khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Trích: "Một vài cảm nghĩ về vị Giáo sư khả kính Lâm Thanh Liêm giữa một thời quê hương loạn lạc, tác giã Phạm văn Lưu"


Tôi muốn kể một chuyện khá đau lòng, của những nhà trí thức Saigòn mà tôi đã ngưỡng mộ và quí trọng một thời. Thật vậy, giữa năm 1976, tôi được mời đi, hay bị gọi đi  dự thì đúng hơn, một khóa học gọi là Nghiên Cứu Triết Học, Chính Tri Và Kinh Tế Mác-Lênin, trong đó có khoảng 60 người gồm một số giáo sư đại học, các chuyên gia quản trị, kinh tế và các Tổng Bộ Trưởng Kinh Tế, Tài Chánh, Thương Mại của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước đó. Trong đó, có Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, Gs. Vũ Quốc Thúc, Gs. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám Đốc Kế Koạch, Lưu Văn Tính, Tổng Trưởng Tài Chánh, Nguyễn Trung Trinh, Giám Đốc Điện Lực, Lâm Văn Sĩ, Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển,Gs. Phạm Hoàng Hộ, Cựu Tổng Trưởng Giáo Dục, Gs. Phan Thiện Giới, Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo, Thứ Trưởng Thương Mại Nguyễn Văn Diệp, Tổng Giám Đốc Hối Đoái Trương Như Bích (?),Phan Tấn Chức, Cựu Bộ Trưởng Giáo Dục, Ks. Dương Kích Nhưỡng, Bộ Trưởng Công Chánh, Ký giả Huỳnh Thành Vị, Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, linh mục Nguyễn Nghị thuộc Nguyệt San Đứng Dậy… và rất nhiều viên chức cao cấp khác của Bộ Tài Chánh, Kinh Tế, các Tổng Giám Đốc của các ngân Hàng và Công Ty Công Kỹ Nghệ khác nữa…
Theo Anh Châu, thư ký riêng của Trung Tướng Đinh Đức Thiện cho biết danh sách mời chính thức lúc đầu, chỉ có khoảng 60 người, nhưng sau có một số viên chức cao cấp trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã về hưu từ lâu, nên không nằm trong diện phải đi tập trung học tập, nhưng bị phường khóm thường làm khó dễ, nên họ xin theo học khóa này. Từ đó, cuối cùng số học viên đã đến khoảng 150 người.


Khóa học này do Trung Tướng Đinh Đức Thiện lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Dầu Khí kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước của nhà cầm quyền Hà Nội tổ chức nhằm qui tụ các chuyên viên cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, học hỏi để thấm nhuần tư tưởng của Đảng và Nhà Nước. Rồi sau đó sẽ sử dụng số chuyên gia này, nhằm giao thương với các quốc gia Hoa Kỳ và Tây Phương khác…

Trung Tướng Đinh Đức Thiện đã lấy tòa nhà chính của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cũ tại Sài Gòn trên đường Thống Nhất làm  trụ sở chính của Bộ Dầu Khí ở miền Nam. Ngoài ra, cộng sản đã lấy Goethe Institute, tức là Trung Tâm Văn Hóa Tây Đức, số 49, đường Hồng Thập Tự làm nơi giảng dạy cho các học viên. Chương trình Giảng dạy gồm 2 phần: Thuyết Giảng và Thảo Luận và kéo dài hơn 1 năm.
Phần Thuyết Giảng gồm 8 tiếng mỗi ngày, Sáng từ 8 giờ đến 12 giờ trưa. Chiều từ 2 giờ đến 6 giờ chiều.
Phần Hội luận 3 tiếng vào buổi tối, từ 8 giờ đến 11 giờ đêm.
Phần Giảng Thuyết gồm có 3 phần, Triết Học, Chính Trị Và Kinh Tế do các chuyên gia cao cấp của Hà Nội đảm trách, được phân định như sau:
Phần Triết Học do Ts. Hồ Kim Cương, Viện Trưởng Viện Triết Học tại Hà Nội đảm trách.
Phần chính trị học do Đậu Ngọc Xuân, lúc đó là Bí Thư của Tổng Bí Thư Lê Duẫn phụ trách,
Phần kinh tế học do Ts. Trần Phương, Viện Trưởng Viện Kinh Tế Học Hà Nội, kiêm nhiệm chức vụ Thứ Trưởng Bộ Nội Thương giảng dạy.
Ngoài 3 vị giảng sư chính yếu này, còn có thêm các giảng viên cao cấp của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc vào phụ trách phần thuyết giảng và hướng dẫn các buổi thảo luận vào buổi tối.
Phần Thảo luận: Chia làm 6 nhóm, mỗi Nhóm có từ 10 đến 12 người.
Nhóm của tôi gồm 11 người, trong đó có Gs. Phạm Hoàng Hộ, Cựu Tổng Trưởng Giáo Dục dưới chính quyền Dương Văn Minh, 1963; Luật sư Tiến sĩ Phan Tấn Chức, cựu Tổng Trưởng Giáo Dục dưới thời Thủ Tướng Trần Văn Hương, năm 1964, Ô. Nguyễn Văn Diệp,Thứ Trưởng Thương Mại, Gs. Phan thiện Giới, không nhớ chức vụ của ông, Antôn Trang, Tổng Giám Đốc Công Ty Giấy COGIDO, còn có một học viên khác hơn tôi chừng 3 tuổi, anh đã tốt nghiệp Ph. D. về Hành chánh Công quyền tại Hoa Kỳ  và về nước làm việc tại của Bô Nội Vụ vào năm 1974, và còn 4 viên chức cao cấp khác  .. mà tôi không nhờ tên. Dĩ nhiên tôi không được phép biết đến các vị trong các nhóm khác.
Trong các buổi thảo luận vào ban tối, lúc đầu thường học tập về quyển Tư Bản Luận của K. Marx. Đây là một bộ sách đồ sộ hơn 20 quyển, rất khó hiểu, tôi nghĩ nó khó hiểu vì chính tác giả đã  viết một cách lượm thượm và tối nghĩa. vì đây, gần như chỉ là một bản thảo của K. Marx, chưa được chỉnh sửa. Phần khác, vì được dịch từ bản chính tiếng Đức sang tiếng Nga, rồi từ tiếng Nga sang tiếng Việt.. Mà người dịch không đủ trình độ về chuyên môn để hiểu các thuật ngữ về triết học, kinh tế và tài chánh…

Bộ Sách Tư Bản Luận thời đó in rất đẹp, bìa dày, giấy  bóng tốt, được bán giá rất rẽ cho học viên. Dĩ nhiên, hội viên bắt buộc phải mua để tham gia hội luân. Lúc đó, tôi rất chán nản và làm biếng, chẳng muốn đọc gì cả. Và tôi cũng phải học kinh nghiệm của những giáo sư miền Bắc, du học từ Liên Sô về và cũng bất mãn với chế độ, dạy tôi rằng. Khi đi học tập nên chọn thái độ : thứ Nhất là Ngồi Lì, thứ Nhì Đồng Ý. Nghĩa là tốt nhất, là mình chỉ ngồi im lặng nghe người ta nói, thứ nhì, mới tới Đồng Ý, vì nếu nói đồng ý cũng có khi nguy hiểm. Vì cán bộ sẽ khỏi anh đồng ý điểm nào và xin mời Anh đứng dậy giải nghĩa cho mọi người nghe. Như vậy là mình đủ mệt rồi … Thường học tập như vậy, khoảng 1 tháng sẽ có một buổi thu hoạch trong nhóm nhỏ của mình và khoảng 4 đến 6 tháng thì có một buổi thu hoạch cho toàn thể học viên được tổ chức tại Giảng Đường Goethe. Tôi xin giải thích thêm, trong buổi thu hoạch, các học viện phải nói về những gì mình đã học hỏi được trong thời gian vừa qua. Tôi còn nhớ rất rõ trong một buổi thu hoạch nhóm, Giáo sư Phan Tấn Chức, Trưởng Nhóm của tôi, Giáo sư Chức phát biểu như sau:


"Trong hơn Ba mươi năm, ngồi trên ghế nhà trường tư bản, tôi đã lãnh nhận được một số kiến thức hỗn độn vô giá trị.. Bây giờ, Đảng và Nhà Nước cho tôi dự Khóa Nghiên cứu này.. Đây là cơ hội vô cùng quí báu. Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với hệ thống Triết Học, Kinh Tế và Chính Trị Mác-Lenin, một hệ thống tư tưởng vô cùng giá trị đang làm say mê và cuống hút gần 2/3 nhân loại… Gs còn nói rất nhiều điều nữa để ca tụng chế độ xã hội chủ nghĩa…"
Tôi cảm thấy rất khó chịu về lời phát biểu này của Gs. Chức, vì thế, dù chưa tới phiên tôi phải nói về phần thu hoạch của mình. Tôi đưa tay xin phát biểu:

"Thưa thầy Chức, trong chế độ mới này, ai cũng gọi nhau bằng Anh. Nhưng trong thực tế, từ ngày bắt đầu khóa học này, tôi luôn gọi Anh là Thầy, vì tôi rất kính trọng Thầy vì thực ra Thầy là Thầy của Thầy tôi. Thực vậy, Thầy đã dạy Thầy Châu Tiến Khương mà thầy Khương dạy tôi môn Phát Triển kinh tế.. Tôi muốn nhắc lại một lần nữa tôi luôn kính trong Thầy cho đến trước giờ phút Thầy phát biểu về phần thu hoạch của Thầy. Tôi vô cùng hổ thẹn và xấu hỗ khi nghe Thầy vừa nói. Thầy nói Thầy ngồi trong nhà trường tư bản lãnh nhận một số kiến thức hỗn độn vô giá trị.. thì làm sao Thành Ủy mời Thầy đi học tập khóa này, để hy vọng trong tương lai Thầy sẽ giúp Đảng trong việc giao thiệp với các quốc gia Tây Phương. Phải chăng đây là điều nghịch lý mà Thầy đã biết rõ nhưng thầy vẫn trình bày, để làm vừa lòng chế độ mới, mong được hưởng chút ơn mưa móc của Đảng và Nhà Nước. Cả hai thái độ trên đều không phải là thái độ của sự liêm khiết trí thức và lương tri của một người trí thức chân chính…"
Sau khi phát biểu điều này, tôi tin chắc rằng, thế nào người cán bộ trưởng nhóm sẽ khiển trách tôi ngay trong buổi họp này, hay ít ra sau buổi họp sẽ yêu cầu tôi  ở lại sẽ góp ý riêng với tôi. Điều làm tôi vô cùng ngạc nhiên, trước khi chia tay ra về, cán bộ trưởng nhóm vẫn chào tôi vui vẻ như lệ thường. Một sự kiện khác nữa làm cho tôi cũng như những thành viên trong nhóm hết sức ngỡ ngàng là trong buổi hội luận kế tiếp vào tối hôm sau, cán bộ trưởng nhóm tuyên bố bắt đầu từ tối nay, Anh Phạm Hoàng Hộ sẽ thay Anh Phan Tấn Chức làm trưởng nhóm chúng ta… Sau này, một người bạn cho tôi biết, vào năm 1987, nghĩa là sau khi mở cửa nền kinh tế, Gs. Chức xin làm Đại Lý Cty Nước Suối Vĩnh Hảo, chính quyền cộng sản cũng từ chối.
Một mối u buồn đè nặng trong tâm hồn tôi, khi thấy những nhà khoa học của miền Nam trước kia, đã phản bội đất nước, đã bất chấp cả đạo đức chức nghiệp, đã mù quáng đặt đảng tính lên trên  yếu tố khoa học. Đó là trường hợp của Gs. Trần Kim Thạch, khi tôi tham dự một buổi hội thảo của các giáo chức đại học miền Nam. Một người chất vấn Gs. Thạch. Tại sao trước năm 1975 anh nói thềm lục địa Miền Nam không có trữ lượng Dầu Hỏa, Bây giờ, anh lại nói Việt Nam có trữ lượng dầu rất lớn? Tôi vô cùng kinh ngạc khi nghe ông trả lời, vì lúc đó, tôi làm cho chính quyền Sài Gòn nhưng thành ủy chỉ thị cho tôi phải nói như vậy. Tôi vô cùng đau lòng và hổ thẹn cho ông ta khi nghe ông trả lời sự gian dối đó. Thứ nhất thái độ phản bội lại chính quyền đã trả lương, biệt đãi và cưu mang ông và gia đình của ông được sống sung túc, ông lại phản bội họ một cách trắng trợn như vậy. Đây chắc chắn không phải là sĩ khí, đạo đức, lương tâm của một nhà trí thức đúng nghĩa của nó.  Thứ đến, một nhà khoa học mà không biết coi trọng khả năng chuyên môn của mình lại đặt yếu tố chính trị lên trên. Như vậy, chính mình đã tự đánh mất giá trị và uy tín của mình rồi. Ai còn dám tin vào khả năng chuyên môn của ông ấy nữa. Không biết sau này chính quyền cộng sản sử dụng Gs. Trần Kim Thạch như thế nào? Nhưng ngay từ lúc đó, đối với tôi, nhà khoa học Trần Kim Thạch đã thực sự chết rồi.
Nếu giòng đời cứ bình thản trôi, có lẽ rất khó biết được ai là người tốt kẻ xấu, dù người đó thuộc giới trí thức hay bình dân. Nhưng qua những thăng trầm của lịch sử, những đảo lộn của tình thế hay những thay đổi nghiệt ngã của hoàn cảnh, lúc đó mới dễ nhận biết ai còn can đảm để giữ cái sĩ diện, khí phách của một trí thức chân chính. ai là người trí thức nhưng lại bán rẻ nhân cách của mình trước những cám dỗ của mồi phú quí và bả vinh hoa, chịu khom lung khuất phục trước cường quyền ngu dốt và bất nhân chỉ vì miếng cơm manh áo, như Đào Tiềm đã viết: Bất Năng Vị Ngũ Đấu Chiết Yêu, nghĩa là Đừng Vì Năm Đấu (Thóc) Mà Đành Khom Lưng.

Một khía cạnh khác của vấn đề sinh hoạt trí thức cuả miền Nam, nhà cầm quyền Hà Nội luôn đặt yếu tố kinh tế lên trên yếu tố khoa học. Tôi còn nhớ vào cuối năm 1980, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của nhà cầm quyền Hà Nội vào thăm thành phố Hồ Chí Minh. UBND Sài Gòn đã tổ chức cho Thủ Tướng gặp khoảng 200 đại biểu của tất cả ngành nghề của thành phố tại Hội Trường Thống Nhất –  tên mới của Dinh Độc Lập củ. Lúc đó, Gs. Chu Phạm Ngoc Sơn đại biểu của Đại Học Khoa Học Sài Gòn, tôi đi với tư cách đại biểu công nhân của một Hợp Tác Xã Sài Gòn, Khi Gs. Sơn, thay mặt các giáo chức Đại Học Sài Gòn  lên trình bày nguyện vọng trước Thủ Tướng:


"Kính thưa Thủ Tướng,
Con xin trình bày với Thủ Tướng một thực trạng nghiên cứu khoa học tại thành phố Hồ Chí Minh, Con rất lấy làm tiếc phải nói rằng đó là tình trạng tụt hậu đáng lo ngại. Con xin kể cho Thủ Tướng nghe một sự kiện để Thủ Tướng thấy rõ được vấn đề, vào năm 1974, một đại học ở Paris, Pháp quốc có tặng cho Ban Vật Lý, Đại Học Khoa Học Sài Gòn một Máy Quang Phổ (?) nhưng sau đó không may, kính của máy Quang Phổ, bị bể nên không dùng được nữa. Trong năm vừa qua 1979, một phái đoàn của đại học Pháp đến thăm viếng Trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn, có đến thăm viếng Ban Vật Lý chúng con. Con có xin họ cho một kính mới, để thay cho máy quang phổ này. Họ hứa khi trở lại Pháp họ sẽ gửi cho. Nhưng một thời gian sau, họ gửi thư cho biết, ở Pháp hiện nay, ông đã tìm khắp nơi không thấy kính này nữa. Máy quang phổ này đã lỗi thời rồi. Thế hệ kế tiếp của hệ thống quang phổ sau loại này, đại học của ông ta cũng không dùng nữa, mặc dù nó còn tốt. Vì đã có hệ thống mới tân tiến hơn. Do đó ông sẵn sàng gửi biếu loại này cho Đại Học Khoa Học Sài Gòn.
Con muốn trình bày như vậy, là muốn nói lên kiến thức về khoa học của chúng con quá lỗi thời so với thế giới bên ngoài. Do đó, xin Thủ Tướng cho phép chúng con được nhập cảng các tạp chí, chuyên san khoa học của Hoa Kỳ và Anh Pháp để chúng con có thể theo dõi những tiến bộ của khoa học thế giới…"

Đó là những nguyện vọng hết sức nhỏ bé, hợp lý và hợp tình để cho các giáo sư và các nhà khoa học có thể tìm hiểu tiến trình phát triển của khoa học và kỹ thuật của nhân loại. Điều này vô cùng thực tiển và cần thiết. Nhưng tôi hết sức kinh ngạc… Sau khi nghe lời yêu cầu này, Thủ Tướng Đồng tỏ ra tức giận, đỏ mặt, gằn giọng và trả lời một các hết sức gay gắt:
"Anh có biết rằng, trong tháng vừa qua, một giáo sư đại học Pháp vừa gặp tôi ở Hà Nội và nói rằng, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, sao lại có thể duy trì những ngành khoa học thuần lý như các anh. Những ngành khoa học này vừa tốn kém, không thực tiển và chẳng giúp ích gì cho việc phát triển quốc gia. Anh đã làm gì để cho cây lúa trổ bông sớm hơn? Anh đã làm gì để tăng sản lượng thu hoạch lúa trong năm? Anh đã làm gì để giúp việc biến chế nông phẩm tiến bộ? Tại sao lúc nào cũng đòi hỏi. Anh muốn nhập cảng sách báo ngoại quốc? chính phủ đã có chính sách, anh cần ra bưu điện mà hỏi. Tại sao phải đặt vấn đề ở đây".
Lúc đó dưới hàng ghế cử tọa, tôi ngồi kế bên một vị giáo sư khoa học, tên Tân, học ở Liên Sô về, đang dạy ở Đại Học Thành Phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là Đại Biểu trong Quốc Hội cộng sản Hà Nội . Anh ghé vào tai tôi nói nhỏ "Gs. Sơn khờ quá, ngay cả bọn tôi đây, cũng không thể xin mua báo khoa học của Liên Sô nữa, Làm sao Gs. Sơn có thể đòi mua báo của các nước Tư Bản Tây Phương được". Đó là sự thực quá đau lòng cho những người làm công tác nghiên cứu dưới chế độ cộng sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét