khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Giải phóng nhưng không phải cách mạng – Tac gia Walter Skrobanek




Sau thời gian dài, một lần nữa tôi lật lại những trang viết của Erich Wullf. Và lại được chứng thực thêm một lần nữa rằng, giữa cái mà giới cánh tả mới ở châu Âu và Mỹ hiểu về chủ nghĩa xã hội và cái đang diễn ra ở thế giới thứ ba có sự khác biệt lớn, đến nỗi ta không thể tin rằng chúng lại khớp với nhau trong cùng một khái niệm. Và sự thất vọng, hoặc ít nhất là ức chế, của giới cánh tả châu Âu là lớn, nếu như họ phải đối diện với thực tế này. Điều này được trình bày trong các bài viết trong hai ấn bản Kursbuch mấy năm trước. Sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, vốn chưa xảy ra vào thời điểm các bài viết này hình thành, có vẻ đã cung cấp thêm một bằng chứng mới cho sự hiểu lầm lớn này.

Cuộc đấu tranh ở miền Nam Việt Nam trước hết là một cuộc đấu tranh vì độc lập trước sự thống trị của ngoại bang. Cuộc giải phóng khỏi sự xâm lăng văn hóa, nhất là trong cái nhìn của miền Bắc, là sự tiếp nối cuộc đấu tranh chống thuộc địa, nhưng nay không phải là chống người Pháp, mà chống người Mỹ, những kẻ đã cản trở một nước Việt Nam toàn vẹn độc lập trong Hội nghị Genève năm 1954. Quan điểm của miền Bắc rằng đây là cuộc đấu tranh tiếp nối cuộc đấu tranh của Việt Minh có ý nghĩa chiến lược quân sự rất cụ thể. Bởi với việc chính đáng hoá cuộc tiến quân vào miền Nam, nơi kẻ thù vẫn còn ẩn náu, họ có thể đưa những binh đoàn chính quy lớn vượt vĩ tuyến 17. Họ chính là những người đánh gục chính quyền Thiệu, một chính quyền không còn có thể trông đợi vào viện trợ quân sự của một nước Mỹ chống cộng vô điều kiện nữa. Quân du kích địa phương hoặc ngay cả quân chính quy [của Mặt trận Giải phóng] chỉ gồm toàn là người miền Nam, khó nhanh chóng có được khả năng ấy. Không chỉ vì lý do quân số hoặc vì thiếu vũ khí, mà còn vì thiếu kiến thức về công nghệ. Ðối với miền Nam, người ta có thể đi xa hơn một bước để nói rằng, đây rốt cuộc chỉ là một cuộc chiếm đoạt quyền lực chính trị. Lực lượng sản xuất chưa đạt tới trình độ chín muồi cho một cuộc cách mạng xã hội nội tại. Giờ đây cuộc cách mạng xã hội sẽ phải thực hiện dưới sự ráng sức của dân chúng và với kiến thức ít ỏi của một số ít cán bộ cách mạng. Và nếu không có miền Bắc, nơi lực lượng sản xuất và trình độ xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển hơn, cho cán bộ vào giúp đỡ, thì người ta phải e ngại rằng, vấn đề sẽ còn lớn hơn nữa.

Người ta có thể nói, những gì diễn ra cho tới 30 tháng Tư là một cuộc giải phóng khỏi sự can thiệp của nước ngoài. Nhưng nói đó là một cuộc cách mạng, vâng, một cuộc nổi dậy của dân chúng, thì không đúng. Đó chỉ là sự dọn đường của cuộc chiếm đoạt quyền lực chính trị cho cuộc cách mạng xã hội. Cuộc chiếm đoạt quyền lực chính trị này được thực hiện phần lớn bởi quân chính quy miền Bắc. Quân du kích [miền Nam], vốn không mặc quân phục, không có ý nghĩa gì đáng kể về mặt số lượng. Thực ra trong những tuần và những ngày trước 30 tháng Tư cũng có một số quân Thiệu đào ngũ, nhưng đó chỉ là những-cuộc-trở-cờ-sợ-hãi. Thành phố Sài Gòn với 4 triệu dân không hề nghĩ tới một cuộc nổi dậy vì những người cộng sản - có chăng chỉ vì lực lượng thứ ba. Họ chờ đợi quân tiếp quản, phần nhẫn nhục, phần phó mặc cho số phận. Cuối cùng ít nhất họ cũng hạnh phúc về việc một bên đã chiến thắng và cuộc chiến đã chấm dứt. Sự khác biệt giữa hai bên lớn đến mức những người lính đầu tiên tiến vào Sài Gòn được chiêm ngưỡng như kỳ quan thế giới. Bản thân những người lính này thì nghĩ rằng họ sẽ gặp quân Mỹ, nhưng chẳng có ai cả. Họ nghĩ rằng, ít nhất là ngay trước khi họ tấn công, dân chúng sẽ nổi dậy. Nhưng điều này cũng đã không xảy ra. Dân Sài Gòn đã tin vào tuyên truyền của chính quyền Thiệu và sợ sẽ có một biển máu – điều cũng đã gần như không xảy ra. Những người lính giải phóng, theo lệnh cấp trên, được yêu cầu phải tuyệt đối kiềm chế và thân thiện.

Cuộc cách mạng xã hội giờ đây sẽ phải đi sau, không giống như cuộc cách mạng của Việt Minh mà trước khi cuộc chiếm đoạt quyền lực chính trị diễn ra, bằng các hoạt động bí mật, người ta đã thực hiện cách mạng xã hội rồi. Báo chí thì nói là nhân dân quyết định, nhưng đó thực ra là một bộ phận nhân dân cách mạng, hay một bộ phận nhân dân của cách mạng, tức là một thiểu số bao gồm những du kích miền Nam, những người có cảm tình với Mặt trận trước 30 tháng Tư, cũng như những bộ đội miền Bắc. Nhưng đối thủ phản động lại là số nhiều, những người bị đóng dấu "ngụy", là những người dân thành thị chịu ảnh hưởng cả thanh tao lẫn đồi trụy của văn hóa Pháp và Mỹ, với tinh thần sở hữu ích kỉ. Đám dân chúng không cách mạng co lại với ít nhiều kiên nhẫn trong số phận dành cho họ. Họ hy vọng rằng trong chủ nghĩa xã hội, có lẽ họ sẽ có một cuộc sống không tệ lắm, nhưng họ vẫn luôn cảm thấy quá nhiều sợ hãi, bởi những dấu hiệu ban đầu của cuộc cách mạng xã hội do từ bên trên chỉ đạo xuống tỏ ra thật đáng lo ngại.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét