khktmd 2015
Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014
Rừng lá thấp- nhạc Nhật Trường- ca sĩ Thanh Thúy
Trích từ nhận xét của Blog Tây Bụi về bài nhạc Rừng Lá Thấp của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh:
"Lá thấp vừa che chở, vừa che khuất. Lá được bảo vệ và làm vắng mặt. Vậy "lính giữa rừng yêu lá thấp."
Ở giữa lá thấp thì lính lầm lì nhận thân phận mình "là người vui chinh chiến dài lâu." Là người xa khuất cho nên "mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu."
Hình như rừng lá thấp cũng có ý nghĩa mô tả những cành lá ngụy trang trên mũ, áo và ba lô lính chiến ở trong rừng.
Nói cụ thể thì bài ca này được viết để tưởng niệm một người lính chết lúc mà quân lực Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tấn cộng vào Sài Gòn thời Tết Mậu Thần. Hình như đơn vị của Vũ Mạnh Hùng bảo vệ cầu Bình Lợi. Theo một trang web thì:
Trung Úy Vũ Mạnh Hùng đã tử thương vì bị VC bắn sẽ khi anh tiến tới ra lịnh cho chiếc M41 không bắn đại bác vào nhà dân. (trang Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam trích "Lử Ðoàn TQLC với trận chiến Tết Mậu Thân tại Sàigòn")
Vậy, theo tài liệu này thì Vũ Mạnh Hùng chết vì lo cho dân thường ở xung quanh cầu này.
Trên một tư liệu khác có người khác viết:
Khu vực Cầu Bình Lợi không như bây giờ không có dân cư đông đúc xung quanh toàn là những lùm cây tán thấp cỏ mọc um tùm. (forum của trang yeunhacvang.com) Bên kia cầu là một con "đường về phồn hoa," về thành. Vậy lúc bảo vệ sự phồn hoa ấy và những người được hưởng sự phồn hoa ấy, họ được có hiểu cho những người lính sống mạo hiểm và khó khăn không?
Tác giả ca khúc này nhận nhiệm vụ soi sáng trên cảnh này. Ở thủ đô thì có những cô ca sĩ hát cho lính. Họ hát những câu "Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà" thì các câu ấy nghe suông. Tác giả này hỏi: "Sao không hát cho người giết giặc trên cầu, khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh trong khói súng xây thành." Người lính của ca khúc này muốn sự thông cảm và hiểu biết của cô ca sĩ này và của khúc ca này. Tại sao không hát về cái sự thật?
Lý do là người công dân bình thường không muốn biết cái sự thật của chiến tranh. Các chiến sĩ được coi như là vị anh hùng, lúc chết là liệt sĩ, và chết một cách vĩ đại. Đơn giản, gọn gàng, và ngây thơ. Ca khúc này đòi mọi người nhìn vào thực tế. Nhưng có phải bài hát này cũng xóa cái sự thật của chiến tranh? Có phải là lính thực sự "quen yêu gian khổ quân hành" không? Còn hai câu sau tỏ những ý rất đặc biệt mà cần mổ xẻ:
Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên / Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên."
Có phải là cách đáp ứng xứng đáng của một người nghe tiếng súng triền miên từ bé là cầm súng để làm thêm tiếng súng? Còn giặc là ai để mà phải đánh. Giặc là một người thanh niên không khác gì mấy với mình? Giặc cũng là người Việt. Có lẽ giặc chính là các nhà chính trị, các bộ quốc phòng, các người tranh ghế ở nội các?
Làm chiến tranh cho hòa bình có hợp lý không? Hạ súng thì hòa bình mới đến chứ? Song khái niệm đánh giặc cho non nước bình yên hợp với tâm lý của thời gian ấy. Nói chung Sài Gòn lúc bấy giờ là một ốc đảo bình yên trong nỗi loan. Biến cố mô tả trong bài "Rừng lá thấp" mới chạm đến tình trạng bình yên ấy. Tất nhiên xã hội ấy rất mộng ước đến hòa bình. Thái độ của lính chiến ở trên là phải cắn răng cứ chiến đấu lâu dài để được hưởng hòa bình ấy.
Tất nhiên khái niệm ca khúc ở trên cũng là một loại tuyên truyền, nhưng tuyên truyền như thế có hiệu quả không? Trong sách sử mới History of the Vietnamese People, trang 607, Keith W. Taylor viết sau việc tấn công Tết Mậu Thần thì "the new government of the Second Republic in Saigon benefited from a rise of popular support as people rallied against the attackers with a new sense of appreciation for what was a stake" (chính phủ mới của Đệ Nhì Cộng Hòa ở Sài Gòn được hưởng sự ủng hộ đại chúng khi mà dân tập hợp lại chống những người tấn công với khả năng đánh giá mới của những nguy cơ trong cuộc). Như vậy, có phải họ nên nói rõ hơn là họ đấu tranh để tránh một ngày thống nhất theo điều kiện của bên đã tấn cộng lúc Tết Mậu Thần?
Một ý khác trong những bài ca lính chiến là lòng trung thành với đồng đội trong đơn vị. Vậy phải "hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua," và biết ơn những người ấy một cách xứng đáng niềm thương cảm? Hình một thời nào đó ca khúc Sài Gòn được chuyển hướng từ "yêu người lính xa nhà" đến "yêu và hiểu đến người lính gian khổ." Những người lính che dưới lá rừng như vô hình. Việc "mắt quầng thâm mất ngủ tàn đêm khói lửa, giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh" không đủ. Người lính đòi nhiều hơn. Các cô ca sĩ hậu phương "đừng hát như chim trên ngọn lá sầu xin thật lòng trong câu hát đầu môi." Nhưng các cô ấy đại diện cho toàn xã hội mà nên chân thành tưởng nhớ đến những người lính được che chở bởi rừng lá thấp."
Quí bạn chọn bài số 7 trong danh sách nhạc để nghe ca sỉ Thanh Thúy hát bài Rừng Lá Thấp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét