nam".

Tuy nhiên, là đại diện pháp lý của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, bà Schlagenhauf nói bà vẫn giữ liên lạc thường xuyên với gia đình thân chủ.

Nguyện vọng của gia đình cho đến nay, bà nói, vẫn là "mong ông Thanh được thả ra và được trở lại Đức để theo đuổi thủ tục xin tị nạn".

"Vai trò của tôi bây giờ là duy trì liên lạc giữa gia đình ông Thanh với các cơ quan chức năng của Đức, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết mà mình có thể thu được," bà giải thích.

"Theo tôi, điều quan trọng là [các luật sư Việt Nam và chúng tôi] phải giữ liên lạc với nhau, theo dõi sát sao xem ông Thanh sẽ bị truy tố chính xác về điều gì, sau đó có sự bàn bạc và các luật sư tại chỗ sẽ quyết định phải phản ứng như thế nào."

"Đà điểu rúc đầu xuống cát"


Bình luận về những gì xảy ra sau vụ việc vốn đã làm bùng lên căng thẳng ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội từ gần ba tháng qua, bà luật sư cho rằng phía Việt Nam đang sai lầm.

"Những gì phía Việt Nam làm để tiếp tục cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú, thì tất cả mọi người thậm chí cho tới cả chính phủ Việt Nam đều rõ rằng hoàn toàn chỉ là sự lừa dối."

"Việt Nam đang diễn cái màn mà người Đức chúng tôi gọi nôm na là 'đà điểu rúc đầu xuống cát', nhắm mắt lại không muốn nhìn thấy, coi như không thấy những gì đang diễn ra xung quanh. Đó là một nhầm lẫn lớn."
"Nhà chức trách Đức ngay từ đầu đã biết rất rõ, đó là một vụ bắt cóc. Có các nhân chứng khách quan, có rất nhiều chứng cứ liên quan để chắc chắn rằng ai là người đã tiến hành bắt cóc, vụ việc được tiến hành ra sao, ông Trịnh Xuân Thanh đã được đưa về Việt Nam như thế nào."
"Cơ quan điều tra của Berlin đã có một cái nhìn tổng quát tương đối chính xác về toàn bộ sự việc đã xảy ra, từ đó có kết luận về những cá nhân có liên quan, đặc biệt trong số đó có một người Việt đã bị bắt ở Prague, được chuyển giao cho Đức giam giữ ở Berlin để phục vụ cuộc điều tra và truy cứu trách nhiệm."

"Vào ngày 10/8/2017, vụ bắt cóc đã được [cơ quan điều tra của Berlin] chuyển giao lên Viện Công tố Liên bang. Đây là cơ quan điều tra cao nhất của Đức chuyên phụ trách các vụ việc đặc biệt trầm trọng."

"Cũng bởi vụ việc này liên quan đến nghi ngờ về hoạt động gián điệp của Việt Nam tại Đức nên các các nhà điều tra có năng lực đã được huy động vào cuộc."

Việc điều tra của cảnh sát Đức hiện vẫn đang được tiến hành, bà Schlagenhauf cho biết.

Những "sai lầm" của Việt Nam trong việc "ra tay dưới một hình thức mà ở tầm quan hệ giữa các quốc gia chẳng ai làm" rồi sau đó làm "đà điểu rúc đầu", bà Schlagenhauf nói, đã dẫn đến những phản ứng giận dữ ngày càng tăng từ phía Đức.

Cho đến nay, Đức đã trục xuất hai nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, rồi tiếp đến là việc tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược vốn đã được thiết lập từ 2011, và ngưng ký kết triển khai các dự án mới với Việt Nam.

Phía Đức đã yêu cầu Việt Nam phải để ông Trịnh Xuân Thanh được quay trở lại Đức để xét hồ sơ theo đúng trình tự pháp lý.

Yêu cầu trên đến nay chưa được đáp ứng, trong lúc các hồi đáp của chính phủ Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh là "vô căn cứ và không đầy đủ", một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức nói với BBC hôm 9/10.

"Đây là một vụ việc hy hữu, chỉ có thể so sánh với những gì từng diễn ra trong thời Chiến tranh Lạnh, khi các cơ quan tình báo các nước từng làm những việc như vậy," bà Schlagenhauf dẫn lời tuyên bố hôm 2/8/2017 của Bộ Ngoại giao Đức. "Nó vượt ra khỏi hẳn sự tưởng tượng của chúng tôi."

"Đặc biệt nó lại diễn ra không lâu sau khi phía Việt Nam đề nghị Đức cho dẫn độ ông Thanh về Việt Nam trong cuộc gặp ở Hamburg giữa thủ tướng hai nước nhân hội nghị G20."

"Phía Đức đã giải thích là phải tiến hành theo trình tự luật định, còn phía Việt Nam đã không chấp nhận chờ đợi để rồi phạm luật, ra tay dưới một hình thức mà ở tầm quan hệ giữa các quốc gia chẳng ai làm như vậy cả."



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét