Khi Thế Chiến I sắp kết thúc với sự phân bố lại lãnh thổ của Đế quốc Ottoman tại Trung Đông, thì từ 1918 dân Do Thái ở muôn phương tụ tập về một sa mạc hoang vu bên Địa Trung Hải. Họ biến sa mạc thành đất thịnh vượng khiến bao nhiêu dân Á Rập đi về đó sống chung. Nơi nào người Do Thái quản lý, nơi đó có sự phì nhiêu! Lạ?
Khi quốc gia Israel ra đời từ 1948, thì ngoài sự thịnh vượng kinh tế và khả năng phòng vệ, người Do Thái còn xây dựng được dân chủ chính trị. Ngày nay, sản lượng một đầu người tại Israel là hơn 53 ngàn đô la một năm, đứng hạng 13 của thế giới (Việt Nam là hơn bốn ngàn đô la, đứng hạng 116). Điều éo le là mức sống cư dân (kể cả Á Rập) tại khu vực cai trị của Israel cao hơn mức sống của người dân trong các nước Á Rập, dù sa mạc của Israel không có dầu hỏa!
Ngoài trình độ canh nông rất cao, Israel còn biết lọc nước biển ra nước ngọt để khỏi bị lân bang Á Rập khóa nước (như ta thấy trong cuộc chiến tại Iraq)! Thuật lý (technology) của Israel thuộc loại tiên tiến nhất: Bản tin Asia Nikkei cho biết khi chiến tranh đã bùng nổ, hơn 500 doanh nghiệp đầu tư loại venture capital của Hoa Kỳ và Á Châu đã công khai loan báo ngày 13 Tháng 10, rằng họ sẽ đầu tư vào Israel.
Ngay giữa chiến tranh, bản tin về kinh tế khiến chúng ta suy ngẫm.
Và nhìn lại chân lý bị lãng quên!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét