khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

China virus: Khi nào hết dịch và cuộc sống trở lại bình thường?


Thế giới đang đóng cửa. Những nơi từng tấp nập với cuộc sống hối hả hàng ngày đã trở thành những thị trấn ma với những lệnh cấm áp lên đời sống của chúng ta - từ giới nghiêm tới đóng cửa trường học đến hạn chế đi lại và cấm tụ tập đông người.

Đó là một phản ứng toàn cầu vô song đối với một căn bệnh. Nhưng khi nào nó sẽ kết thúc và khi nào chúng ta có thể tiếp tục cuộc sống của mình?


Thủ tướng Anh Boris Johnson nói ông tin rằng Vương quốc Anh có thể "xoay chuyển tình thế" chống lại sự bùng phát trong vòng 12 tuần tới và nước này có thể "tống khứ virus corona".
Nhưng ngay cả khi số lượng các ca nhiễm Covid-19 bắt đầu giảm trong ba tháng tới, thì chúng ta vẫn sẽ còn lâu mới kết thúc.
Có thể mất nhiều thời gian để tình trạng này lắng xuống - có thể là nhiều năm.
Rõ ràng chiến lược hiện nay, đóng cửa một phần xã hội, là giải pháp không bền vững trong dài hạn, thiệt hại xã hội và kinh tế sẽ thảm khốc.
Những gì các quốc gia cần là một "chiến lược thoát hiểm" - một cách để dỡ bỏ các lệnh cấm và trở lại bình thường.

Nhưng virus corona sẽ không biến mất.
Nếu bạn gỡ bỏ các lệnh cấm hiện đang kìm hãm virus, thì các ca nhiễm chắc chắn sẽ tăng vọt.
"Chúng ta có một vấn đề lớn trong việc tìm ra 'chiến lược thoát hiểm' là gì và làm thế nào chúng ta thoát khỏi điều này", Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ tại Đại học Edinburgh nói.
"Không chỉ ở Anh, không có quốc gia nào có chiến lược thoát thân."
Đó là một thách thức lớn về khoa học và xã hội.
Về cơ bản có ba cách thoát khỏi mớ hỗn độn này.
  • Chích ngừa
  • đủ người phát triển khả năng miễn dịch thông qua nhiễm bệnh
  • hoặc thay đổi vĩnh viễn hành vi / xã hội của chúng ta
Mỗi cách nói trên sẽ làm giảm khả năng lây lan của virus.

Vắc xin - ít nhất 12-18 tháng


Một loại vắc-xin sẽ cung cấp miễn dịch cho người dân để họ không bị bệnh nếu họ bị phơi nhiễm.
Miễn nhiễm đủ số người, khoảng 60% dân số và virus không thể gây ra dịch bệnh - khái niệm được gọi là miễn nhiễm bầy đàn hay miễn nhiễm cộng đồng.
Người đầu tiên đã được tiêm vắc-xin thử nghiệm ở Mỹ trong tuần này sau khi các nhà nghiên cứu được phép bỏ qua các quy tắc thông thường về thực hiện thử nghiệm trên động vật trước tiên.
Nghiên cứu vắc-xin đang diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ thành công, và sẽ cần tiêm chủng trên quy mô toàn cầu.
Dự đoán tốt nhất là mất tới 12 đến 18 tháng nữa mới có vắc xin nếu mọi việc suôn sẻ. Đó là một khoảng thời gian chờ đợi dài trong khi phải đối mặt với những hạn chế xã hội chưa từng có trong thời bình.

Miễn dịch tự nhiên - ít nhất hai năm nữa


Chiến lược ngắn hạn của Vương quốc Anh là ngăn chặn số ca nhiễm càng nhiều càng tốt để ngăn chặn việc các bệnh viện bị quá tải - khi hết giường chăm sóc đặc biệt thì số ca tử vong sẽ tăng đột biến.
Khi các ca nhiễm bị trấn áp, có thể cho phép một số lệnh cấm hiện nay được dỡ bỏ trong một thời gian - cho đến khi các ca mắc lại tăng lên và một đợt cấm khác lại cần phải được áp đặt.
Khi điều này có thể không chắc chắn. Cố vấn Y tế trưởng của Vương quốc Anh, Ngài Patrick Vallance, cho biết "đặt các mốc thời gian tuyệt đối vào mọi thứ là không thể".
Thực hiện điều này có thể, vô tình, dẫn đến khả năng miễn dịch của cả cộng đồng khi ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh.
Nhưng điều này có thể mất nhiều năm để thực hiện, theo Giáo sư Neil Ferguson từ Đại học Hoàng gia London: "Chúng tôi đang nói về việc ngăn chặn lây lan ở mức độ mà, theo đó, hy vọng, chỉ một phần rất nhỏ của đất nước sẽ bị nhiễm bệnh.
"Vì vậy, cuối cùng, nếu chúng tôi tiếp tục điều này trong hơn hai năm qua, có lẽ một phần nước Anh ở thời điểm nào đó có thể đã bị nhiễm bệnh đủ để có một mức độ bảo vệ cộng đồng."
Nhưng có một dấu hỏi về việc khả năng miễn nhiễm này sẽ kéo dài bao lâu. Các loại virus corona khác, gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, dẫn đến phản ứng miễn dịch rất yếu và mọi người có thể mắc cùng một loại virus nhiều lần trong đời.
Biện pháp thay thế - không có điểm dừng rõ ràng
"Biện pháp thứ ba là những thay đổi vĩnh viễn trong hành vi cho phép chúng ta giữ tốc độ lây nhiễm thấp," Giáo sư Woolhouse nói.
Điều này có thể bao gồm việc giữ một số biện pháp cấm đã được đưa ra. Hoặc xét nghiệm và cách ly nghiêm ngặt bệnh nhân để có số người nhiễm ít nhất trong bất kỳ đợt bùng phát nào.
"Chúng tôi đã thực hiện lần đầu tiên biện pháp phát hiện sớm và truy tìm người tiếp xúc với người nhiễm nhưng nó không hiệu quả", Giáo sư Woolhouse cho biết thêm.
Phát triển các loại thuốc có thể điều trị thành công việc nhiễm Covid-19 cũng có thể hỗ trợ cho các chiến lược khác.
Chúng có thể được sử dụng ngay khi người bệnh có triệu chứng trong một quy trình gọi là "kiểm soát truyền nhiễm" để ngăn chặn họ lây cho người khác.
Hoặc để điều trị bệnh nhân trong bệnh viện để làm cho bệnh ít nguy hiểm hơn và giảm áp lực phải chăm sóc tích cực. Điều này sẽ cho phép các quốc gia đối phó với nhiều ca nhiễm hơn trước khi lại cần thực hiện các lệnh phong tỏa.
Tăng số lượng giường chăm sóc đặc biệt sẽ có tác động tương tự thông qua tăng khả năng đối phó với các vụ dịch lớn hơn.
Tôi đã hỏi Cố vấn sức khỏe của Vương quốc Anh, Giáo sư Chris Whitty, chiến lược thoát hiểm của ông là gì.
Ông nói với tôi: "Về lâu dài, rõ ràng vắc-xin là một cách và tất cả chúng ta đều hy vọng điều đó sẽ xảy ra nhanh nhất có thể."
Và rằng "trên toàn cầu, khoa học sẽ đưa ra giải pháp".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét