khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Nguyễn Quốc Trụ nhận xét về những nhận xét về thơ Thanh Tâm Tuyền của Nguyễn Đăng Thường



1.

Có hai tay, viết truyện trinh thám mà cứ như làm thơ, hoặc ít ra, thật khó mà sửa 1 câu văn của họ, theo GCC.

Đó là Raymond Chandler và Ian Fleming.

Còn mấy tay nữa, không chỉ hai tay này. Thí dụ, Len Deighton.

Mít, viết câu nào là phải sửa câu đó, chán thế, "nhất là" mấy đấng có tên tuổi, có đấng có cả chục đầu sách.


Nếu không sửa văn, thì sửa lỗi chính tả.

Sến phán, đọc vài dòng, là vứt thùng rác, chắc là do đó?

Thí dụ, Nguyễn Đăng Thường(NDT), hay Nguyễn Văn Lục, chẳng hạn?

NDT đã từng chê bài thơ Dạ Khúc thần sầu của TTT, trong có câu thần sầu, “ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới”, Gấu cũng đã từng chỉ ra, 1 bài thơ như vậy mà không đọc được [tính kiếm lại mà không sao tìm ra], (2) làm sao đọc Beckett, nhưng bây giờ, nghĩ lại, có thể do anh ta…  quê một cục, tại sao chúng chỉ đọc, chỉ khen thơ TTT, mà không tên nào khen thơ của…  ta?


TTT cũng như thằng em của ông, cả hai đều bị chúng ghét, và chúng, ở đây, đa số đều là bạn quí cả!

Mai Thảo thì nghĩ bạn mình ngỏm ở trong tù VC rồi, nên nhớ lại lần đầu gặp bạn, thì tưởng là, 1 tên thợ sắp chữ nhà in báo Dân Chủ, và thằng khốn còn dám ngửa tay xin Công Tử Hà Nội, 1 điếu thuốc lá.

Bạn Viên Linh, trong bài mới viết, tưởng niệm 10 năm, thì lôi cái chuyện đã từng bỏ ra 10 ngàn đồng, giúp TTT thanh toán 1 vụ tiền tạm ứng, hồi còn Sài Gòn, vậy mà khi ra hải ngoại, phôn, không thèm trả lời!

Em Thụy Khê, trùm 1 diễn đàn của Tẩy, phôn, đếch thèm bắt phôn, gần như phát điên!


Thi sĩ Phố Văn thì bệ những lá thư viết cho “đảo xa” về blog của chàng, ra ý, tưởng là đạo đức thế nào, hóa ra cũng có bồ nhí!

NDT cả 1 đời làm thơ, đâu có cuốn thơ nào?

Mãi đến cuối đời, được nhà xb Mở Miệng (?) thương hại in cho 1 tuyển tập.

Đọc bài trường thiên phỏng vấn, trên Gió O, thấy tinh thần có vẻ loạng quạng rồi!


In, dối già, hay chạy tang?

Ông cho biết, không có ý định in, dù đã từng là 1 trong những trụ cột của nhà xb Trình Bày.

Lý do theo Gấu, NDT chưa kiếm ra được giọng thơ của ông, và mỗi lần làm thơ là nhại giọng của 1 nhà thơ nào đó. Anh đã từng nhại giọng thơ TTT, như chính anh thú nhận.


Sống chẳng làm cho chúng vui, khi chết làm sao bắt chúng buồn cho được.

TTT đã từng căn dặn gia đình, như vậy, khi biết mình sắp đi xa.


2.

Cũng mới đọc bài của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, chê thơ TTT, trên Gió O. Bài thơ “Sợ Cái Cột Đèn” thần sầu như thế, mà ông này chê.

Tếu thế!


V/v Nguyễn Đăng Thường. Ông này, thời còn trẻ, mê thơ Tẩy, Rimbaud, thí dụ. Vào thời gian đó, Gấu đếch biết gì về thơ, tiếng Tẩy thì cũng quá tệ, so với đám của ông, thành ra không quen, chưa từng gặp 1 lần. Nhưng bạn của ông, là Hoàng Ngọc Biên, tức Mít Butor, viết văn y chang Butor, ở cái vỏ, tức văn phong - được coi là thuộc trường phái của cái nhìn - thì do quen biết Huỳnh Phan Anh, nên cũng hay la cà Quán Chùa, và có thời Gấu cũng tin ông là 1 bạn quí của Gấu, như những HPA, NXH. Chỉ đến khi ra được hải ngoại, thì mới vỡ ra, đếch phải bạn quí.

Trở lại với NDT. Ông quả là 1 nhà thơ, theo 1 nghĩa nào đó, nhưng cũng như những người trong nhóm Trình Bày, cuộc chiến, “một cách nào đó”, không liên quan tới họ. Chỉ đến khi ra được hải ngoại, thì NDT mới để ý đến hậu quả của cuộc chiến. Thơ của ông sau này, là nhắm nhà nước VC mà đả kích, nhưng những bài thơ của ông có tính nhại, nhại nhạc TCS, nhại ca dao, nhại thơ người khác. Gấu chưa từng được đọc 1 bài thơ của NDT, theo nghĩa thơ của ông.

Thành ra những lời giới thiệu đao to búa lớn của bà Huệ, Gấu đọc không hiểu được, thí dụ, những dòng này:

Là một người đọc, có khi tôi tìm đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này. Mới thoạt đọc, thấy ông viết hơi xâm lăng tấn công, và ông va chạm vào đủ các thứ mạch ẩn nấp. Nhưng bên dưới các bản viết ký tên Nguyễn Đăng Thường là các tiêu hóa kiến thức, trí thức, cảm tính, và văn chương, ở mức độ cực kỳ cao. Điều này gây nên sự chú ý của tôi. Tôi xem anh như là một trong những nhà thơ gây ảnh hưởng trên lớp tác giả trí thức cùng thời tôi, vì các vận động viết có tính trí tuệ, đối xoáy, và tấn công thẳng thắn của cõi viết Nguyễn Đăng Thường.
 http://www.gio-o.com/NguyenDangThuong/NguyenDangThuongPhongVan5.htm

Khen, gì cũng được, nhưng phải có chứng minh, bằng thí dụ, bằng sự kiện.

NDT có cái gì ghê gớm đến như thế?


Ngay cả cái cần nhất, là 1 giọng cho riêng mình, cũng chưa có được. Như tất cả đám Trình Bày, bỏ ra cái phản chiến, chỉ nói cái văn học, và chỉ nói phần dịch thuật của họ, thì cũng hỏng.

Hỏng ở đây, là do quá dốt tiếng Mít.

Chứng cớ rõ ràng nhất, khi NDT trình bản dịch Linda Lê cho Sến, nhờ Sến duyệt, em phán, vứt ngay vô thùng rác cho ta!

Diễm Châu, một ngày có thể làm thịt cỡ chừng một chục nhà thơ ngoại, như không. Đưa bất cứ nhà thơ mũi lõ, là ông có liền bản dịch!

Gấu nghĩ, NDT không đọc được thơ TTT.

Không chỉ mình ông. Bà Huệ, theo Gấu, cũng không đọc được thơ TTT, khi đòi thứ thơ đời thường [Lê Thị Huệ: "Ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền được công nhận là ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ tôi là ngôn ngữ đời thường". Thưa anh, tôi gần với anh ở điểm này đa].

Cùng lúc đó, bà Huệ khen NDT [Là một người đọc, có khi tôi tìm đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này.]

Theo GCC, ngôn ngữ đời thường không thể “bắt cái đầu phải làm việc”, và, khó mà là ngôn ngữ thơ.

Thơ, 1 cách nào đó, là “ngôn ngữ của ngôn ngữ”.

Gấu sợ thứ ngôn ngữ bèo nhèo, nhạo, nhại của NDT không thể nào tới được cõi thơ.

Cái chuyện không đọc được thơ của 1 tác giả nào đó, là chuyện rất thường. Nhưng đâu vì không đọc được, rồi chê thơ họ.

GCC đọc thơ Emily Dickinson, không nổi, nhưng chưa bao giờ dám coi thường thơ của bà. NDT thích thơ Tô Thuỳ Yên hơn thơ TTT. Nhiều người cũng nghĩ như ông, trong khi Gấu nghĩ ngược hẳn lại. Đó là do khiếu thưởng ngoạn khác nhau, chứ không thể vin vào đó, mà nói  thơ TTY hơn thơ TTT.

Chiều ngồi quán Chùa (La Pagode) Sài Gòn, nhưng làm thơ thì phải có "một chút Paris, hay nửa đêm Hanoi". Chúa ơi !
NDT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét