khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Hãy noi gương Thoát Trung của Miến Điện (Trích) - Tác Giả Lê Phan



Ở Miến Điện, khi binh sĩ của Miến truy lùng một trại đốn gỗ lậu ở bang Kachin, một tiểu bang đã nhiều năm chìm đắm trong chiến tranh ở miền bắc của Liên bang Miến Điện, họ đã tìm thấy nhiều ngàn phu phen (lao động), được nhập cảng từ tỉnh Vân Nam kế cận, sang làm việc với đồng lương mạt hạng. Một số trong ban quản trị người Hoa đã bỏ trốn vào rừng, không biết làm sao sống sót bỏ chạy được về biên kia biên giới. Đám không may, khoảng 150 người, bị bắt và đưa ra tòa. Trung Cộng tức giận gây gổ với Miến Điện hôm tháng 7 vừa qua khi một tòa án ở Bang Kachin kết án chung thân cho hầu hết trong đám này. Không lâu sau đó, họ được trả tự do và trục xuất về Trung Cộng, nhưng chỉ sau khi đã trải qua sáu tháng tù, có lẽ để răn đe.

Cuộc đụng độ ngoại giao này có lẽ chỉ là một chuyện nhỏ cho đám băng đảng Trung Cộng, vốn đã đốn gần sạch những khu rừng phía bắc của Miến Điện trong hơn 25 năm nay, thúc đẩy bởi nhu cầu hầu như không thể đáp ứng nổi của đồng bào họ. Cách đây 10 năm, khi Miến Điện còn thân thiện với Trung Cộng, một cuộc đàn áp ở cả hai bên biên giới có vẻ đã chặn đứng được nạn đốn gỗ lậu. Nhưng một cuộc khảo sát được phổ biến ở Luân Đôn hôm 17 tháng 9 bởi Cơ Quan Điều Tra Môi Trường (Environmental Investigation Agency EIA), một tổ chức thiện nguyện có trụ sở ở Luân Đôn, nói là việc đốn lậu gỗ đã tái tục trở lại, và có thể đã lên đến đỉnh cao mới. Bản phúc trình của EIA cho thấy Miến Điện đã mất đi 1.7 triệu ha rừng từ năm 2001 đến năm 2013, trong số đó khá nhiều đã bị buôn lậu qua biên giới từ Kachin sang Vân Nam. Đáng sợ hơn nữa là từ năm 2009, mức độ cây rừng bị đốn đã tăng lên gấp đôi mỗi năm, đến 185,000 ha.

Luật pháp Miến Điện nói là gỗ và các sản phẩm làm bằng gỗ chỉ có thể xuất cảng qua Giang Cảng Yangon, cố đô và là thành phố lớn nhất nước, và không bao giờ được xuất cảng sang các nước láng giềng qua đường bộ. Xuất cảng gỗ đã bị tuyệt đối cấm từ tháng 4 năm 2014. Nhưng những luật lệ đó chả nghĩa lý gì với các ông tướng tá tham nhũng vốn kiểm soát khoảng 60% lãnh thổ của tỉnh vốn đã là quê hương của dân tộc Kachin. Họ bán quyền di chuyển an toàn cho những tay đốn rừng từ Trung Cộng sang. Luật lệ này còn vô nghĩa hơn nữa cho những nhóm dân quân Kachin vốn đang đánh nhau với quân đội Miến. Họ được biết đã bán quyền qua lại các rặng núi đầy cây cho các công ty Trung Cộng để kiếm tiền mua vũ khí tiếp tục cuộc chiến chống lại quân đội Miến.

Mà ngay cả nếu Miến Điện gia tăng cố gắng để giảm thiểu việc buôn bán này, tiến bộ bền vững rất khó nếu không có sự hỗ trợ thực sự của Trung Cộng. Nhu cầu bất tận ở Hoa Lục cho gỗ rẻ từ ngoại quốc vào, sử dụng cả trong kỹ nghệ bàn ghế lẫn làm các sàn nhà kiểu cọ. EIA tìm thấy là các viên chức ở Vân Nam đã từ bỏ những cố gắng trước đây để giúp Miến bảo vệ biên giới, ngày nào mà các công ty Trung Cộng nhập cảng lậu gỗ đó chi tiền rộng rãi.

Chính sự lo ngại là Miến Điện quá lệ thuộc vào Trung Cộng đã là một lý do chính khiến các ông tướng cầm quyền mở cửa quốc gia lâu nay tách biệt khỏi thế giới. Kể từ khi tiến trình này bắt đầu, chính phủ đã có vẻ ít sợ hơn trong việc thách thức nước láng giềng khó tính phương Bắc. Hai chính quyền được dự trù sẽ họp bàn về vấn đề đốn gỗ lậu vào ngày 24 tháng 9 tới đây. Dĩ nhiên Miến Điện hẳn khó có thể dụ các quan lớn Trung Cộng bỏ cuộc trong một ngành béo bở vốn đã làm giàu cho giới quyền quý ở Vân Nam, chưa kể đám đàn em ăn theo.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét