khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA (1954-1975): "Lính Ngụy Ăn Thịt Người" ?




Phùng Nguyễn: “…Không thể nói là tôi đã không cảm thấy xúc phạm ở cương vị một người lính của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, một tập thể nay đã thuộc về lịch sử, và trên hết, như là một người Việt Nam khi đọc những đoạn trích dẫn nói trên. Cái huyền thoại “lính nguỵ ăn thịt người,” đối với tôi, là chuyện láo khoét, bắt đầu với những tuyên truyền dối trá vào những thời điểm rất sớm trong chiến tranh, và trong khi vô cùng bẩn thỉu khi xét trên các phương diện văn hoá và đạo đức, đã được áp dụng triệt để với mưu đồ gán ghép cái đầu ác thú lên thân thể của kẻ thù. Những tuyên truyền láo khoét và vô đạo đức này, bất kể xuất phát từ bất cứ từ phe nào, nếu có ai đó cho rằng cần thiết trong giai đoạn chiến tranh, lẽ ra phải được chấm dứt và mầm độc của nó phải được hoá giải ngay lập tức vào ngày hôm sau của ngày tàn cuộc chiến. Điều này đã không hề xảy ra, và càng tệ hơn nữa, điều trá nguỵ được tiếp tục củng cố, nuôi dưỡng không chỉ bởi những đầu óc ngu muội mà còn bởi những người mà dựa vào chức năng của họ, trí tuệ và khả năng tư duy phải vượt trội hơn những tầng lớp khác trong xã hội. ,,”

Và: "….Tôi đã nói về đề tài “lính ngụy ăn thịt người” một vài lần, nhưng chưa hề thấy đủ. Bởi vì chưa hề đủ! Đã có không ít người, vì những lý do mà họ nghĩ rằng cao cả, chỉ muốn quay lưng lại, tảng lờ, chối bỏ sự hiện diện của những nọc độc văn hóa đang luân lưu trong huyết quản dân tộc với luận điệu quen thuộc “Hãy chôn chặt chương sách sử xấu xa này và cùng hướng về tương lai.” Ừ thì chôn. Nhưng chôn ở đâu? Trong những cuốn sách của những cây bút thế giá đang tiếp tục bày bán đầy dẫy ở các hàng sách hoặc nằm nghiêm trang trong các thư viện trên cả nước, hoặc trong chồng sách giáo khoa được mang ra giảng dạy ở các cấp trung và tiểu học hàng ngày? Hoặc trên hệ thống Internet, nơi những nọc độc văn hóa được ngụy trang như là dữ kiện lịch sử sẽ xuất hiện trên màn hình máy vi tính của người đọc chỉ sau vài cú nhấn trên bàn phím?"


 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét