khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

LAN MAN NGƯỜI PHƯƠNG NAM - Tác giả Nguyễn Hữu Phương Hùng




Nhân đọc thơ " Mắm nêm " của chú Phan Trần Đức về chất người Nam Bộ , cùng lúc tôi đang sưu tầm tư liệu về những người đi mở cõi phương Nam ở làng Hương Mỹ , làng Tân Hương ..v..v..hai trăm năm trước nên lan man nghĩ đến " chất " người Nam Bộ khi xưa , " di truyền " cho đến hôm nay , dù môi trường xã hội hôm nay huỷ diệt nó. nó vẫn hiên ngang tồn tại , nhưng cái " nên " thì bị bức tử rồi , chỉ còn lại cái " hư " , do" cái nết đánh chết chẳng chịu chừa lại phát triển " hư "hơn .

Ta đều biết môi trường sống ở mỗi nước , mỗi vùng miền , tạo nên những thói quen , cách suy nghĩ , cách ăn , cách làm , cách ứng xử , cách sống thích nghi với môi trường ấy . Lâu dần nó trở thành một tập tính , một bản sắc riêng mà ta gọi chung là văn hoá . Mỗi nơi đều có cái hay riêng , cái dở riêng . Những cái riêng đó sẽ biến mất hoặc trở thành cái chung khi giao thông tiện lợi , gặp gỡ chung đụng thường xuyên , cùng ăn , cùng ở , cùng làm . Đó là trường hợp của những người đi mở cõi ở phương Nam khi xưa , tạo thành người Nam Bộ hôm nay .

Hầu hết dân Nam Bộ xuất xứ từ Miền Trung , Miền Bắc cùng với người Miên , người Hoa , người Chăm và một số ít các tộc người khác " hội ngộ " trên đất Thuỷ Chân Lạp, qua những biến cố lịch sử bốn trăm năm trước . Họ đi tìm đất mới , khai hoang , biến một vùng đất phù sa mênh mông , hoang sơ không có dấu chân người , rừng rậm đầy thú dữ , sình lầy nước đọng ,trở thành mảnh đất màu mỡ , phì nhiêu , đồng ruộng thênh thang cò bay mỏi cánh .Ở môi trường khai hoang ngày ấy , tứ cố vô thân , phải nương tưa vào nhau để sống còn : chiến đấu với kẻ thù , đương đầu với thú dữ , chống chọi với hiểm nguy , bệnh tật trong khi thiếu thốn tất cả mọi phương tiện và việc khai hoang là một công việc vô cùng khó khăn , nặng nhọc , ít người không thể nào làm nổi . Phải dựa vào nhau mà sống , mà làm . Do vậy , họ tìm đến nhau kết thân , chí nghĩa , chí tình , chí thành , thương nhau còn hơn ruột thịt , luôn đỡ đần chia sớt , đùm bọc che chở cho nhau mới tồn tại được . Chính vì vậy mọi toan tính riêng tư bị cái nghĩa , cái tình đánh bạt . Những hành vi thủ đoạn , mưu mô , dối trá bị phát hiện và bị loại ra khỏi cuộc chơi . Có khó khăn ,hoạn nạn mới tạo nên khí chất của người xa xứ .

Trải qua nhiều năm , tinh thần đó , nếp sống đó kéo dài từ đời ông đến đời cha , đời con , đời cháu , biến thành " máu thịt " , thành gien di truyền mãi về sau . Rồi khi ruộng đồng vườn tược hình thành , lúa trĩu nặng , oằn bông , cây trái sum sê , sông nước đầy tôm cá , nhiều đến độ tưởng chừng như chỉ cần thò tay xuống là bắt lên bất cứ lúc nào cũng được chính là lúc con người đâm ra " hư ". Nghèo thì chịu thương chịu khó . Lúc khá lên rồi , giàu có thì thích hưởng thụ , chơi cho bỏ những ngày gian khổ , thiếu thốn vất vả đã qua .Tâm lý trời sinh trời dưỡng , trời đẻ trời nuôi manh nha xuất hiện . Nhũng cánh đồng hoang , lúa trời mọc mênh mang như biển . Cá trong ao , trong đìa . ục như nước cơm sôi . Không cần làm , ta cũng đâu có đói . Đi ăn xin còn có kẻ trở thành chủ nợ ở đất phương Nam này , thì cái chuyên chết đói chỉ có tai trời ách nước mới tạo ra nổi .

Chẳng những vậy , thiên nhiên còn tưởng thưởng cho thêm cái khí hậu ôn hoà . Mát mẻ ở mùa hè , ấm áp về mùa đông . Hàng năm chỉ có hai mùa mưa nắng , mưa thuận gió hoà , hoạ hoằng mới có một cơn bão rớt cuối mùa . Không như quê cũ , miền Trung , miền Bắc , bão tố lũ lụt triền miên , gió Lào , gió bấc . Nóng thì thì như thiêu như đốt . Lạnh thì cóng cả thịt da . Đất thì ít , sỏi đá thì nhiều . Đời sống khó khăn , thiếu thốn , lúc nào cũng tính toán chi ly , cụ bị phòng thân , thu vén lo riêng cho cá nhân , cho người thân của mình còn chưa xong . Cái đó nó hằn sâu vào vào máu thịt làm nên cái chất của người phương Bắc .
                     
Cái " chất Nam Bộ " nó bàng bạc trong thơ ca Lục Vân Tiên , Ngư Tiều Vấn Đáp của cụ Đồ Chiểu , trong Đất Rừng Phương Nam của Đoàn Giõi , Văn Minh Miệt Vườn của Sơn Nam , Hơn Nửa Đời Hư , Saigon Năm Xưa của Vương Hồng Sển v...v . Danh nhân qua lịch sử , thì mỗi người mỗi vẻ như Nguyễn Huỳnh Đức ở Tân An , Võ Trường Toản ở Đồng Nai , Thủ khoa Huân , Trương công Định ở Mỹ Tho , Nguyễn trung Trực ở Rạch Giá , Phan thanh Giản ở Bến Tre , Mạc Cửu ở Hà Tiên v..v.. rất nhiều , rất nhiều người , không kể xiết . Còn chuyện kể dân gian nổi trội nhất là công tử Bạc Liêu và Bác Ba Phi , Cà Mau. Nghe chuyện mà ta cười nghiêng ngã .

" Chất Nam Bộ "là như thế đấy ! Con người hùng khí cao ngất trời xanh , yêu nước yêu dân , trọng tình trọng nghĩa , tôn kính ông bà cha mẹ , tổ tiên , biết phân biệt thiện ác , lấy lễ làm đầu , chân chất thật thà , ghét sự đối trá điêu ngoa , thẳng thừng như ruột ngựa . Coi thường vật chất , địa vị , sang giàu .Con người phóng khoáng , không câu nệ tiểu tiết , chấp nhất nhỏ nhen , Dám chơi dám chịu , "chơi tới bến "với bạn , với người , không so đo tính toán . Bán nhà cũng " chơi " ! Chả biết sợ là gì cả , khi " máu lên tới đầu " thành liều mạng cũng chơi . Nhưng lại sợ nước mắt và những lời trách móc . Có lẽ bị lây máu Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du .Cái chất Nam Bộ trước 1945 thì thế . nhưng từ khi chấm dứt chiến tranh rồi , từ 1975 đến nay đã khác xa . Chất ấy đã bỏ đi rồi , biết bao giờ tìm lại được như xưa ?

" Chất người " ấy xem danh dự là trên hết . Coi tiền bạc , vật chất chẳng ra chi nên dễ bị lừa , cả đời luôn khổ sở vì coi thường vật chất . Chơi và nhậu , sổ toẹt mọi thứ, lấy ' " mackeno " làm phương châm là cái tệ hại nhất của người Nam Bộ hôm nay .



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét