khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Trích đoạn đối thọai giữa Hòang xuân Hãn và Hồ chí Minh vào tháng 10 năm 1945, tại Hà Nội



Hình như có một lần ông bày tỏ sắc nét quan điểm chính trị, khi ông hồi ký cuộc gặp gỡ ông Hồ Chí Minh tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1945. Ông viết :

“Nguyên là ; từ khi quân-đội Trung-quổc vào đóng ở Bắc-phần Đông-dương,những phần-tử lánh uy-quyền Pháp trên đất Trung-quốc lục-tục trở về. Trước sự cách-mạng đã nắm chính-quyên trong nước, mà phần-tử này không được dự, nếu kẻ cầm-quyền không khôn-khéo, thì không sao tránh được sự bất hòa biến thành đảng-tranh. Mà chính-phủ và quân-đội Trung-hoa bấy giờ tự-nhiên nuông tìm-ý ủng-hộ những người ý-tưởng gần mình và thế-lực cũng phải nhờ mình. Một việc đảo-chánh gây ra bởi quân-đội Trung-quốc rất có thể xảy ra. Đó là lẽ cốt-yếu của sự kình-thị và công-kích giữa đảng-phái. Mà nếu kình-thị khuyếch-trương thành đại-loạn thì nước Việt-nam không còn hy-vọng gì sống lại nữa. Thế mà trong khoảng đầu tháng 10, nó đang khuếch-trương. Tôi tới tìm vị cựu-hoàng, bấy giờ đã thành cố-vấn Vĩnh Thụy, tỏ sự hoang-mang, rồi nói rằng : “Ngài có lúc mang tiếng chỉ giữ hư-vị. Nay giữ chân cố-vấn chính-phủ, chính là lúc có thể bày tỏ vị ấy không hư”.

“Cố-vấn hỏi : “Vậy nên nói gì !”. Tôi bàn nên khuyên chính-phủ dàn xếp một cách ổn-thỏa và chính-đáng với những người yêu nước thuộc những đảng khác để cùng đối-phó với thời-cơ cực-kì gian-nan. Thế rồi ngày 13 tháng 10, Cố-vấn cho hay rằng : “Cụ Hồ sẽ tiếp Hãn vào ba giờ chiều”.

“Tuy không biết hẳn đó là ý muốn của chủ-tịch, hay cố-vấn đã bịa ra sự tôi xin gặp, đến giờ tôi cứ đến dinh Chủ-tịch. Lúc đến nơi, gặp một đại tá Mĩ cũng tới ; nghe nói là để gỡ một đại-diện bí-mật Pháp, Sainteny, bị giữ vì cắm cờ Pháp trên xe đi diễu ngoài phố. Chủ-tịch tiếp tôi hơn một giờ. Hai lần xin cáo biệt, nhưng cụ giữ lại. Ban đầu bình phẩm về chính quyền. Tôi có nói :

— “Nay ta chưa độc lập, đang cần dư-luận ngoại-bang bênh-vực. Nếu tỏ ra bất-lực, hoặc có thái-độ độc-tài, thì khó lòng họ giúp mình”.

Cụ bảo rằng ủy-ban địa-phương làm bậy, chứ chính-phủ không có ý chuyên quyền. Cụ hỏi đi hỏi lại :

— “Thế ra họ nói chính-phủ cộng-sản, thực chăng !”.

Tôi đáp :

“Cụ đã nghe vậy, thì có thật”.

Cụ nói :

— “Còn nói chính-phủ độc-tài, thì có đâu. Trong nội-các có nhiều người không phải ở trong mặt trận Việt-minh...”.

“Cụ lại phân-trần lâu việc bài-xích hạng trí thức. Cụ nói chính-phủ không làm điều ấy ; nhưng có người làm thì chính-phủ phải nhận lỗi.

Rồi tôi nói sang chuyện đảng-tranh làm dân-chúng hoang-mang. Chủ-tịch rất chăm-chú nghe, cặp mắt sáng trương to như rót vào mặt tôi. Cụ hỏi :

“Trí-thức theo cụ Nguyễn Hải-Thần nhiều phải không ! Ông giao thiệp rộng chắc biết”.

Trong trả lời, tôi có nói :

— “Hình như khi ở nước ngoài các cụ đã trù-tính việc chung. Nay đều về, lại thấy các cụ chia rẽ, cho nên họ hoang-mang. Nếu cụ Nguyễn Hải-Thần chỉ kéo bè đảng mà thôi, thì chắc họ không theo. Cụ Nguyễn cố tìm gặp tôi, tôi đã thưa rằng người trí-thức chân-chính không tìm địa-vị. Các cụ già cứ hòa-hợp với nhau, rồi thì hạng trẻ như chúng tôi theo. Các cụ có cần gọi ra quét đường, họ cũng nhận”.

“Nét mặt không di-chuyển, Chủ-tịch đặt câu hỏi thẳng :

— “Đối với ông, thì cụ Nguyễn là thế nào !”.

Tôi đáp :

— “Tôỉ không được biết rõ. Nhưng cảnh huống bây giờ thì tuy là bậc cách-mệnh lão-thành nhưng trở về chậm nước, cụ phải ép vào thê’non... xem ra thế nào !”.

Cụ hỏi gặn :

— “Thế nào !”. Tôi nói :

— “Thế nào... tôi không tiện nói, chỉ có thể nói thế cụ Nguyễn không được thuận. Tuy nhiên, làm cách-mạng trong bốn muơi năm nay, cụ ấy có thanh-thế. Vả hạng trí-thức ai cũng sẵn-sàng làm việc nước, mà bị chính-phủ đem lòng ngờ-vực, thì họ có đi theo cụ Nguyễn, cũng là người áỉ-quốc, đó cũng không nên lấy làm lạ !”.

“Trong lúc nói chuyện, có người mang bát thuốc sắc cho Chủ-tịch uống, lại có người mang giấy lại lấy chữ kí, một thanh-niên ngồi đàng xa túc-trực luôn-luôn. Tôi đứng dậy xin về mấy lần, Chủ-tịch vẫn giữ lại. Cuối cùng, cụ lại hỏi thẳng một cách cụ thể rằng :

— “Tôi có hai chuyện muốn hỏi ông. Ông cứ trả lời thật... Câu đầu là đối với cụ Nguyễn Hải-Thần nên làm thế nào !”.

Tôi đáp :

— “Nếu cụ Nguyễn có thể làm dễ cho sự ngoại-giao, thì nên dùng cụ. Tuy không nên cải-tổ hấp-tấp ra dáng sợ áp-lực, nhưng nên cải-tổ chính-phủ để hợp-tác. Sự hợp-tác phải thành-thật, đừng để có cảm-tưởng lấy danh mà thôi”.

Không động nét mày một mảy-may, Chủ-tịch hỏi tiếp :

— “Vấn đề thứ hai là ông cho biết một câu sát-kết về Chính-phủ”.

Tôi phải lựa lời để đáp cho khách-quan. Đại-ý ở trong những câu này :

— “Trước khi thẩm-kết về Chính-phủ, xin nói về mặt trận Việt-minh. Chủ trương mặt trận là chống Pháp và chống Nhật. Chống Pháp là chí-nguyện tất-nhiên chung cho cả nước. Chông Nhật cũng là tất-nhiên cho cách-mạng và thuận với Đồng-minh đang thuận với độc-ỉập Việt-nam. Vậy cái khẩu-hiệu ấy là hợp. Nhưng trong hành-động, sau ngày Nhật diệt chính-quyền thực-dân Pháp và tuyên-bố để Việt-nam tự-chủ vận-mệnh của mình. Tự-nhiên rằng người cách-mạng chống Nhật không thể ra công-khai nhận lấy chủ-quyền cho nước. Con thuyền đã buộc đã bị cắt dây. Nước tự-hào có lịch-sử vẻ-vang, gồm hăm lăm triệu người ; há lại để thuyền trôi không lái. Cả Nhật Pháp và Đồng-minh sẽ đánh giá lòng yêu chuộng độc-lập của dân ta ra sao. Vì vậy đã có chính-phủ Trần Trọng-Kim. Chỉ tiếc rằng Mặt-trận không làm dễ cho Chính-phủ công-khai quản-lí việc dân và dự-bị sự giao-tiếp khi quân Nhật tất phải đầu hàng (người viết nhấn mạnh). Dẫu sao, sau khi Nhật đầu hàng, Mặt-trận ra nắm chính-quyền là hợp lẽ và có thể lợi cho độc-lập được nhìn-nhận. Nghĩ như vậy, Chính-phủ Trần Trọng-Kim đã có tác động cuối cùng là khuyên cựu-hoàng mời các nhà cách-mệnh ra chính-thức lập chính-phủ, nhưng thiếu chuẩn-bị, sự ấy không thể thành. Kết quả là những sự tổn thất về vật-chất và tinh-thần trong khi cướp chính-quyền và không thể lợi-dụng sự hoang-mang của quân-nhân Nhật khi được lệnh phải đầu-hàng. Nói về Chính-phủ thì chủ-truơng đại-thế chính-trị hợp lẽ, nhưng hành-động hình như tưởng đã thành công cho nên sợ chia trách-nhiệm và chính-quyền. Chắc riêng Chủ-tịch hiểu rằng đường đi đến độc-lập và thống-nhất còn dài và khó, nhưng đại đa-số còn lầm tưởng gần xong” (người viết nhân manh)[1].

Trên đây là cuộc đối thoại giữa một người yêu nòi với một người yêu đảng. Ý nghĩa càng lớn vào hoàn cảnh cuối năm 1945.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét