Những dự tính
Khuôn mặt Tư Nhiễn vốn đen sạm, nay lẫn trong bóng đêm Rừng Sát như tối hẳn lại. Anh bó gối nằm trong khoang thuyền nhỏ hẹp, luôn miệng bập thuốc rê. Những ngày qua, tôi cùng anh đốn củi mệt phờ người. Anh chậm rãi:
- Anh nói vậy chứng tỏ anh tin tôi. Tôi cũng nghĩ không thể sống với mấy ông này được nữa, không phải chỉ có làm không có ăn mà tôi thấy mình sống không ra con người. Tôi đồng ý đi với anh. Tôi thấy nhẹ hẳn người, cười nói:
- Lỡ chẳng may thì tù đa.
- Ối mẹ, bây giờ sống như vậy còn quá cha ở tù.
Kể từ hôm đó, Tư Nhiễn bắt đầu lao vào âm mưu đào thoát khỏi chế độ Cộng Sản,một âm mưu toan tính thực hiện giữa mạng lưới công an mật vụ dày đặc, một âm mưu mà trước đó cả năm trời chúng tôi đã loay hoay thực hiện vẫn chưa thành.
Chuyện bắt đầu từ tháng Tư năm 1977.
Chiến, một thanh niên quả cảm đã từ Sài Gòn về một làng quê hẻo lánh, làng Phước Hòa nằm cách Vũng Tàu 20 cây số để sống với ý định rõ rệt là mua một chiếc thuyền để vượt biên. Anh đã bước được bước đầu, mua xong một chiếc ghe dài 11 thước, rộng chừng 3 thước với một máy Diesel 20 mã lực. Nhưng một mình anh không đủ lực nên phải đi tìm đồng chí. Không chỉ có một cái thuyền là khơi khơi ra biển. Thuyền chỉ được chứa tối đa 100 lít nhiên liệu, 10 kí thực phẩm và 50 lít nước. Công an kiểm soát thường xuyên. Hễ quá số quy định, nếu nặng thì thuyền có thể bị tịch thu, nhẹ thì không được hành nghề đánh cá ít lâu. Bất cứ ai xuống thuyền cũng bị theo dõi. Du kích lốn nhốn ở bến thuyền xục xạo nhòm ngó. Vô kế khả thi. Mọi người nhìn nhau thở dài trong khi guồng máy nhà nước mỗi ngày một xiết chặt lại. Bất cứ đi đâu cũng phải xin phép. Đến nơi phải trình báo. Ai cũng có thể bị công an gọi ra trụ sở dọa nạt, bắt khai báo.
Mọi người sống dật dờ. Chiếc thuyền ngày ngày đi đánh cá nhưng lỗ khủng khiếp. Một lít dầu giá chính thức chỉ 20 xu nhưng giá chợ đen tại Phước Hòa lên tới 2 đồng. Một chuyến đi lưới tối thiểu cũng mất 60 đồng, trong khi đó nhà nước buộc phải bán cá cho hợp tác xã với giá 60 xu một kí loại nhỏ, một đồng rưỡi loại lớn. Tại chợ, mỗi kí cá loại nhỏ giá 6 đồng, cá lớn hoặc tôm ngon lên tới 12 đồng. Hoặc là cắn răng chịu những sự vô lý, hoặc là bỏ nghề. Nếu bỏ nghề thì phải bán thuyền lại cho nhà nước với giá bằng 1/20 thực giá. Đó có lẽ là cái mục tiêu sau cùng của nhà nước. Và chúng tôi cắn răng chịu vì những mục tiêu khác. Chiếc ghe vốn là gỗ bằng lăng chỉ dày 2 phân rưỡi mong manh nên sau vài tháng hành nghề thì bắt đầu hư nát. Chiến đã phải xin phép đưa thuyền về Sài Gòn sửa chữa sau khi đút lót cho tên Bảy Lọt, trùm công an 500 đồng. Ngay khi có cơ hội như vậy, một sáng kiến được nêu lên. Chúng ta đi từ Sài Gòn. Nhưng chiến dịch đánh tư sản của nhà nước đã khiến ý kiến này không thể thực hiện được. Màng lưới công an mật vụ ùa hết ra đường, gác khắp hang cùng ngõ hẻm. Xe cộ bị chận xét liên miên. Đi từ Phú Nhuận đến chợ Bến Thành có thể bị công an gọi lại hạch hỏi cả chục lần. Làm sao đưa đồ đạc, thực phẩm, nhiên liệu xuống thuyền được? Đành trở lại Phước Hòa... Anh em lại họp bàn tới lui. Điều này vô cùng nguy hiểm vì phần lớn ai cũng mang bản án treo trên đầu.
Nguyễn Hữu Hiệu trình diện công an hằng tuần. Nguyễn Hữu Điển mặc dầu đã 33 tuổi, bỗng được giấy gọi đi khám sức khỏe để nhập ngũ. Anh Tám đang lẩn trốn. Tôi bị công an rình rập, bị sở văn hóa nhắn nhe, bị du kích hăm he đủ điều. Anh Phúc đã kí giấy cam kết nếu tìm cách vượt biên sẽ chịu tử hình. Bằng cũng đang không có sổ hộ khẩu ... Họ chỉ là nhà văn, nhà báo, giáo sư, làm nhà in... nhưng đều bị coi là có đầu óc phản động vì những gì xa xưa. Bản dịch cuốn Docteur Jivago đã khiến Hiệu bị một năm tù. Thiệp làm báo Chính Luận, một tờ báo bị coi là thân Mỹ, là cực hữu, từng đấu khẩu và thách đố phái bộ quân sự Việt Cộng tranh luận công khai. Ngoài ra lại có nhiều liên hệ với "nhóm quá khích" Sóng Thần, và là Tổng Thư Ký Hiệp Hội Phóng Viên Chiến Trường. Cơ quan bảo vệ văn hóa cũng như thành ủy đã nhiều lần nhắn nhe "nên sống cho đàng hoàng". Điển làm cho tờ Sóng Thần, tờ báo Cộng Sản căm thù. Tóm lại những cuộc gặp gỡ có thể đưa anh em vào tù dễ dàng. Thường bao giờ cũng có một tiêu đề vớ vẩn được nêu ra trước. “Hôm nay chúng ta nói về giá cả xe đạp thế nào. Chúng ta thảo luận đi kinh tế mới phải đem theo những gì”. Bất thần công an ập vào lôi mỗi đứa ra một góc yêu cầu thuật lại xem ba người ngồi nói với nhau những gì. Nếu lời khai không phù hợp thì phiền. Kết quả của những cuộc thảo luận đưa đến ý kiến đi qua ngõ Rừng Sát. Phước Hòa nằm trên trục lộ cách Vũng Tàu 20 cây số và giáp ranh Rừng Sát bát ngát cây rừng trong một hệ thống sông ngòi chằng chịt. Nơi đây là chiến khu chống Pháp, rồi Bình Xuyên sử dụng làm căn cứ địa, Cộng Sản dùng làm nơi dưỡng quân. Kinh lạch giăng mắc như lưới nhện. Không quen thuộc, lạc vào Rừng Sát như bước vào bát quái trận của Khổng Minh.
Từ ngày 30/4/1975, Sài Gòn không còn ga đốt. Than cũng không. Nhà nước không cho phép tư nhân xây lò hầm than. Cộng Sản rêu rao mỏ than Hòn Gay lớn vô cùng, đứng hàng đầu thế giới. Than quả bàng sản xuất bừa bứa, cả miền Bắc dùng vẫn còn dư. Đồng bào miền Nam sẽ có than quả bàng, vừa tiện lợi, vừa rẻ, không cần than đước nữa. Cái bánh vẽ than quả bàng vậy mà có thật. Mỗi người dân mua được 4 kí than mỗi tháng, tuy có tháng nhà nước cũng quên. Than trộn rất nhiều đất nên chưa nắm mà đã bể từng đống. Khi đi mua, nhân viên nhà nước đổ thêm nước vào than để dễ nắm, nhưng như vậy số kí lô than thực sự lại giảm đi.
Rừng Sát bỗng trở thành đất sống của một số người. Ghe thuyền từ Sài Gòn túa lên Rừng Sát, mỗi ngày hàng trăm thuyền củi về Sài Gòn. Bất cứ cây gì cũng chặt, mắm, xu, bằng lăng, chà là...
Sau ba năm dưới chế độ, Rừng Sát sơ xác tiêu điều đến nỗi chim không có chỗ đậu, khỉ không có nơi trú. Không thể tìm ra một cây xu, một cây mắm nào lớn hơn bắp chân nữa. Bây giờ người ta đành đi mót, chặt những đoạn gốc cây mà trong 3 năm vừa qua người ta đã phạt phần trên rồi.
Một cách chính thức, nhà nước không cho phép đốn củi để bảo vệ rừng. Lâm sản thuộc về tài sản của chế độ. Ai cũng biết vậy, nhất là du kích. Và khi nào thiếu tiền tiêu vặt, tiền nhậu, họ chỉ việc ra chặn bên bờ sông Lòng Tảo, tịch thu củi lậu về bán là túi lại rủng rẻng. Vì miếng ăn, dân nghèo vốn được chế độ rêu rao là thành phần cốt cán vẫn phải lao đầu xuống Rừng Sát chặt để lâu lâu bị du kích tịch thu củi một lần. Nhiều thảm cảnh đẫm máu đã xẩy ra. Hai bố con đem theo cá mắm, gạo hẩm, nước tương xuống rừng chặt củi nửa tháng, đầy một thuyền. Về đến Tam Tông Hiệp, họ bị du kích chặn lại tịch thu. Ông bố vác rìu phạt đứt đầu du kích toan cướp cơm chim rồi tự tử chết ngay tại chỗ. Đừng tranh đấu lý sự hay năn nỉ với du kích. Một du kích với khẩu AK trên tay nói điều gì là chế độ nói, phán bảo điều gì là Đảng phán bảo. Bất cứ nhân viên công an, bất cứ anh du kích mới 16 tuổi đầu nào cũng có thể đóng vai ông tòa. Chỉ một trưởng đồn công an cũng có thể đưa bạn đi tù chung thân. Họ được nhà nước xưng tụng là đầy tớ của nhân dân, là mũi xung kích của chế độ, là thành trì của Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh. Họ bị sử dụng tối đa làm việc ngày đêm với số lương không đủ mua 10 kí gạo tự do. Họ phải sống bằng ngoại bổng để có thể phục vụ đắc lực và nhà nước một cách cố ý đã tạo cho họ nhiều cơ hội có ngoại bổng. Dân đi làm củi biết vậy nên có bị lấy củi ngang xương cũng không dám phản ứng gì vì biết mình đi làm củi thế này là thuộc "thành phần ăn bám, không chịu trực tiếp sản xuất" chưa kể tội phá hoại lâm sản, làm hại đến "sức của" của nhân dân. Du kích cũng biết không nên gắt gao quá, chỉ tịch thu đến mức dân vẫn có thể tiếp tục đi làm củi, nghĩa là chừng bốn chuyến thì tịch thu một chuyến. Cũng phải để dân thoi thóp để còn có chỗ làm ăn.
Vậy thì Rừng Sát có thể được lắm chứ!
Tôi quyết định xuống rừng.
Mò mẫm tôi mua được chiếc ghe tam bản cũ nát với giá cắt cổ. Thư sinh mặt trắng như tôi mua ghe làm gì? Công an nhân dân nhan nhản khắp nơi, chỉ cần một chút sơ ý là bị còng liền. Chiếc ghe mua xấp mua ngửa, không thể xử dụng ngay mà phải sửa chữa. Nhờ đó, tôi gặp anh Tư Nhiễn.
Khi sửa ghe, anh vui miệng kể lể. Anh cũng có hai thằng con đang đi đốn củi ở Rừng Sát. Nhà anh có hai chiếc ghe. Tôi băn khoăn. Liệu có thể tin được con người này chăng? Trong một xã hội như xã hội Việt Nam hiện tại, ai cũng có thể là tai mắt chế độ. Đủ thứ đoàn thể, từ Thiếu Niên Quàng Khăn Đỏ đến Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ phụ nữ tiên tiến đến công đoàn, rồi chi bộ Đảng, rồi Cờ Đỏ, đâu đâu nhà nước cũng gài người vào. Ai cũng có thể đưa bạn vào nhà tù, đi cải tạo. Chế độ đã thành công tột đỉnh khi làm cho bạn nhìn đâu cũng thấy có tai mắt của nhà nước, lúc nào cũng có cảm tưởng bị rình mò. Đã có những trường hợp con tố bố để được đặc cách vào Đảng, vợ tố chồng để được đem ra trước đám đông tuyên dương. Nên tin Tư Nhiễn chăng?
Gốc người Tân An, Vĩnh Long, cựu binh sĩ chế độ cũ, anh là người lao động thực sự. Thợ mộc, thợ ghe, chài lưới, làm củi, làm ruộng, cái gì anh cũng làm được hết. Dăm ba cái răng vàng, dáng người thấp đi hơi lạch bạch, chậm nhưng vững vàng, anh ít nói, hay cười và hút thuốc rê liên miên. Vợ sáu con, anh làm không đủ ăn vì không được quyền mua gạo giá chính thức của nhà nước. Giá gạo nhà nước chỉ có 4 hào một kí trong khi chợ đen thì từ 4 đến 6 đồng tức đắt gấp mười lần hơn.
Hai đứa con đầu lòng của anh khám sức khỏe xong chưa biết trình diện lên đường nhập ngũ ngày nào. Âu là cứ thử. Tôi rủ Tư Nhiễn đi làm củi chung với một phần chia hơi quá đáng cho anh ngoài những phí khoản do tôi đài thọ. Anh vui vẻ đồng ý ngay. Sau này anh nói lại với tôi:
- "Không phải vì lợi lộc mà tôi nhận xuống rừng với anh lần đầu. Tôi thấy có cái gì là lạ, nên đi thử xem sao. Nói thật, tôi tưởng anh hoạt động cho Ngụy".
Ngụy có nghĩa là tà, là cái gì có tính cách tiếm đoạt, nhận xằng phi chính nghĩa. Cộng sản tự nhận là mình theo chính đạo và một cách giản dị, họ gọi tất cả những gì thuộc về Việt Nam Cộng Hòa là Ngụy. Ngụy Quân, Ngụy Quyền, Ngụy Dân.
Mới đầu dân Miền Nam khó chịu vì bị coi là Ngụy. Dần dần, sau những đụng chạm với cán bộ cộng sản, với thực chất của chế độ, của Đảng, tất cả nhận chữ Ngụy một cách hãnh diện. Bất cứ điều gì có vẻ hơn người, đáng tự hào… lập tức được phê “Ngụy mà!”. Có kẻ nhận mình là họ Ngụy, chẳng hạn như tôi là Ngụy Văn Thiệp.
Vậy là một buổi trưa tháng Ba, tôi theo Tư Nhiễn xuống rừng. Thấy tôi lò dò xuống chân cầu Rạch Ông, Tư Nhiễn cười hài lòng. Trông tôi chắc cũng bắt mắt. Mũ tai bèo, áo kaki xám bạc màu sờn cổ, vá vai, quần nhớm nhếch. Anh phê bình:
- Phải vài hôm nữa trông anh mới khá được, trắng quá!
Khởi hành từ cầu Rạch Ông, ghe đi tắt Rạch Đìa qua Phú Xuân. Chúng tôi trang bị máy đuôi tôm Kholer 4. Nếu đi một mình bằng máy đuôi tôm phải mất 10 tiếng đồng hồ mới tới nơi làm củi. Tôi nghe những địa danh mới một cách chăm chú:
- Mình đi theo sông Lòng Tảo, tới ngã ba Đồng Tranh, qua tắc Hông, ba Đọi, tắc Cua, Cù lao Ông Tượng, ngã tư Bàn Thạch, sông Ông Trịnh mới đến chỗ làm củi. Chiều ý tôi, Tư Nhiễn cho neo ghe ở Phú Xuân, mua gạo, nước mắm, cá khô, thuốc rê rồi vào quán cà phê nhâm nhi chờ con nước xuống. Ghe củi lục đục đến mang theo những khuôn mặt đen xạm mỗi lúc một đông. Có những người đàn ông lặng lẽ ngồi ở đầu ghe đăm chiêu nhìn con nước. Có những người đàn bà chân tay nứt nẻ, khoác chiếc áo dầy cộm vá chằng vá đụp, ngồi im lìm trong khoang thuyền như những khúc cây vô hồn. Xẩm tối, thuyền kéo tới. Đó là một chiếc thuyền trang bị động cơ Diesel 20 mã lực. Những chiếc ghe nhỏ cột dính vào nhau thành một chuỗi dài đeo theo thuyền lớn. Phí khoản phải trả từ 3 đến 6 đồng tùy cỡ ghe. Thế là tối hôm đó, tôi nằm khoèo trong khoang, nghe tiếng nước vỗ bì bõm mặc cho thiên hạ kéo đi.
Đốn củi không phải chuyện đùa mà là lao động tối đa, một công việc cực nhọc. Các loại cây nước mặn như xu, đước, mắm đều mọc trên bùn. Khi thủy triều lên, cây chìm dưới nước và khi nước rút, rễ cây lộ hẳn ra như những chiếc vòi bạch tuộc cắm tua tủa xuống bùn.
Chiếc rìu Tư Nhiễn trao cho tôi nặng trĩu. Chúng tôi bì bõm lội. Rễ cây như bàn chông đâm ngược lên trời. Chân tôi buốt thót. Những con còng, con cá bống dương mắt nhìn. Khắp người tôi, đâu cũng bùn. Nước mặn và nắng tháng Ba làm tôi đỏ như con tôm luộc. Tôi bị hàng trăm vết xước, nước muối ngấm vào xót tê dại.
Tôi không dám tỏ vẻ mệt mỏi, dù tay tôi rã ra, chân tôi muốn khụy xuống. Tư Nhiễn lâu lâu nhìn tôi cười:
- Trông ông học trò quá. Liệu đi mần củi được không?
- Anh làm được thì tôi làm được. Chúng tôi tìm được một cây bằng lăng tàm tạm lớn. Hai đứa hì hục một buổi, đốn, chặt. Những nhát búa của Tư Nhiễn đi thật ngọt, trong khi tôi trật vuột.
Tư Nhiễn đem theo một mảnh lưới nhỏ nên khi nước lửng, chúng tôi xuống lưới. Rừng Sát thật tuyệt. Chỉ một lát sau, chúng tôi bắt được một rổ tôm tép. Tôi muốn bắt nữa nhưng anh nói:
- Của trời đừng phí. Nhiêu đây đủ rồi, còn để cho tôm cá nó sống. Còn những người đến sau nữa!
Câu nói mộc mạc này khiến tôi xúc động và tin tưởng nơi anh hoàn toàn. Không lý một kẻ tôn trọng quyền sống của loài tôm tép lại có thể phản bội anh em dù chỉ là giang hồ chi nghĩa. Tối hôm đó, sau khi cùng anh rít vài hơi thuốc rê đắng nghét, tôi ngỏ ý định thực sự. Anh cũng tâm sự lại với tôi. Hóa ra chúng ta đều giống nhau. Cuối cùng, tôi cũng như anh, chúng ta chỉ muốn được làm người theo nghĩa bình thường nhất. Chắc chắn anh không biết đến tổ chức Liên Hiệp Quốc, đến ông Tổng Thư Ký Waldheim, đến bản tuyên ngôn nhân quyền, đến hội bảo vệ nhân quyền. Hẳn anh cũng không có ý thức rõ rệt thế nào là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do lựa chọn nghề nghiệp. Anh không nghĩ đến những thứ đó, còn với tôi, đó là những thứ xa xỉ giống như bom nguyên tử, bom proton đối với một tiểu nhược quốc. Nhưng anh cũng như tôi, tự trong thâm tâm, chúng ta đòi quyền sống đích thực và chúng ta đã bị từ chối, bị tước đoạt. Một thiểu số được tổ chức chặt chẽ, được võ trang đến tận răng, được nhồi nặn bằng một lý thuyết vô luân, ngược đạo lý để cướp đi đời sống từ tay anh tay tôi, tay 50 triệu người Việt.
Võ khí cuối cùng của những kẻ như anh, như tôi là sự từ chối. Bản Hiến Chương LHQ, Hiến Pháp của các quốc gia đã thiếu sót khi không ghi vào đó quyền từ chối tham dự của cá nhân. Vậy thì mình bỏ đi, phải không anh!
Khuôn mặt Tư Nhiễn vốn đen sạm, nay lẫn trong bóng đêm Rừng Sát như tối hẳn lại. Anh bó gối nằm trong khoang thuyền nhỏ hẹp, luôn miệng bập thuốc rê. Những ngày qua, tôi cùng anh đốn củi mệt phờ người. Anh chậm rãi:
- Anh nói vậy chứng tỏ anh tin tôi. Tôi cũng nghĩ không thể sống với mấy ông này được nữa, không phải chỉ có làm không có ăn mà tôi thấy mình sống không ra con người. Tôi đồng ý đi với anh. Tôi thấy nhẹ hẳn người, cười nói:
- Lỡ chẳng may thì tù đa.
- Ối mẹ, bây giờ sống như vậy còn quá cha ở tù.
Kể từ hôm đó, Tư Nhiễn bắt đầu lao vào âm mưu đào thoát khỏi chế độ Cộng Sản,một âm mưu toan tính thực hiện giữa mạng lưới công an mật vụ dày đặc, một âm mưu mà trước đó cả năm trời chúng tôi đã loay hoay thực hiện vẫn chưa thành.
Chuyện bắt đầu từ tháng Tư năm 1977.
Chiến, một thanh niên quả cảm đã từ Sài Gòn về một làng quê hẻo lánh, làng Phước Hòa nằm cách Vũng Tàu 20 cây số để sống với ý định rõ rệt là mua một chiếc thuyền để vượt biên. Anh đã bước được bước đầu, mua xong một chiếc ghe dài 11 thước, rộng chừng 3 thước với một máy Diesel 20 mã lực. Nhưng một mình anh không đủ lực nên phải đi tìm đồng chí. Không chỉ có một cái thuyền là khơi khơi ra biển. Thuyền chỉ được chứa tối đa 100 lít nhiên liệu, 10 kí thực phẩm và 50 lít nước. Công an kiểm soát thường xuyên. Hễ quá số quy định, nếu nặng thì thuyền có thể bị tịch thu, nhẹ thì không được hành nghề đánh cá ít lâu. Bất cứ ai xuống thuyền cũng bị theo dõi. Du kích lốn nhốn ở bến thuyền xục xạo nhòm ngó. Vô kế khả thi. Mọi người nhìn nhau thở dài trong khi guồng máy nhà nước mỗi ngày một xiết chặt lại. Bất cứ đi đâu cũng phải xin phép. Đến nơi phải trình báo. Ai cũng có thể bị công an gọi ra trụ sở dọa nạt, bắt khai báo.
Mọi người sống dật dờ. Chiếc thuyền ngày ngày đi đánh cá nhưng lỗ khủng khiếp. Một lít dầu giá chính thức chỉ 20 xu nhưng giá chợ đen tại Phước Hòa lên tới 2 đồng. Một chuyến đi lưới tối thiểu cũng mất 60 đồng, trong khi đó nhà nước buộc phải bán cá cho hợp tác xã với giá 60 xu một kí loại nhỏ, một đồng rưỡi loại lớn. Tại chợ, mỗi kí cá loại nhỏ giá 6 đồng, cá lớn hoặc tôm ngon lên tới 12 đồng. Hoặc là cắn răng chịu những sự vô lý, hoặc là bỏ nghề. Nếu bỏ nghề thì phải bán thuyền lại cho nhà nước với giá bằng 1/20 thực giá. Đó có lẽ là cái mục tiêu sau cùng của nhà nước. Và chúng tôi cắn răng chịu vì những mục tiêu khác. Chiếc ghe vốn là gỗ bằng lăng chỉ dày 2 phân rưỡi mong manh nên sau vài tháng hành nghề thì bắt đầu hư nát. Chiến đã phải xin phép đưa thuyền về Sài Gòn sửa chữa sau khi đút lót cho tên Bảy Lọt, trùm công an 500 đồng. Ngay khi có cơ hội như vậy, một sáng kiến được nêu lên. Chúng ta đi từ Sài Gòn. Nhưng chiến dịch đánh tư sản của nhà nước đã khiến ý kiến này không thể thực hiện được. Màng lưới công an mật vụ ùa hết ra đường, gác khắp hang cùng ngõ hẻm. Xe cộ bị chận xét liên miên. Đi từ Phú Nhuận đến chợ Bến Thành có thể bị công an gọi lại hạch hỏi cả chục lần. Làm sao đưa đồ đạc, thực phẩm, nhiên liệu xuống thuyền được? Đành trở lại Phước Hòa... Anh em lại họp bàn tới lui. Điều này vô cùng nguy hiểm vì phần lớn ai cũng mang bản án treo trên đầu.
Nguyễn Hữu Hiệu trình diện công an hằng tuần. Nguyễn Hữu Điển mặc dầu đã 33 tuổi, bỗng được giấy gọi đi khám sức khỏe để nhập ngũ. Anh Tám đang lẩn trốn. Tôi bị công an rình rập, bị sở văn hóa nhắn nhe, bị du kích hăm he đủ điều. Anh Phúc đã kí giấy cam kết nếu tìm cách vượt biên sẽ chịu tử hình. Bằng cũng đang không có sổ hộ khẩu ... Họ chỉ là nhà văn, nhà báo, giáo sư, làm nhà in... nhưng đều bị coi là có đầu óc phản động vì những gì xa xưa. Bản dịch cuốn Docteur Jivago đã khiến Hiệu bị một năm tù. Thiệp làm báo Chính Luận, một tờ báo bị coi là thân Mỹ, là cực hữu, từng đấu khẩu và thách đố phái bộ quân sự Việt Cộng tranh luận công khai. Ngoài ra lại có nhiều liên hệ với "nhóm quá khích" Sóng Thần, và là Tổng Thư Ký Hiệp Hội Phóng Viên Chiến Trường. Cơ quan bảo vệ văn hóa cũng như thành ủy đã nhiều lần nhắn nhe "nên sống cho đàng hoàng". Điển làm cho tờ Sóng Thần, tờ báo Cộng Sản căm thù. Tóm lại những cuộc gặp gỡ có thể đưa anh em vào tù dễ dàng. Thường bao giờ cũng có một tiêu đề vớ vẩn được nêu ra trước. “Hôm nay chúng ta nói về giá cả xe đạp thế nào. Chúng ta thảo luận đi kinh tế mới phải đem theo những gì”. Bất thần công an ập vào lôi mỗi đứa ra một góc yêu cầu thuật lại xem ba người ngồi nói với nhau những gì. Nếu lời khai không phù hợp thì phiền. Kết quả của những cuộc thảo luận đưa đến ý kiến đi qua ngõ Rừng Sát. Phước Hòa nằm trên trục lộ cách Vũng Tàu 20 cây số và giáp ranh Rừng Sát bát ngát cây rừng trong một hệ thống sông ngòi chằng chịt. Nơi đây là chiến khu chống Pháp, rồi Bình Xuyên sử dụng làm căn cứ địa, Cộng Sản dùng làm nơi dưỡng quân. Kinh lạch giăng mắc như lưới nhện. Không quen thuộc, lạc vào Rừng Sát như bước vào bát quái trận của Khổng Minh.
Từ ngày 30/4/1975, Sài Gòn không còn ga đốt. Than cũng không. Nhà nước không cho phép tư nhân xây lò hầm than. Cộng Sản rêu rao mỏ than Hòn Gay lớn vô cùng, đứng hàng đầu thế giới. Than quả bàng sản xuất bừa bứa, cả miền Bắc dùng vẫn còn dư. Đồng bào miền Nam sẽ có than quả bàng, vừa tiện lợi, vừa rẻ, không cần than đước nữa. Cái bánh vẽ than quả bàng vậy mà có thật. Mỗi người dân mua được 4 kí than mỗi tháng, tuy có tháng nhà nước cũng quên. Than trộn rất nhiều đất nên chưa nắm mà đã bể từng đống. Khi đi mua, nhân viên nhà nước đổ thêm nước vào than để dễ nắm, nhưng như vậy số kí lô than thực sự lại giảm đi.
Rừng Sát bỗng trở thành đất sống của một số người. Ghe thuyền từ Sài Gòn túa lên Rừng Sát, mỗi ngày hàng trăm thuyền củi về Sài Gòn. Bất cứ cây gì cũng chặt, mắm, xu, bằng lăng, chà là...
Sau ba năm dưới chế độ, Rừng Sát sơ xác tiêu điều đến nỗi chim không có chỗ đậu, khỉ không có nơi trú. Không thể tìm ra một cây xu, một cây mắm nào lớn hơn bắp chân nữa. Bây giờ người ta đành đi mót, chặt những đoạn gốc cây mà trong 3 năm vừa qua người ta đã phạt phần trên rồi.
Một cách chính thức, nhà nước không cho phép đốn củi để bảo vệ rừng. Lâm sản thuộc về tài sản của chế độ. Ai cũng biết vậy, nhất là du kích. Và khi nào thiếu tiền tiêu vặt, tiền nhậu, họ chỉ việc ra chặn bên bờ sông Lòng Tảo, tịch thu củi lậu về bán là túi lại rủng rẻng. Vì miếng ăn, dân nghèo vốn được chế độ rêu rao là thành phần cốt cán vẫn phải lao đầu xuống Rừng Sát chặt để lâu lâu bị du kích tịch thu củi một lần. Nhiều thảm cảnh đẫm máu đã xẩy ra. Hai bố con đem theo cá mắm, gạo hẩm, nước tương xuống rừng chặt củi nửa tháng, đầy một thuyền. Về đến Tam Tông Hiệp, họ bị du kích chặn lại tịch thu. Ông bố vác rìu phạt đứt đầu du kích toan cướp cơm chim rồi tự tử chết ngay tại chỗ. Đừng tranh đấu lý sự hay năn nỉ với du kích. Một du kích với khẩu AK trên tay nói điều gì là chế độ nói, phán bảo điều gì là Đảng phán bảo. Bất cứ nhân viên công an, bất cứ anh du kích mới 16 tuổi đầu nào cũng có thể đóng vai ông tòa. Chỉ một trưởng đồn công an cũng có thể đưa bạn đi tù chung thân. Họ được nhà nước xưng tụng là đầy tớ của nhân dân, là mũi xung kích của chế độ, là thành trì của Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh. Họ bị sử dụng tối đa làm việc ngày đêm với số lương không đủ mua 10 kí gạo tự do. Họ phải sống bằng ngoại bổng để có thể phục vụ đắc lực và nhà nước một cách cố ý đã tạo cho họ nhiều cơ hội có ngoại bổng. Dân đi làm củi biết vậy nên có bị lấy củi ngang xương cũng không dám phản ứng gì vì biết mình đi làm củi thế này là thuộc "thành phần ăn bám, không chịu trực tiếp sản xuất" chưa kể tội phá hoại lâm sản, làm hại đến "sức của" của nhân dân. Du kích cũng biết không nên gắt gao quá, chỉ tịch thu đến mức dân vẫn có thể tiếp tục đi làm củi, nghĩa là chừng bốn chuyến thì tịch thu một chuyến. Cũng phải để dân thoi thóp để còn có chỗ làm ăn.
Vậy thì Rừng Sát có thể được lắm chứ!
Tôi quyết định xuống rừng.
Mò mẫm tôi mua được chiếc ghe tam bản cũ nát với giá cắt cổ. Thư sinh mặt trắng như tôi mua ghe làm gì? Công an nhân dân nhan nhản khắp nơi, chỉ cần một chút sơ ý là bị còng liền. Chiếc ghe mua xấp mua ngửa, không thể xử dụng ngay mà phải sửa chữa. Nhờ đó, tôi gặp anh Tư Nhiễn.
Khi sửa ghe, anh vui miệng kể lể. Anh cũng có hai thằng con đang đi đốn củi ở Rừng Sát. Nhà anh có hai chiếc ghe. Tôi băn khoăn. Liệu có thể tin được con người này chăng? Trong một xã hội như xã hội Việt Nam hiện tại, ai cũng có thể là tai mắt chế độ. Đủ thứ đoàn thể, từ Thiếu Niên Quàng Khăn Đỏ đến Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ phụ nữ tiên tiến đến công đoàn, rồi chi bộ Đảng, rồi Cờ Đỏ, đâu đâu nhà nước cũng gài người vào. Ai cũng có thể đưa bạn vào nhà tù, đi cải tạo. Chế độ đã thành công tột đỉnh khi làm cho bạn nhìn đâu cũng thấy có tai mắt của nhà nước, lúc nào cũng có cảm tưởng bị rình mò. Đã có những trường hợp con tố bố để được đặc cách vào Đảng, vợ tố chồng để được đem ra trước đám đông tuyên dương. Nên tin Tư Nhiễn chăng?
Gốc người Tân An, Vĩnh Long, cựu binh sĩ chế độ cũ, anh là người lao động thực sự. Thợ mộc, thợ ghe, chài lưới, làm củi, làm ruộng, cái gì anh cũng làm được hết. Dăm ba cái răng vàng, dáng người thấp đi hơi lạch bạch, chậm nhưng vững vàng, anh ít nói, hay cười và hút thuốc rê liên miên. Vợ sáu con, anh làm không đủ ăn vì không được quyền mua gạo giá chính thức của nhà nước. Giá gạo nhà nước chỉ có 4 hào một kí trong khi chợ đen thì từ 4 đến 6 đồng tức đắt gấp mười lần hơn.
Hai đứa con đầu lòng của anh khám sức khỏe xong chưa biết trình diện lên đường nhập ngũ ngày nào. Âu là cứ thử. Tôi rủ Tư Nhiễn đi làm củi chung với một phần chia hơi quá đáng cho anh ngoài những phí khoản do tôi đài thọ. Anh vui vẻ đồng ý ngay. Sau này anh nói lại với tôi:
- "Không phải vì lợi lộc mà tôi nhận xuống rừng với anh lần đầu. Tôi thấy có cái gì là lạ, nên đi thử xem sao. Nói thật, tôi tưởng anh hoạt động cho Ngụy".
Ngụy có nghĩa là tà, là cái gì có tính cách tiếm đoạt, nhận xằng phi chính nghĩa. Cộng sản tự nhận là mình theo chính đạo và một cách giản dị, họ gọi tất cả những gì thuộc về Việt Nam Cộng Hòa là Ngụy. Ngụy Quân, Ngụy Quyền, Ngụy Dân.
Mới đầu dân Miền Nam khó chịu vì bị coi là Ngụy. Dần dần, sau những đụng chạm với cán bộ cộng sản, với thực chất của chế độ, của Đảng, tất cả nhận chữ Ngụy một cách hãnh diện. Bất cứ điều gì có vẻ hơn người, đáng tự hào… lập tức được phê “Ngụy mà!”. Có kẻ nhận mình là họ Ngụy, chẳng hạn như tôi là Ngụy Văn Thiệp.
Vậy là một buổi trưa tháng Ba, tôi theo Tư Nhiễn xuống rừng. Thấy tôi lò dò xuống chân cầu Rạch Ông, Tư Nhiễn cười hài lòng. Trông tôi chắc cũng bắt mắt. Mũ tai bèo, áo kaki xám bạc màu sờn cổ, vá vai, quần nhớm nhếch. Anh phê bình:
- Phải vài hôm nữa trông anh mới khá được, trắng quá!
Khởi hành từ cầu Rạch Ông, ghe đi tắt Rạch Đìa qua Phú Xuân. Chúng tôi trang bị máy đuôi tôm Kholer 4. Nếu đi một mình bằng máy đuôi tôm phải mất 10 tiếng đồng hồ mới tới nơi làm củi. Tôi nghe những địa danh mới một cách chăm chú:
- Mình đi theo sông Lòng Tảo, tới ngã ba Đồng Tranh, qua tắc Hông, ba Đọi, tắc Cua, Cù lao Ông Tượng, ngã tư Bàn Thạch, sông Ông Trịnh mới đến chỗ làm củi. Chiều ý tôi, Tư Nhiễn cho neo ghe ở Phú Xuân, mua gạo, nước mắm, cá khô, thuốc rê rồi vào quán cà phê nhâm nhi chờ con nước xuống. Ghe củi lục đục đến mang theo những khuôn mặt đen xạm mỗi lúc một đông. Có những người đàn ông lặng lẽ ngồi ở đầu ghe đăm chiêu nhìn con nước. Có những người đàn bà chân tay nứt nẻ, khoác chiếc áo dầy cộm vá chằng vá đụp, ngồi im lìm trong khoang thuyền như những khúc cây vô hồn. Xẩm tối, thuyền kéo tới. Đó là một chiếc thuyền trang bị động cơ Diesel 20 mã lực. Những chiếc ghe nhỏ cột dính vào nhau thành một chuỗi dài đeo theo thuyền lớn. Phí khoản phải trả từ 3 đến 6 đồng tùy cỡ ghe. Thế là tối hôm đó, tôi nằm khoèo trong khoang, nghe tiếng nước vỗ bì bõm mặc cho thiên hạ kéo đi.
Đốn củi không phải chuyện đùa mà là lao động tối đa, một công việc cực nhọc. Các loại cây nước mặn như xu, đước, mắm đều mọc trên bùn. Khi thủy triều lên, cây chìm dưới nước và khi nước rút, rễ cây lộ hẳn ra như những chiếc vòi bạch tuộc cắm tua tủa xuống bùn.
Chiếc rìu Tư Nhiễn trao cho tôi nặng trĩu. Chúng tôi bì bõm lội. Rễ cây như bàn chông đâm ngược lên trời. Chân tôi buốt thót. Những con còng, con cá bống dương mắt nhìn. Khắp người tôi, đâu cũng bùn. Nước mặn và nắng tháng Ba làm tôi đỏ như con tôm luộc. Tôi bị hàng trăm vết xước, nước muối ngấm vào xót tê dại.
Tôi không dám tỏ vẻ mệt mỏi, dù tay tôi rã ra, chân tôi muốn khụy xuống. Tư Nhiễn lâu lâu nhìn tôi cười:
- Trông ông học trò quá. Liệu đi mần củi được không?
- Anh làm được thì tôi làm được. Chúng tôi tìm được một cây bằng lăng tàm tạm lớn. Hai đứa hì hục một buổi, đốn, chặt. Những nhát búa của Tư Nhiễn đi thật ngọt, trong khi tôi trật vuột.
Tư Nhiễn đem theo một mảnh lưới nhỏ nên khi nước lửng, chúng tôi xuống lưới. Rừng Sát thật tuyệt. Chỉ một lát sau, chúng tôi bắt được một rổ tôm tép. Tôi muốn bắt nữa nhưng anh nói:
- Của trời đừng phí. Nhiêu đây đủ rồi, còn để cho tôm cá nó sống. Còn những người đến sau nữa!
Câu nói mộc mạc này khiến tôi xúc động và tin tưởng nơi anh hoàn toàn. Không lý một kẻ tôn trọng quyền sống của loài tôm tép lại có thể phản bội anh em dù chỉ là giang hồ chi nghĩa. Tối hôm đó, sau khi cùng anh rít vài hơi thuốc rê đắng nghét, tôi ngỏ ý định thực sự. Anh cũng tâm sự lại với tôi. Hóa ra chúng ta đều giống nhau. Cuối cùng, tôi cũng như anh, chúng ta chỉ muốn được làm người theo nghĩa bình thường nhất. Chắc chắn anh không biết đến tổ chức Liên Hiệp Quốc, đến ông Tổng Thư Ký Waldheim, đến bản tuyên ngôn nhân quyền, đến hội bảo vệ nhân quyền. Hẳn anh cũng không có ý thức rõ rệt thế nào là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do lựa chọn nghề nghiệp. Anh không nghĩ đến những thứ đó, còn với tôi, đó là những thứ xa xỉ giống như bom nguyên tử, bom proton đối với một tiểu nhược quốc. Nhưng anh cũng như tôi, tự trong thâm tâm, chúng ta đòi quyền sống đích thực và chúng ta đã bị từ chối, bị tước đoạt. Một thiểu số được tổ chức chặt chẽ, được võ trang đến tận răng, được nhồi nặn bằng một lý thuyết vô luân, ngược đạo lý để cướp đi đời sống từ tay anh tay tôi, tay 50 triệu người Việt.
Võ khí cuối cùng của những kẻ như anh, như tôi là sự từ chối. Bản Hiến Chương LHQ, Hiến Pháp của các quốc gia đã thiếu sót khi không ghi vào đó quyền từ chối tham dự của cá nhân. Vậy thì mình bỏ đi, phải không anh!
Chuẩn bị
Mục tiêu gần nhất là Singapore, cách Vũng Tàu 600 hải lý. Như vậy, chúng tôi cần tối thiểu 600 lít dầu, vì theo ước tính, tốc độ thuyền của chúng tôi là 6 hải lý/giờ – cách đo tốc độ thuyền do tôi học mót được của một vị thuyền trưởng: Ném một vật nào vào mũi ghe, xem khi vật đó tới mũi thuyền mất mấy giây. Lấy 10 chia cho số giây sẽ ra tốc độ tính theo hải lý. Sau nhiều lần làm đi làm lại, Chiến cho hay vận tốc là 6 hải lý.
Thực tình mà nói phương tiện chúng tôi quá eo hẹp. Một hải bàn cũ nhất cũng phải mua tới 3.000 đồng và khó mà tìm ra. Tôi xục xạo khắp nơi chỉ mua được một chiếc địa bàn quân đội và một chiếc không bàn gắn trên trực thăng.
Sài Gòn đang lịm chết, thật khó tìm ra bất cứ thứ gì. Tôi đã mất một ngày trời mới mua được 2 kí đinh cho Tư Nhiễn với giá đắt gấp 10 lần giá bình thường. Một tấm ván cũng không có và tôi đã gỡ ván sàn nhà để có gỗ chữa những chiếc ghe nhỏ. Đi tới đâu cũng thấy những khuôn mặt sầu thảm và những cái lắc đầu lia lịa. Nhà nước đã kiểm kê, đã niêm phong, không mua không bán gì nữa cả. Không ai dại gì mà bán cho bạn vì có quá nhiều lý do để nghĩ rằng bạn chẳng qua chỉ là một viên công an nhân dân đến thử và sẵn sàng tịch thu toàn bộ tài sản của họ, lôi họ ra trụ sở công an rồi đi trại cải tạo. Không ai tin ai nữa.
600 lít dầu trong hoàn cảnh như vậy quả là một vấn đề lớn. Ngay tại bến Phước Hòa, trên thuyền chỉ được giữ 100 lít. Sau những so đo suy tính, Chiến cho hay sẽ tìm mọi cách giấu giếm để có thể có 200 lít trên thuyền vào hôm khởi hành. Như vậy tôi sẽ phải xoay sở 400 lít. Trên thị trường chợ đen, tôi vẫn có thể mua giá gấp 5, 6 lần giá chính thức do bọn cán bộ ăn cắp của công đem bán. Khó khăn là chuyển dầu xuống ghe. Chỉ cần xách 10 lít đi đường đã bị chận hỏi. Ba ngày trước khi đi, kế hoạch của chúng tôi suýt vỡ tung vì dầu.
Với hai chiếc xe Honda, 4 người chúng tôi chở 80 lít dầu từ Sài Gòn sang vùng Rạch Ông để chuyển xuống ghe tam bản với Tư Nhiễn đang chờ. Đây là hành động liều lĩnh nhưng không còn giải pháp nào khác. Tôi đi trước chở Nguyễn Phúc. Anh Nguyễn Tiến Hoài đi sau chở vợ Chiến, chị Nhung. Chúng tôi đi lọt gần hết các trạm gác nhờ lúc chạng vạng tối, lúc đường phố tấp nập nhất, cho đến trạm chót cách ghe độ một cây số.
Tôi vừa thoát qua thì nghe tiếng tu huýt ré lên. Tôi rú hết ga chạy luôn. Hoài đi sau lóng ngóng như anh thuật lại về sau, đành bình tĩnh chạy từ từ như không nghe còi. Độ hai phút sau anh bị xe công an rượt bắt kịp ép vào lề. Anh Phúc ngồi phía sau tôi nói khẽ "Hoài bị rồi". Tôi không trả lời, phóng tới, chuyển gấp hai thùng dầu và đẩy Phúc xuống ghe. Tư Nhiễn ngoáy chèo và sau một lát, chiếc ghe nhỏ lênh đênh giữa sông.
Anh Hoài và chị Nhung bị đưa về trụ sở công an phường. Cả hai đã bàn tính trước, một mực họ khai đi buôn lậu dầu lần đầu tiên. Họ bị hạch hỏi liên miên suốt 4 tiếng. Tôi lòng như lửa đốt, lẩn quẩn bên quán nước cạnh đường. Nếu có gì xảy đến, chúng tôi sẽ phải xử ra sao? Hi sinh họ chăng? Tạm hoãn? Nhưng họ được thả về, chỉ mất hai thùng dầu. Công an không làm biên bản và chắc chắn hai thùng dầu đó sẽ được đem bán chợ đen lấy tiền ăn nhậu. Tham nhũng dưới mọi hình thức được ngầm chấp thuận trong chế độ. Có vậy thì cán bộ đảng mới có thể sống để phục vụ.
Công việc sửa soạn mỗi lúc một gây cấn. Giữa lúc đó một nhân vật nữa xuất hiện: Ông Nguyễn Văn Thông. Ông Thông xưa là chủ một nhà in lớn, nơi tờ báo tôi làm việc in thuê. Dạo đó chúng tôi gặp gỡ hằng ngày, chào hỏi nhau, nói vài câu xã giao cần thiết. Hôm đó tôi đang tính toán trả tiền sửa ghe trong ụ thì ông Thông đến. Có lẽ vì nhạy cảm, có lẽ nhìn thấy tôi đen xạm, lôi thôi lếch thếch, ông Thông đoán mò. Ông kéo tôi đến cạnh bờ sông, nói nhỏ "cho tôi theo với".
Tôi trợn tròn mắt nhìn. Ông nói khẽ, rất nhanh, nhưng rõ ràng:
- Tôi nói thẳng để ông khỏi lo. Ông biết tôi từ lâu rồi. Máy móc nhà in của tôi bị tịch thâu sạch. Tôi tính chuồn nên đã sắm được chiếc ghe một bloc. Nếu ông đi, ông cho tôi theo bằng ghe của tôi. Lại thêm một người không muốn sống đời thú vật. Tôi dọ dẫm:
- Ghe một bloc làm sao đi?
Ông Thông dứt khoát trả lời:
- Máy tôi mạnh 12 mã lực hiệu Yue Long. Ghe tôi dài 8 thước, rộng hai thước, trước là ghe chở hàng trên sông mới sửa thành ghe đánh cá. Tôi biết rằng đi với một chiếc ghe như vậy chín chết một sống. Nhưng thà ra giữa biển chết mát hơn.
Một người cha có trách nhiệm toan tính đem con cái mình gần 10 đứa, đứa nhỏ nhất chưa đầy 4 tuổi, vượt 1.300 cây số đường biển bằng chiếc ghe dài 8 thước, dù ông ta không thông thạo ghe tàu và biết rõ mọi sự nguy hiểm. Đó là sự thực. Người cha không muốn con cái mình trưởng thành trong sự giáo dục để chỉ còn biết nghi ngờ, do thám, báo cáo và bạo lực nên sẵn sàng lôi con mình vào cõi chết để thấy con mình vẫn là con mình, vẫn là người ăn ngay nói thẳng, sống đời chân thật.
Ông Thông đã bỏ lại tài sản do công lao đổ mồ hôi tom góp sau bao năm làm lụng, nhưng thật ra ông may mắn hơn đa số người cùng đi đã phải bỏ lại cha mẹ, vợ con, anh em.
Gia đình ông Thông được chấp nhận nhập cuộc vì với chiếc ghe 8 thước, việc chuyên chở dầu, người, thực phẩm, xuống rừng dễ dàng hơn. Ngoài ra, gia đình có Thái, Chánh là những thanh niên xốc vác, am hiểu sông nước, đường đi lối lại khu vực Rừng Sát, nơi họ đánh cá từ nhiều tháng nay. Cả hai đều là sĩ quan cấp úy quân lực VNCH.
Ngoài nhiên liệu cho máy còn lương thực cho người. Tôi trù tính đem theo 100 kí gạo, một thùng mì bóp vụn, một thùng bánh mì khô, kẹo, đường và sữa bột cho trẻ nhỏ. Kiếm ra những thứ này là chuyện vất vả, chuyển được xuống rừng còn ngàn vạn khó khăn hơn. Dù vậy, mọi việc hình thành mỗi lúc một rõ ràng.
Tôi nắm trong trong tay một tiểu hạm đội gồm ghe lớn một bloc của ông Thông có bến hợp pháp tại Phú Xuân, hai ghe của Tư Nhiễn, cũng hợp pháp nhờ có đăng kí và 3 ghe lậu trong đó có một ghe máy dầu 5 mã lực mà theo thói quen vẫn gọi là ghe F-4, hai ghe nhỏ có trang bị máy Kholer. Kể thì khá hùng hậu những cũng quá nhiều nguy hiểm. Tư Nhiễn nhăn nhó với tôi:
- Làm sao chứ chết cả đám. Một mình tôi làm gì mà có tới 5 chiếc ghe. Công an phường đã gọi tôi lên hỏi, tôi khai ghe người ta mang sửa. Lối xóm nhòm ngó dữ rồi đó.
Tôi cũng như cuồng. Số dầu mua góp từng 10 lít chưa đủ. Anh Bé, người sẽ là thuyền trưởng của chúng tôi hiện còn kẹt tại công trường lao động chưa về được.
Sau hai ly cà phê đậm đặc, tôi chợt lóe lên một ý nghĩ
- "Hay là mình thả nổi".
Tư Nhiễn ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi phì cười vì lối nói nhà báo, giải thích:
- Liệu anh và hai đứa nhỏ có thể đem ghe ra khỏi bến rồi lang thang trên sông được một tuần chăng. Anh đậu mỗi nơi một buổi chắc không sao. Tư Nhiễn gục gặc:
- Một tuần thì may ra được, quá nữa thì khó đa. Tôi không bảo đảm đâu.
Thế là nay đây mai đó, ba cha con anh đem đoàn ghe 5 chiếc phiêu bạt khắp vùng Tân Thuận, Cầu Hàng Rạch Đía, Phú Xuân Phú Khánh. Chúng tôi chơi trò gián điệp. Hẹn nhau vào một giờ nhất định ở một địa điểm nào đó. Nếu vì trở ngại gì, 15 phút sau giờ hẹn không có mặt thì một giờ sau sẽ gặp ở địa điểm thứ nhì và nếu vẫn không đến được thì kể như bị tóm. Cứ thế. Tư Nhiễn dưới sông, tôi chạy gắn máy trên bờ. Sống trong nanh vuốt cộng sản, không cẩn thận không được. Có lần tôi đã thoát nhờ có chuẩn bị.
Trong một lần đi dọ thám địa điểm dấu nhiên liệu, tôi bị công an biên phòng chận hỏi. Họ đòi xét giấy tờ. Tôi và Liễn con anh Tư Nhiễn khai đi làm củi không đem theo giấy tờ sợ mất. Họ hỏi đồ nghề đốn củi, tôi lôi ra hai chiếu rìu cán sắt, một chiếc rựa. Họ nhìn khuôn mặt thảm hại của hai đứa tôi rồi vẫy tay cho phép đi. Mỗi lần đi xuống rừng tôi cũng mua ít củi về ra vẻ ta đi làm ăn thực sự. Về đến Sài Gòn bán lại đủ vốn. Chính vì vậy, mặc dầu mọi người đều là anh em cả, nhưng tôi không cho họ biết gì nhiều. Chỉ có tôi và Chiến là biết hết tên tuổi và nhà cửa của mọi người. Có hai người rất thân nhau nhưng chỉ khi lên đến thuyền họ mới biết cùng đi trong một tổ chức.
Chiến từ Phước Hòa về cho hay mọi sự êm đẹp và có thể khởi sự như dự tính. Ngày đi được ấn định là 7-5-78.
Tôi chọn sáu thanh niên khỏe mạnh cho xuống rừngtrước vào hôm lễ Lao Động 1-5 và sau ngày oan trái 30-4-78 một ngày là ngày đoạn tang chế độ. Tôi nhớ Hoàng Hải Thủy, một văn sĩ tên tuổi đã bị nhà nước bỏ tù vì có tư tưởng phản động cách đây ba tháng. Trong một bài thơ anh làm, có câu:
Năm năm cứ đến ngày oan trái
Ta thắp hương lòng để nhớ thương.
Bây giờ anh đang bị biệt giam trong xà lim không được tiếp xúc với vợ con. Liệu anh có cơ hội để lắng lòng mình xuống, nhớ thương cho những gì đã mất đi?
Tôi, người em trẻ hơn anh đúng một giáp đã được anh khuyên:
- Nếu đi được, đi đi, rồi sống cho ra con người. Tôi đang cố làm như anh nói.
Và đúng 5 giờ chiều ngày 1-5, sáu thanh niên thuộc phe ta có mặt rải rác trong quán cóc quanh chợ Phú Xuân. Đúng 6 giờ, như một bóng ma, Tư Nhiễn đầu đội nón mê, áo xanh thẫm, quần xà lỏn, chân đất, từ đâu nhô tới. Tôi bình tĩnh trả tiền ly nước chanh rồi đi ra song song bên cạnh anh. Anh nói khẽ:
- Không xuống bên kho, có ghe du kích, phải xuống mé chân cầu…
Tôi bảo anh:
- Cũng được. Đợt đầu 3 đứa đi với anh xuống trước. Anh bảo Cang lên đón tôi đợt hai. Tôi chờ ở đây nghe. Tư Nhiễn gật đầu quay đi. Nhìn thấy tôi ra hiệu, ba thanh niên băng đường nhựa theo anh. Hai phút sau, họ mất hút dưới hầm cầu. Tôi cẩn thận đi ngược lên trên cầu theo dõi. Con thuyền nhỏ bắt đầu xoay. Tư Nhiễn đứng mũi, phía sau. Điển chỉ còn mặc quần xà lỏn cũng cố chèo. Vốn là một tay chụp ảnh lành nghề, Điển đã xung phong đi chuyến đầu và đã thích hợp với hoàn cảnh thật mau. Cũng áo rách bạc màu, cũng nhún lên nhún xuống ngoay ngoáy mái chèo như ai.
Tôi an tâm quay xuống chỗ cũ. Từ Phú Xuân về đến trung tâm Sài Gòn có xe đò nhưng chỉ đến 6 giờ là hết. Tôi chờ Cang đến 6 giờ 30 lòng nôn nao. Ba người kia không hay biết gì, gọi thêm một hai chén chè đậu xanh ở các quán bên cạnh. Trời tối dần, 7 giờ vẫn chưa thấy. 8 giờ 30 vẫn thấy biệt tăm Cang. Chuyện gì xẩy ra đây? Bị công an bắt? Vô lý, vì với cảnh ghe củi tấp nập như vậy, công an không thể nào phát giác ra đám người của tôi. Tại sao Cang không lên đón tôi. Tôi liều lĩnh sục sạo trong đám ghe lô nhô trên mặt nước đêm. Không thấy dạng cha con Tư Nhiễn. Trời vừa sập xuống nhưng đã tối thui vì cuối tháng âm lịch. Tôi như nổi điên, người nóng bừng bừng, sao lại có thể như thế. Chuyện gì? Tôi bất chấp an ninh đứng trên một tấm ván bắc nhô ra ngoài gọi vang "Anh Nhiễn ơi, Cang ơi!" Dăm ba chiếc đầu nhô ra từ các khoang thuyền gần đó ngó lên, không một lời đáp. Mặt sóng vẫn lao xao thuyền bè nhưng đoàn thuyền của tôi biến mất không tăm tích. Tôi coi đồng hồ, 8 giờ 30. Đành vậy.
Tôi quay lại chợ Phú Xuân ra lệnh cho ba người đang chờ đi về. Họ ngơ ngác. Tôi nói nhỏ:
- Cứ yên chí, sẽ giải quyết sau, bây giờ về.
- Nhưng hết xe đò rồi.
- Thì đi bộ. Tôi để hai người đi trước. Khuất bóng họ, tôi và người nữa cất bước. Chân tôi nặng như chì, đầu tôi váng, mắt tôi hoa, nhưng tôi vẫn cố tỏ ra bình tĩnh để những người khác đừng lo sợ.
Theo như dự trù, 5 chiếc ghe sẽ chở 7 đứa vuợt ngã ba sông Nhà Bè qua tắc Ông Mai, nơi đó có ghe của Chánh, Thái chờ sẵn với hai người khác. Ghe này sẽ kéo 5 ghe nhỏ như bất cứ đoàn ghe nào khác xuôi xuống rừng làm củi. Tư Nhiễn chưa gặp Thái. Thái cũng chưa biết Tư Nhiễn. Họ đều trông chờ tôi trong khi tôi lết bộ trên đường. Rồi đây chuyện sẽ ra sao? Tôi bước thấp bước cao, lòng rối như tơ vò. Trời hại ta chăng?
Hôm nay là ngày Lễ Lao Động nên thỉnh thoảng chúng tôi lại đi qua một đám người đang phải thưởng thức văn nghệ quần chúng ở những sân khấu lộ thiên bên cạnh đường. Dù không muốn nghe, nhưng những tiếng hát the thé vẫn rú lên lọt vào tại tôi
"...Việt Nam, Hồ Chí Minh..." làm như hai chữ đó biểu dương cùng một hình ảnh. Ông Hồ đang được thánh hóa bằng mọi giá. Trẻ con thì "đêm qua em mơ gặp Bác Hồ... Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng".
Ở báo chí thì trên trang nhất luôn phải có hình ông ta, lúc ôm nữ anh hùng chống Mỹ, lúc nựng anh hùng lao động, khi đi guốc mộc tưới cây vú sữa, khi cầm gậy điều khiển dàn nhạc đại hòa tấu … Lời ông ta nói là thánh kinh đóng khung khắp nơi, kể cả những lời ông ta nhại lại của cổ nhân, ăn cắp của sách xưa… Chướng tới nỗi một người dân nào đó của thành phố phải phát biểu:
- Một ngày không thấy hình Bác, không đọc lời Bác thì ăn không ngon, ngủ không yên, đi cầu không ra, nói năng vô duyên, soi gương thấy mặt mũi đáng ghét.
Tôi bật cười vì chuyện đám trẻ nhỏ miền Nam so sánh ông Hồ với thần tượng của chúng khi thấy ông múa gậy điều khiển dàn nhạc. “Thấy Bác Hồ như Tề Thiên Đại Thánh cầm thiết côn mà múa máy tưng bừng.” Dù được gọi là Tề Thiên, được tôn là Đại Thánh thì thực chất vẫn chỉ là một con khỉ.
Rồi chúng tôi cũng vượt 13 cây số về tới ranh Sài Gòn lúc 11 giờ đêm. Mặc dầu nhân ngày lễ lớn, lệnh giới nghiêm được bãi bỏ, nhưng phố xá vắng tanh không hàng quán, không kẻ đi người lại. Sài Gòn của tôi đang bị chết trong nôi chế độ.
Suốt ngày hôm sau, tôi chạy đôn chạy đáo, lùng kiếm Tư Nhiễn và đoàn ghe cho tới xẩm tối mới chộp được anh. Tôi đã thảm, trông anh còn thảm hơn. Mắt anh lờ đờ, mặt vàng, gò má nhô lên. Chỉ sau 24 tiếng, anh như sút hẳn đi. Câu chuyện dần dần sáng tỏ.
Tinh thần anh căng thẳng đến nỗi anh dẫn ba người xuống rồi băng luôn qua ngã ba Nhà Bè đến tắc Ông Mai. Neo ghe xong xuôi mới nhớ phải đón thêm một toán nữa. Anh và Cang trở lại Phú Xuân thì đã trễ. Biết làm sao hơn? Ai cũng sợ hãi cả, đâu chỉ mình anh. Tôi cố trấn an anh, yêu cầu ba người kia tạm trở về và thông báo cho Chiến hay có trục trặc.
Đúng lúc đó, nhà nước hạ đòn chí tử, đánh vào quảng đại quần chúng: Đổi tiền! Mỗi người đổi được 50 đồng. Một gia đình không được đổi quá 500 đồng. Ai có quá số qui định phải gửi vào ngân hàng nhà nước. Dân thì ai cũng biết tiền gửi ngân hàng nhà nước kể như mất toi. Họ đã có kinh nghiệm một lần rồi. Muốn rút tiền ở ngân hàng phải làm đơn nêu rõ lý do rồi chờ nhà nước cứu xét. Có người xin rút tiền để làm tang bố nhưng hết giỗ đầu mới được cán bộ gọi tới dậy rằng không nên phí phạm vào chuyện ma chay, chỉ nên dùng tiền để sản xuất. Tất nhiên không có chuyện lãnh tiền. Chuyện vô lý đó đã xẩy ra ở Việt Nam như bất cứ chuyện vô lý nào khác, vô lý đến độ không tin được nhưng vẫn xẩy ra. Vì đổi tiền, lệnh giới nghiêm được áp dụng suốt ngày 3-5-78.
Tôi chán nản. Hết cách rồi chăng? Tối hôm đó, Chiến đột ngột từ Phước Hòa về. Hai đứa nhìn nhau. Không lẽ đã thua, bỏ cuộc? Đâu được. Tôi và Chiến quyết định bạo. Đi ngay tại Sài Gòn, không chần chờ.
Cuộc họp được triệu tập sáng 4-5, có cả Tư Nhiễn, Thái, Chánh để tiện bề phối hợp. Kế hoạch thành hình chớp nhoáng và đầy mạo hiểm. Sẽ đi từng đoàn nhỏ, hai tới bốn người, xuống ghe ngay tại Sài Gòn.
Bốn người đầu tiên đi hụt nay xung phong. Tôi, Thái, Chánh, Điển liều mình vác ghe chở dầu chuyển xuống các ghe tam bản đậu ở Cầu Hàng. Nội ngày đầu, 300 lít đi trót lọt. Hú vía, thế là xong chuyến đầu và đoàn ghe đổ người chôn dầu ở chỗ chỉ định xong trở về ngày 6-5. Họ để lại một chiếc ghe với đứa con lớn của anh Tư Nhiễn. Đợt nhì bắt đầu liền lập tức. Xẩm tối 6-5 chỉ một mình anh Nguyễn Phúc được bốc đi khi anh Hoài, chị Nhung bị bắt. Biến cố này khiến tôi không dám ngông nghênh nữa, tạm hoãn chở dầu.
Rạng sáng 7-5, bốn người nữa xuống ghe để gặp và cùng đi rừng với anh Phúc. Họ sẽ gặp chiếc ghe lớn của ông Thông ở bên kia vàm Phú Xuân. Non nửa số người đã thực sự xa gia đình, dấn thân vào cuộc phiêu lưu. Tôi đã nhìn họ lo lắng bước xuống ghe. Tôi cầu nguyện.
Khi mà niềm tin bị võ lực toan tận diệt thì nó bùng lên mãnh liệt. Tôi sinh ra trong một gia đình đạo Phật nhưng chưa bao giờ đi chùa và luôn nhìn sư sãi bằng nửa con mắt. Nhưng lần này tôi cầu nguyện bằng tất cả tấm lòng thành. Tôi không cầu nguyện cho tôi. Tôi mong mỏi an bình cho anh em tôi.
Trong số những tiều phu bất đắc dĩ đó có hai cô con gái ông Thông. Họ là sinh viên nhưng quyết định bỏ ngang khi bị gọi đi học bổ túc chính trị. Một người có đầu óc bình thường biết ăn biết ngủ, biết thế nào là phải trái sẽ phải điên khi nghe những bài giảng chính trị của cán bộ nhà nước. Mọi thứ bị xuyên tạc đến tận cùng. Lịch sử bị bóp méo, tôn giáo bị bôi nhọ, triết lý bị bẻ cong để chung qui đi tới một kết luận: “Chúng ta phải phục vụ chế độ không suy nghĩ, không điều kiện. Chúng ta phải cúi đầu xuống mà lao động không cần lý luận vì mọi suy nghĩ đã có đảng lo liệu”. Khi người ta dạy toán cho trẻ nhỏ bằng cách cộng xác chết thì người ta phải coi cây súng là tất cả. “Một chiến sĩ buổi sáng diệt 8 tên ngụy, buổi chiều bắn 6 tên khác. Hỏi tổng cộng có bao nhiêu ngụy nhào?”
Thực tình mà nói phương tiện chúng tôi quá eo hẹp. Một hải bàn cũ nhất cũng phải mua tới 3.000 đồng và khó mà tìm ra. Tôi xục xạo khắp nơi chỉ mua được một chiếc địa bàn quân đội và một chiếc không bàn gắn trên trực thăng.
Sài Gòn đang lịm chết, thật khó tìm ra bất cứ thứ gì. Tôi đã mất một ngày trời mới mua được 2 kí đinh cho Tư Nhiễn với giá đắt gấp 10 lần giá bình thường. Một tấm ván cũng không có và tôi đã gỡ ván sàn nhà để có gỗ chữa những chiếc ghe nhỏ. Đi tới đâu cũng thấy những khuôn mặt sầu thảm và những cái lắc đầu lia lịa. Nhà nước đã kiểm kê, đã niêm phong, không mua không bán gì nữa cả. Không ai dại gì mà bán cho bạn vì có quá nhiều lý do để nghĩ rằng bạn chẳng qua chỉ là một viên công an nhân dân đến thử và sẵn sàng tịch thu toàn bộ tài sản của họ, lôi họ ra trụ sở công an rồi đi trại cải tạo. Không ai tin ai nữa.
600 lít dầu trong hoàn cảnh như vậy quả là một vấn đề lớn. Ngay tại bến Phước Hòa, trên thuyền chỉ được giữ 100 lít. Sau những so đo suy tính, Chiến cho hay sẽ tìm mọi cách giấu giếm để có thể có 200 lít trên thuyền vào hôm khởi hành. Như vậy tôi sẽ phải xoay sở 400 lít. Trên thị trường chợ đen, tôi vẫn có thể mua giá gấp 5, 6 lần giá chính thức do bọn cán bộ ăn cắp của công đem bán. Khó khăn là chuyển dầu xuống ghe. Chỉ cần xách 10 lít đi đường đã bị chận hỏi. Ba ngày trước khi đi, kế hoạch của chúng tôi suýt vỡ tung vì dầu.
Với hai chiếc xe Honda, 4 người chúng tôi chở 80 lít dầu từ Sài Gòn sang vùng Rạch Ông để chuyển xuống ghe tam bản với Tư Nhiễn đang chờ. Đây là hành động liều lĩnh nhưng không còn giải pháp nào khác. Tôi đi trước chở Nguyễn Phúc. Anh Nguyễn Tiến Hoài đi sau chở vợ Chiến, chị Nhung. Chúng tôi đi lọt gần hết các trạm gác nhờ lúc chạng vạng tối, lúc đường phố tấp nập nhất, cho đến trạm chót cách ghe độ một cây số.
Tôi vừa thoát qua thì nghe tiếng tu huýt ré lên. Tôi rú hết ga chạy luôn. Hoài đi sau lóng ngóng như anh thuật lại về sau, đành bình tĩnh chạy từ từ như không nghe còi. Độ hai phút sau anh bị xe công an rượt bắt kịp ép vào lề. Anh Phúc ngồi phía sau tôi nói khẽ "Hoài bị rồi". Tôi không trả lời, phóng tới, chuyển gấp hai thùng dầu và đẩy Phúc xuống ghe. Tư Nhiễn ngoáy chèo và sau một lát, chiếc ghe nhỏ lênh đênh giữa sông.
Anh Hoài và chị Nhung bị đưa về trụ sở công an phường. Cả hai đã bàn tính trước, một mực họ khai đi buôn lậu dầu lần đầu tiên. Họ bị hạch hỏi liên miên suốt 4 tiếng. Tôi lòng như lửa đốt, lẩn quẩn bên quán nước cạnh đường. Nếu có gì xảy đến, chúng tôi sẽ phải xử ra sao? Hi sinh họ chăng? Tạm hoãn? Nhưng họ được thả về, chỉ mất hai thùng dầu. Công an không làm biên bản và chắc chắn hai thùng dầu đó sẽ được đem bán chợ đen lấy tiền ăn nhậu. Tham nhũng dưới mọi hình thức được ngầm chấp thuận trong chế độ. Có vậy thì cán bộ đảng mới có thể sống để phục vụ.
Công việc sửa soạn mỗi lúc một gây cấn. Giữa lúc đó một nhân vật nữa xuất hiện: Ông Nguyễn Văn Thông. Ông Thông xưa là chủ một nhà in lớn, nơi tờ báo tôi làm việc in thuê. Dạo đó chúng tôi gặp gỡ hằng ngày, chào hỏi nhau, nói vài câu xã giao cần thiết. Hôm đó tôi đang tính toán trả tiền sửa ghe trong ụ thì ông Thông đến. Có lẽ vì nhạy cảm, có lẽ nhìn thấy tôi đen xạm, lôi thôi lếch thếch, ông Thông đoán mò. Ông kéo tôi đến cạnh bờ sông, nói nhỏ "cho tôi theo với".
Tôi trợn tròn mắt nhìn. Ông nói khẽ, rất nhanh, nhưng rõ ràng:
- Tôi nói thẳng để ông khỏi lo. Ông biết tôi từ lâu rồi. Máy móc nhà in của tôi bị tịch thâu sạch. Tôi tính chuồn nên đã sắm được chiếc ghe một bloc. Nếu ông đi, ông cho tôi theo bằng ghe của tôi. Lại thêm một người không muốn sống đời thú vật. Tôi dọ dẫm:
- Ghe một bloc làm sao đi?
Ông Thông dứt khoát trả lời:
- Máy tôi mạnh 12 mã lực hiệu Yue Long. Ghe tôi dài 8 thước, rộng hai thước, trước là ghe chở hàng trên sông mới sửa thành ghe đánh cá. Tôi biết rằng đi với một chiếc ghe như vậy chín chết một sống. Nhưng thà ra giữa biển chết mát hơn.
Một người cha có trách nhiệm toan tính đem con cái mình gần 10 đứa, đứa nhỏ nhất chưa đầy 4 tuổi, vượt 1.300 cây số đường biển bằng chiếc ghe dài 8 thước, dù ông ta không thông thạo ghe tàu và biết rõ mọi sự nguy hiểm. Đó là sự thực. Người cha không muốn con cái mình trưởng thành trong sự giáo dục để chỉ còn biết nghi ngờ, do thám, báo cáo và bạo lực nên sẵn sàng lôi con mình vào cõi chết để thấy con mình vẫn là con mình, vẫn là người ăn ngay nói thẳng, sống đời chân thật.
Ông Thông đã bỏ lại tài sản do công lao đổ mồ hôi tom góp sau bao năm làm lụng, nhưng thật ra ông may mắn hơn đa số người cùng đi đã phải bỏ lại cha mẹ, vợ con, anh em.
Gia đình ông Thông được chấp nhận nhập cuộc vì với chiếc ghe 8 thước, việc chuyên chở dầu, người, thực phẩm, xuống rừng dễ dàng hơn. Ngoài ra, gia đình có Thái, Chánh là những thanh niên xốc vác, am hiểu sông nước, đường đi lối lại khu vực Rừng Sát, nơi họ đánh cá từ nhiều tháng nay. Cả hai đều là sĩ quan cấp úy quân lực VNCH.
Ngoài nhiên liệu cho máy còn lương thực cho người. Tôi trù tính đem theo 100 kí gạo, một thùng mì bóp vụn, một thùng bánh mì khô, kẹo, đường và sữa bột cho trẻ nhỏ. Kiếm ra những thứ này là chuyện vất vả, chuyển được xuống rừng còn ngàn vạn khó khăn hơn. Dù vậy, mọi việc hình thành mỗi lúc một rõ ràng.
Tôi nắm trong trong tay một tiểu hạm đội gồm ghe lớn một bloc của ông Thông có bến hợp pháp tại Phú Xuân, hai ghe của Tư Nhiễn, cũng hợp pháp nhờ có đăng kí và 3 ghe lậu trong đó có một ghe máy dầu 5 mã lực mà theo thói quen vẫn gọi là ghe F-4, hai ghe nhỏ có trang bị máy Kholer. Kể thì khá hùng hậu những cũng quá nhiều nguy hiểm. Tư Nhiễn nhăn nhó với tôi:
- Làm sao chứ chết cả đám. Một mình tôi làm gì mà có tới 5 chiếc ghe. Công an phường đã gọi tôi lên hỏi, tôi khai ghe người ta mang sửa. Lối xóm nhòm ngó dữ rồi đó.
Tôi cũng như cuồng. Số dầu mua góp từng 10 lít chưa đủ. Anh Bé, người sẽ là thuyền trưởng của chúng tôi hiện còn kẹt tại công trường lao động chưa về được.
Sau hai ly cà phê đậm đặc, tôi chợt lóe lên một ý nghĩ
- "Hay là mình thả nổi".
Tư Nhiễn ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi phì cười vì lối nói nhà báo, giải thích:
- Liệu anh và hai đứa nhỏ có thể đem ghe ra khỏi bến rồi lang thang trên sông được một tuần chăng. Anh đậu mỗi nơi một buổi chắc không sao. Tư Nhiễn gục gặc:
- Một tuần thì may ra được, quá nữa thì khó đa. Tôi không bảo đảm đâu.
Thế là nay đây mai đó, ba cha con anh đem đoàn ghe 5 chiếc phiêu bạt khắp vùng Tân Thuận, Cầu Hàng Rạch Đía, Phú Xuân Phú Khánh. Chúng tôi chơi trò gián điệp. Hẹn nhau vào một giờ nhất định ở một địa điểm nào đó. Nếu vì trở ngại gì, 15 phút sau giờ hẹn không có mặt thì một giờ sau sẽ gặp ở địa điểm thứ nhì và nếu vẫn không đến được thì kể như bị tóm. Cứ thế. Tư Nhiễn dưới sông, tôi chạy gắn máy trên bờ. Sống trong nanh vuốt cộng sản, không cẩn thận không được. Có lần tôi đã thoát nhờ có chuẩn bị.
Trong một lần đi dọ thám địa điểm dấu nhiên liệu, tôi bị công an biên phòng chận hỏi. Họ đòi xét giấy tờ. Tôi và Liễn con anh Tư Nhiễn khai đi làm củi không đem theo giấy tờ sợ mất. Họ hỏi đồ nghề đốn củi, tôi lôi ra hai chiếu rìu cán sắt, một chiếc rựa. Họ nhìn khuôn mặt thảm hại của hai đứa tôi rồi vẫy tay cho phép đi. Mỗi lần đi xuống rừng tôi cũng mua ít củi về ra vẻ ta đi làm ăn thực sự. Về đến Sài Gòn bán lại đủ vốn. Chính vì vậy, mặc dầu mọi người đều là anh em cả, nhưng tôi không cho họ biết gì nhiều. Chỉ có tôi và Chiến là biết hết tên tuổi và nhà cửa của mọi người. Có hai người rất thân nhau nhưng chỉ khi lên đến thuyền họ mới biết cùng đi trong một tổ chức.
Chiến từ Phước Hòa về cho hay mọi sự êm đẹp và có thể khởi sự như dự tính. Ngày đi được ấn định là 7-5-78.
Tôi chọn sáu thanh niên khỏe mạnh cho xuống rừngtrước vào hôm lễ Lao Động 1-5 và sau ngày oan trái 30-4-78 một ngày là ngày đoạn tang chế độ. Tôi nhớ Hoàng Hải Thủy, một văn sĩ tên tuổi đã bị nhà nước bỏ tù vì có tư tưởng phản động cách đây ba tháng. Trong một bài thơ anh làm, có câu:
Năm năm cứ đến ngày oan trái
Ta thắp hương lòng để nhớ thương.
Bây giờ anh đang bị biệt giam trong xà lim không được tiếp xúc với vợ con. Liệu anh có cơ hội để lắng lòng mình xuống, nhớ thương cho những gì đã mất đi?
Tôi, người em trẻ hơn anh đúng một giáp đã được anh khuyên:
- Nếu đi được, đi đi, rồi sống cho ra con người. Tôi đang cố làm như anh nói.
Và đúng 5 giờ chiều ngày 1-5, sáu thanh niên thuộc phe ta có mặt rải rác trong quán cóc quanh chợ Phú Xuân. Đúng 6 giờ, như một bóng ma, Tư Nhiễn đầu đội nón mê, áo xanh thẫm, quần xà lỏn, chân đất, từ đâu nhô tới. Tôi bình tĩnh trả tiền ly nước chanh rồi đi ra song song bên cạnh anh. Anh nói khẽ:
- Không xuống bên kho, có ghe du kích, phải xuống mé chân cầu…
Tôi bảo anh:
- Cũng được. Đợt đầu 3 đứa đi với anh xuống trước. Anh bảo Cang lên đón tôi đợt hai. Tôi chờ ở đây nghe. Tư Nhiễn gật đầu quay đi. Nhìn thấy tôi ra hiệu, ba thanh niên băng đường nhựa theo anh. Hai phút sau, họ mất hút dưới hầm cầu. Tôi cẩn thận đi ngược lên trên cầu theo dõi. Con thuyền nhỏ bắt đầu xoay. Tư Nhiễn đứng mũi, phía sau. Điển chỉ còn mặc quần xà lỏn cũng cố chèo. Vốn là một tay chụp ảnh lành nghề, Điển đã xung phong đi chuyến đầu và đã thích hợp với hoàn cảnh thật mau. Cũng áo rách bạc màu, cũng nhún lên nhún xuống ngoay ngoáy mái chèo như ai.
Tôi an tâm quay xuống chỗ cũ. Từ Phú Xuân về đến trung tâm Sài Gòn có xe đò nhưng chỉ đến 6 giờ là hết. Tôi chờ Cang đến 6 giờ 30 lòng nôn nao. Ba người kia không hay biết gì, gọi thêm một hai chén chè đậu xanh ở các quán bên cạnh. Trời tối dần, 7 giờ vẫn chưa thấy. 8 giờ 30 vẫn thấy biệt tăm Cang. Chuyện gì xẩy ra đây? Bị công an bắt? Vô lý, vì với cảnh ghe củi tấp nập như vậy, công an không thể nào phát giác ra đám người của tôi. Tại sao Cang không lên đón tôi. Tôi liều lĩnh sục sạo trong đám ghe lô nhô trên mặt nước đêm. Không thấy dạng cha con Tư Nhiễn. Trời vừa sập xuống nhưng đã tối thui vì cuối tháng âm lịch. Tôi như nổi điên, người nóng bừng bừng, sao lại có thể như thế. Chuyện gì? Tôi bất chấp an ninh đứng trên một tấm ván bắc nhô ra ngoài gọi vang "Anh Nhiễn ơi, Cang ơi!" Dăm ba chiếc đầu nhô ra từ các khoang thuyền gần đó ngó lên, không một lời đáp. Mặt sóng vẫn lao xao thuyền bè nhưng đoàn thuyền của tôi biến mất không tăm tích. Tôi coi đồng hồ, 8 giờ 30. Đành vậy.
Tôi quay lại chợ Phú Xuân ra lệnh cho ba người đang chờ đi về. Họ ngơ ngác. Tôi nói nhỏ:
- Cứ yên chí, sẽ giải quyết sau, bây giờ về.
- Nhưng hết xe đò rồi.
- Thì đi bộ. Tôi để hai người đi trước. Khuất bóng họ, tôi và người nữa cất bước. Chân tôi nặng như chì, đầu tôi váng, mắt tôi hoa, nhưng tôi vẫn cố tỏ ra bình tĩnh để những người khác đừng lo sợ.
Theo như dự trù, 5 chiếc ghe sẽ chở 7 đứa vuợt ngã ba sông Nhà Bè qua tắc Ông Mai, nơi đó có ghe của Chánh, Thái chờ sẵn với hai người khác. Ghe này sẽ kéo 5 ghe nhỏ như bất cứ đoàn ghe nào khác xuôi xuống rừng làm củi. Tư Nhiễn chưa gặp Thái. Thái cũng chưa biết Tư Nhiễn. Họ đều trông chờ tôi trong khi tôi lết bộ trên đường. Rồi đây chuyện sẽ ra sao? Tôi bước thấp bước cao, lòng rối như tơ vò. Trời hại ta chăng?
Hôm nay là ngày Lễ Lao Động nên thỉnh thoảng chúng tôi lại đi qua một đám người đang phải thưởng thức văn nghệ quần chúng ở những sân khấu lộ thiên bên cạnh đường. Dù không muốn nghe, nhưng những tiếng hát the thé vẫn rú lên lọt vào tại tôi
"...Việt Nam, Hồ Chí Minh..." làm như hai chữ đó biểu dương cùng một hình ảnh. Ông Hồ đang được thánh hóa bằng mọi giá. Trẻ con thì "đêm qua em mơ gặp Bác Hồ... Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng".
Ở báo chí thì trên trang nhất luôn phải có hình ông ta, lúc ôm nữ anh hùng chống Mỹ, lúc nựng anh hùng lao động, khi đi guốc mộc tưới cây vú sữa, khi cầm gậy điều khiển dàn nhạc đại hòa tấu … Lời ông ta nói là thánh kinh đóng khung khắp nơi, kể cả những lời ông ta nhại lại của cổ nhân, ăn cắp của sách xưa… Chướng tới nỗi một người dân nào đó của thành phố phải phát biểu:
- Một ngày không thấy hình Bác, không đọc lời Bác thì ăn không ngon, ngủ không yên, đi cầu không ra, nói năng vô duyên, soi gương thấy mặt mũi đáng ghét.
Tôi bật cười vì chuyện đám trẻ nhỏ miền Nam so sánh ông Hồ với thần tượng của chúng khi thấy ông múa gậy điều khiển dàn nhạc. “Thấy Bác Hồ như Tề Thiên Đại Thánh cầm thiết côn mà múa máy tưng bừng.” Dù được gọi là Tề Thiên, được tôn là Đại Thánh thì thực chất vẫn chỉ là một con khỉ.
Rồi chúng tôi cũng vượt 13 cây số về tới ranh Sài Gòn lúc 11 giờ đêm. Mặc dầu nhân ngày lễ lớn, lệnh giới nghiêm được bãi bỏ, nhưng phố xá vắng tanh không hàng quán, không kẻ đi người lại. Sài Gòn của tôi đang bị chết trong nôi chế độ.
Suốt ngày hôm sau, tôi chạy đôn chạy đáo, lùng kiếm Tư Nhiễn và đoàn ghe cho tới xẩm tối mới chộp được anh. Tôi đã thảm, trông anh còn thảm hơn. Mắt anh lờ đờ, mặt vàng, gò má nhô lên. Chỉ sau 24 tiếng, anh như sút hẳn đi. Câu chuyện dần dần sáng tỏ.
Tinh thần anh căng thẳng đến nỗi anh dẫn ba người xuống rồi băng luôn qua ngã ba Nhà Bè đến tắc Ông Mai. Neo ghe xong xuôi mới nhớ phải đón thêm một toán nữa. Anh và Cang trở lại Phú Xuân thì đã trễ. Biết làm sao hơn? Ai cũng sợ hãi cả, đâu chỉ mình anh. Tôi cố trấn an anh, yêu cầu ba người kia tạm trở về và thông báo cho Chiến hay có trục trặc.
Đúng lúc đó, nhà nước hạ đòn chí tử, đánh vào quảng đại quần chúng: Đổi tiền! Mỗi người đổi được 50 đồng. Một gia đình không được đổi quá 500 đồng. Ai có quá số qui định phải gửi vào ngân hàng nhà nước. Dân thì ai cũng biết tiền gửi ngân hàng nhà nước kể như mất toi. Họ đã có kinh nghiệm một lần rồi. Muốn rút tiền ở ngân hàng phải làm đơn nêu rõ lý do rồi chờ nhà nước cứu xét. Có người xin rút tiền để làm tang bố nhưng hết giỗ đầu mới được cán bộ gọi tới dậy rằng không nên phí phạm vào chuyện ma chay, chỉ nên dùng tiền để sản xuất. Tất nhiên không có chuyện lãnh tiền. Chuyện vô lý đó đã xẩy ra ở Việt Nam như bất cứ chuyện vô lý nào khác, vô lý đến độ không tin được nhưng vẫn xẩy ra. Vì đổi tiền, lệnh giới nghiêm được áp dụng suốt ngày 3-5-78.
Tôi chán nản. Hết cách rồi chăng? Tối hôm đó, Chiến đột ngột từ Phước Hòa về. Hai đứa nhìn nhau. Không lẽ đã thua, bỏ cuộc? Đâu được. Tôi và Chiến quyết định bạo. Đi ngay tại Sài Gòn, không chần chờ.
Cuộc họp được triệu tập sáng 4-5, có cả Tư Nhiễn, Thái, Chánh để tiện bề phối hợp. Kế hoạch thành hình chớp nhoáng và đầy mạo hiểm. Sẽ đi từng đoàn nhỏ, hai tới bốn người, xuống ghe ngay tại Sài Gòn.
Bốn người đầu tiên đi hụt nay xung phong. Tôi, Thái, Chánh, Điển liều mình vác ghe chở dầu chuyển xuống các ghe tam bản đậu ở Cầu Hàng. Nội ngày đầu, 300 lít đi trót lọt. Hú vía, thế là xong chuyến đầu và đoàn ghe đổ người chôn dầu ở chỗ chỉ định xong trở về ngày 6-5. Họ để lại một chiếc ghe với đứa con lớn của anh Tư Nhiễn. Đợt nhì bắt đầu liền lập tức. Xẩm tối 6-5 chỉ một mình anh Nguyễn Phúc được bốc đi khi anh Hoài, chị Nhung bị bắt. Biến cố này khiến tôi không dám ngông nghênh nữa, tạm hoãn chở dầu.
Rạng sáng 7-5, bốn người nữa xuống ghe để gặp và cùng đi rừng với anh Phúc. Họ sẽ gặp chiếc ghe lớn của ông Thông ở bên kia vàm Phú Xuân. Non nửa số người đã thực sự xa gia đình, dấn thân vào cuộc phiêu lưu. Tôi đã nhìn họ lo lắng bước xuống ghe. Tôi cầu nguyện.
Khi mà niềm tin bị võ lực toan tận diệt thì nó bùng lên mãnh liệt. Tôi sinh ra trong một gia đình đạo Phật nhưng chưa bao giờ đi chùa và luôn nhìn sư sãi bằng nửa con mắt. Nhưng lần này tôi cầu nguyện bằng tất cả tấm lòng thành. Tôi không cầu nguyện cho tôi. Tôi mong mỏi an bình cho anh em tôi.
Trong số những tiều phu bất đắc dĩ đó có hai cô con gái ông Thông. Họ là sinh viên nhưng quyết định bỏ ngang khi bị gọi đi học bổ túc chính trị. Một người có đầu óc bình thường biết ăn biết ngủ, biết thế nào là phải trái sẽ phải điên khi nghe những bài giảng chính trị của cán bộ nhà nước. Mọi thứ bị xuyên tạc đến tận cùng. Lịch sử bị bóp méo, tôn giáo bị bôi nhọ, triết lý bị bẻ cong để chung qui đi tới một kết luận: “Chúng ta phải phục vụ chế độ không suy nghĩ, không điều kiện. Chúng ta phải cúi đầu xuống mà lao động không cần lý luận vì mọi suy nghĩ đã có đảng lo liệu”. Khi người ta dạy toán cho trẻ nhỏ bằng cách cộng xác chết thì người ta phải coi cây súng là tất cả. “Một chiến sĩ buổi sáng diệt 8 tên ngụy, buổi chiều bắn 6 tên khác. Hỏi tổng cộng có bao nhiêu ngụy nhào?”
Điểm hẹn
Xe đến bến, tôi vẫn thừ người và giật mình khi nghe người lơ xe nhắc "đến bến rồi ông!" Phú Xuân giờ này đã tấp nập vì ghe lưới chở cá về bán, ghe củi sửa soạn theo con nước xuôi. Tôi vào tiệm gọi một tô bún. Vừa cầm đưa lên thì chị Lan dẫn hai đứa nhỏ vào. Quay sang thì chị Nhung lếch thếch bồng bế đang hỏi đứa em gái ăn gì. Nhìn ra ngoài cửa, chị Điển bế con đứng bên kia đường với anh Hoài cũng toan ghé. Tôi lắc đầu và họ hiểu, đi chếch sang nơi khác. Tôi lo lắng nhìn viên công an đang đứng phất phơ trước trụ sở công an nhân dân, Thế này thì quá lắm.
Tối hôm qua đã dặn đi dặn lại phải ngồi gần bến xe, sao lại đút đầu hết vào chỗ đầy rẫy công an như vậy? Tôi im lặng ăn tiếp tô bún. Trụ sở công an trước mặt nhớp nhếch tường vôi lở, mái ngói rêu đen xẫm đầy vẻ chết chóc. Những tên công an quần xà lỏn cầm ca chạy tới chạy lui có vẻ đi đánh răng hay kiếm nước sôi pha cà phê. Hàng rào kẽm gai từ bao đời vẫn như vậy. Thật là tiện. Chế độ được thừa hưởng trọn vẹn những cơ sở cũ của "ngụy" và tôi nhớ đến Đỗ Phủ:
“Lâu đài đệ trạch giai tân chủ
Văn vũ y quan dị tích thì”
Lâu đài nhà cửa nay chủ mới.
Mũ mão xênh xang khác lúc xưa.
Đỗ Phủ dù là thi hào nhưng lúc này có lẽ cũng không bằng Tư Nhiễn đối với tôi. Anh lừ đừ đi vào tiệm, kéo ghế gọi một cái xây chừng. Uống xong, anh thản nhiên đi ra, lẫn vào đám đông trong chợ. Tôi gọi trả tiền, theo hút anh:
- Xong chưa?
- Rồi, ghe ở dưới cầu. Đợi tôi mua ít đồ ăn đã. Hai đứa tôi mà cả, cò kè và ôm một lô rau cải, cà chua ra khỏi chợ. Tôi hất đầu ra hiệu. Bà Lan, bà Chiến, bà Điển lũ lượt kéo nhau ra như đi hội.
Trước hoàn cảnh đó. Tư Nhiễn lanh trí nói bô bô:
- Ha, về chú Tư chơi nghen. Và anh đưa cánh tay gân guốc bế đứa con anh Chiến:
- Cười coi nào. Xuống ghe về chú Tư ăn cơm cá chịu không? Chú bé toét miệng cười. Tôi dắt đứa con chị Lan trong khi anh Hoài bế đứa con anh Điển. Tôi cũng giả lả:
- Cha, đông đủ. Mua thêm bánh mì về ăn cà ri mới đủ đa. Mấy người lận. Anh Tám ở ngách nào chui ra chẳng rõ góp tiếng:
- Đủ rồi anh Sáu. Đi không kẻo nước lên không qua được vàm, trễ đa.
Nếu có anh cớm nào tò mò thì sẽ phải hiểu tụi tôi đi ăn giỗ, nhất là chị Điển, tay ôm ba thẻ hương. Chị cho hay có khấn hễ ra tới biển sẽ đốt hương tạ trời! Tôi lao xuống nước ghìm chiếc ghe tam bản sát bờ. Anh Tám tiếp tay tôi giúp trẻ và các bà lên. Chắc trông họ có vẻ lúng túng nên hai ba chiếc thuyền cạnh đó nhiều người nhô đầu lên ngó. Nhưng Tư Nhiễn nhanh như cắt, vừa thấy người chót lên là anh xô ghe ra. Ba phút sau chiếc ghe trôi từ từ ở giữa sông. Tôi đứng mũi, cầm chèo, chèo. Từ phía bên kia sông hai chiếc thuyền nhỏ khác lừ lừ tách bến. Như cảnh ráp vệ tinh trên không gian, tôi chụp vội chiếc dây của Cang vứt cho, ghìm chặt. Cang chui vào trong, cho chiếc máy F-4 nổ và chúng tôi lao vào sông lớn.
Nhẹ người. Tôi đếm. Trời đất. Mười một mạng già trẻ trên ghe tam bản tí teo. Bằng, Tùng, Bình và cô bé Oanh ló đầu ra toét miệng cười với tôi. Tôi cười lại nhưng lòng tôi không yên. Còn quá nhiều bất trắc trước mặt. Theo kế hoạch thì 5 giờ chiều, ghe của Thái, Chính mới gặp ghe tôi tại ngã ba Đồng Tranh. Chúng tôi đi sớm như vậy vì thuyền ghe quá nhỏ không thể qua vàm Phú Xuân lúc nước ngược được. Tôi hỏi Tư Nhiễn.
- Mình làm gì từ giờ cho đến 5 giờ chiều? Anh cười:
- Ủa, chứ mình đi ăn giỗ mà. Yên trí.
Mười giờ sáng, ba ghe chúng tôi tấp vào bờ ruộng. Nơi đây có một căn nhà lá bỏ hoang. Có thể một gia đình nào đó đi làm ruộng, để trực tiếp sản xuất nhưng chịu đói không thấu đã bán xới về thành phố. Chẳng ai còn ngạc nhiên vì một chuyện như vậy.
Khi bộ đội lếch thếch vào Sài Gòn, dù thế nào dân Việt cũng thở phào "Thế là hết súng đạn!" Họ tính đến tương lai hòa bình. Nhà nước hết lời cổ võ về đồng ruộng trực tiếp sản xuất, xây dựng đất nước. Hợp lý quá nhất là đối với những ai đã phải bỏ về thành phố trước đây để né tránh bom đạn. Rất nhiều gia đình ở thành phố bán nhà bán cửa gom góp vốn liếng về quê.
Thực tế đã phản lại giấc mơ nhỏ bé của họ. Hạt giống mua không ra. Phân bón chính thức không có, mua ở ngoài đắt gấp mười lần. Chế độ không biết gì ngoài việc đo ruộng, đánh thuế. Họ không được đảng và nhà nước nâng đỡ lại còn bị thiên tai liên tiếp 3 năm qua, lúc thì hạn hán, lúc thì mưa lũ. Cơm không có ăn, áo không có mặc, ốm đau không thuốc men, học hành là chuyện xa vời. Họ đành trở lại thành phố bất chấp mọi hậu quả. Những nạn nhân này trở thành kẻ sống bên lề xã hội vì thiếu giấy tờ cư trú hợp lệ. Họ không có nhà nên phải ngủ lề đường, hè phố. Họ không được phép mua thực phẩm nên phải xoay sở, bữa có bữa không. Vốn là những người hiền lương chất phác, họ bị chế độ đẩy vào cuộc sống ngoài vòng pháp luật, bất lương, trộm cắp đủ nghề. Thành phố Sài Gòn tràn ngập người ngủ đường. Tối tối, người ngủ hàng ngang dãy dọc ở nhà ga xe lửa, dọc theo các đường phố Lê Thánh Tôn, Gia Long, Công Lý, Tự Do... Thỉnh thoảng công an lại bố ráp, đem xe cây đến xúc họ vất vào một vùng hẻo lánh nào đó để "trực tiếp sản xuất". Nhưng họ lại trốn về Sài Gòn vì chỉ ở đây, dù có đói khổ nhưng không chết. Họ không sợ hãi vì họ không còn gì để giữ gìn. Họ nay như con thú hoang, lòng rỗng, chỉ mong có gì nhét vào cái dạ dày lép là đủ.
Chúng tôi vào trong căn lều trống nấu cơm ăn. Tôi để anh Tư Nhiễn và Bằng nhúm lửa, nhờ chị Lan, chị Điển dọn sạch căn lều và tôi đi về phiá sau xem xét. Cỏ tranh mọc kín một vùng lớn. Không một bóng người, ngoài dăm ba con cò trắng chao đi chao lại. Tôi tạm yên tâm trở vào. Tư Nhiễn có lẽ đã lấy lại phong độ ngày nào, vui vẻ bông lơn với trẻ con. Anh đưa tụi nó đi bắt còng, tắm sông. Những gương mặt non dại bừng lên niềm thích thú. Cái gì đối với chúng cũng mới lạ.
- Con gì đây, chú Thiệp?
- Con cua.
- Sai. Bác Tư bảo con còng.
- Con còng và con cua khác nhau làm sao?
- Con còng nhỏ, con cua lớn.
- Con này lớn sao lại là con còng?
- Các cháu đừng làm chú điên đầu. Cu Tí ra nói với mẹ: - Chú Thiệp không biết gì hết trơn. Tôi nhìn Oanh lắc đầu. Cô bé cười hỏi:
- Sao chú lắc đầu?
- Cháu trắng quá. Cháu đẹp thế này, lỡ công an hỏi chú biết nói làm sao. Đi ăn giỗ sao lại quờ quạng ở đây. Anh Tư Nhiễn nhìn tôi nhăn:
- Sao gì ông cũng sợ vậy. Nó hỏi thì mình bảo đi Phước Hòa, bây giờ nước lớn phải táp vô mé chờ nước ròng. Sợ quái gì. Giờ này tôi hết sợ rồi. Quả tình tôi cũng không biết xoay sở ra sao nếu đụng độ du kích. Ghe nào trông cũng có vẻ ghe địch cả. Hồi sáng một ghe tuần của bộ đội đã lướt ngang tụi tôi, ngó ngó rồi bỏ đi luôn làm mọi người đứng tim. Thôi đành vậy. Nắng mỗi lúc một nhạt. Con chim bói cá đậu trên ngọn chà là nghiêng đầu nhìn xuống sông rình rập và như một mũi tên, nó lao vào mặt nước nhấp nhô. Cảnh thật thanh bình nhưng tâm hồn tôi xao động. Anh Tư Nhiễn nghĩ xa đi nấu một nồi cơm lớn nhưng lúc đó chẳng ai ăn một miếng. Chúng tôi phập phồng cho chiếc ghe của Thái. Năm giờ cũng lại anh Tư Nhiễn phát giác đầu tiên khi chiếc ghe cách xa chúng tôi cả cây số. Anh la nhỏ:
- “Nó tới!”. Chúng tôi tản xuống ba ghe tách bến. Nửa giờ sau, lai một vụ ráp nối nữa diễn ra trên sông. Tháng này trời mau tối. Độ nửa giờ đã không nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi chuyển hết đàn bà trẻ con sang chiếc ghe lớn để họ nằm trong khoang kín. Tôi cũng nhảy qua ghe lớn họp với ông Thông và anh Bé. Ông Thông kể:
- Ở Phú Xuân, tụi tôi bí quá. Xuống chỗ ghe đậu không được vì quá nguy hiểm. Đành xuống bến chợ. Trời đất, ông nghĩ lũ lượt mười lăm người lớn bé xếp hàng trèo xuống ghe có sợ không? Chắc là có gì che mắt tụi nó chứ không thì chết cả lũ. Tôi bảo:
- Mình làm vụ này hoàn toàn dựa vào yếu tố bất ngờ. Công an mật vụ không nghĩ mình khơi khơi vượt biển trước mặt tụi nó. Chuyện đó qua rồi, nhưng còn từ giờ tới đêm nữa. Tôi trình bày kế hoạch dự trù. Đến ngã tư Bàn Thạch 10 giờ đêm. Đón đám ở rừng và đi moi dầu lên. Một giờ sáng đi ra bãi cát vàng để gặp Chiến. Chiến hẹn sẽ chờ tối đa là đến 3 giờ sáng. Ông Thông hỏi:
- Lỡ ra không gặp anh Chiến thì sao?
- Thì về, ông đừng sợ. Hẳn là ông Thông sợ, nhưng đâu chỉ mình ông. Tôi cũng sợ và chắc mọi người đều sợ. Ai nấy cố thu mình thật nhỏ và im lặng. Những chiếc ghe chài lưới đang hành nghề nhấp nháy đèn sáng. Đoàn ghe kéo nhau đi hiên ngang như bất cứ đoàn ghe nào. Sóng nước rì rào. Tôi được ông Thông cho một cục kẹo thật ngon. Ông nói nhỏ:
- Kẹo cũ còn lại, tôi để dành mãi.
Đến khúc sông lớn rẽ vào ngã tư Bàn Thạch, gió nổi dữ đội và sóng lắc các ghe nhỏ như muốn lật. Một chiếc mũ lá bị thổi bay xuống sông suýt chút nữa cuốn luôn hai người đang run lập cập. Chú bé con chị Điển khóc ré lên. Tụi nhỏ đã được uống Phenergan pha trong sữa và nửa viên Valium. Lý ra chú bé phải ngủ say, không hiểu chú mơ thấy gì mà khóc. Tôi dọa chị Điển:
- Chị lo dỗ nó, lát nữa tới chỗ nguy hiểm mà nó khóc, tôi quăng hai mẹ con xuống sông.
Chị Điển im lặng vỗ về đứa nhỏ. Khi đến điểm hẹn ở một ngã tư Bàn Thạch, đoàn ghe neo lại. Tôi và Tư Nhiễn lấy ghe nhỏ đi đón người. Họ ở sâu trong một lạch nhỏ. Đêm khuya, những chiếc ghe củi nằm im lìm hai bên bờ. Thỉnh thoảng từ trong ghe có tiếng ho khan vọng ra. Tôi và anh Tư cố chèo thật êm. Vào sâu trong lạch, nước cạn, ghe không đi được nữa. Tư Nhiễn ngưng chèo. Anh im lặng quan sát rồi nói nhỏ với tôi:
- Đúng lạch này. Cây chà là ở chỗ kia. Tụi nó ở đâu hè? Tôi nhìn anh lo lắng.
Rừng Sát như người muôn mặt. Thủy triều lên, chỗ nào cũng chỉ thấy nước, thủy triều xuống, lạch trơ bùn, sông cạn còn một nửa. Địa thế không lúc nào giống lúc nào. Hay Tư Nhiễn lầm? Chung quanh tôi vắng lặng. Không khí mang vẻ đe dọa. Những cây chà là đen thẫm trong bóng đêm im lặng hoàn toàn. Tư Nhiễn cắm cây chèo xuống, cột ghe. Tôi hiểu ngay, cùng anh đi xuống. Bùn ngập ngang đùi rất khó đi. Hai đứa bì bõm lội. Anh em tôi đâu? Độ nửa tiếng tôi thở dốc. Anh Tư đã lội lên phía cao tìm tôi. Tôi không biết xoay sở thế nào nữa. "ì, ì, ì" Tôi nghe ngay ra giọng anh Tư và cố lắng nghe tiếng đáp lại. Giọng hú của anh ầm vang trầm đi thật xa nhưng không lời đáp. Tôi tiếp tục bì bõm, bùn non lên đầy người, tôi ngã lên ngã xuống và lạnh run. Không lẽ họ bị rồi? Nếu bị thì khi tôi mò vào, khó thoát. Lòng rối như tơ vò. Tôi thấy mình bơ vơ giữa đêm đen. Tôi nghe một tiếng hú nữa. Không nghe đáp lại. Một lát nghe anh Tư hét lớn: "Liễng ới ời..." Tôi bật cười, dù không có gì đáng cười trong hoàn cảnh này. Tôi nhớ đến lúc bị bỏ quên ở Phú Xuân và cũng hét lớn như anh Tư. Vậy là bất chấp rồi còn gì. Tôi suy nghĩ rồi quay lại chỗ cột ghe. Đành vậy. Tư Nhiễn cũng trở lại. Hai đứa nhìn nhau lo lắng. Tôi hỏi:
- Có chắc lạch này không?
- Chắc mà! Chỗ này tôi thuộc như nhà tôi vậy.
Tụi nó phải hiểu rằng tối nay mình đón. Nước ròng cạn thì phải chèo ra ngoài lạch chứ. Kỳ quá. Tôi quyết định trở ra gặp Thái. Thái cho hay du kích vừa hỏi. Tim tôi như đứng lại khi không thấy chiếc ghe F-4 đâu và lắc lắc đầu ra hiệu. Thái cho hay tôi và Tư Nhiễn đi lâu quá nên Cang và anh Tâm đã đi đón những người kia. Họ tưởng tôi và anh Tư đã bị rắc rối.
- Thế du kích không xét thuyền à?
- May quá, chúng nó nhìn vào chiếc ghe nhỏ thấy hai người đang tát nước nên không xét. Thái nhảy sang ghe tôi và chúng tôi quyết định cứ moi dầu lên đã rồi tính sau. Nước mỗi lúc mỗi lên. Tôi nhìn. Gần một giờ sáng. Có thể Chiến đã ra điểm hẹn. Chúng tôi cho máy đuôi tôm nổ và kéo hết ga. Tiếng nổ tức tốc vang động đêm khuya. Đến bụi cây dấu dầu. chúng tôi quan sát. Vắng hoe. Tôi và anh Tư nhảy xuống mò và tìm thấy ngay. Mừng quá, tôi quên cả lạnh, hụp lên hụp xuống cố moi từng thùng dầu chôn dưới bùn. Thái đứng trên ghe luôn mồm giục. Khi thấy thùng chót đã moi lên. tôi lấy manh chiếu cói phủ hết ghe và trở lại. Dầu sao thì cũng tạm yên tâm một phía và khi về đến nơi, tôi nhìn thấy chiếc ghe F-4 cột cạnh ghe ông Thông. Điển ló đầu khỏi tấm ván phủ ngụy trang ngó tôi, cười nói khẽ:
- Khá lắm.
Tôi cười lại: - Còn gay lắm. Bấy giờ đã hai giờ sáng. Tôi ra lệnh nhổ neo. Nước lên nên chúng tôi ngược sóng. Mặc dầu Thái đã kéo hết ga, tôi vẫn thấy chậm. Đoạn đường còn lại, đi nhanh cũng mất 45 phút. Thấy tôi run lập cập, anh Tư đưa tôi một điếu thuốc đốt sẵn. Hơi thuốc đắng nhưng làm nóng người. Tôi yên lặng kéo từng hơi dài, đầu óc trống rỗng. Đứa bé con chị Điển ré lên nhưng tiếng ré bị chận ngang. Chắc nó bị bịt miệng. Tôi nhớ đến những câu chuyện đã xẩy ra mà rùng mình. Đã có những người trưởng đoàn nghiến răng bóp cổ đứa bé đến tắt thở trước mặt người mẹ. Vì an toàn cho cả đoàn, người mẹ đành nhìn con chết không ta thán. Liệu tôi có dám? Tư Nhiễn huýt tôi nói nhỏ "Thấy rồi". Thuyền của Chiến đậu giữa ngã ba.
Sau này anh thuật lại đã chờ từ đúng một giờ sáng. Đến ba giờ không thấy chúng tôi, anh sửa soạn nhổ neo thì đoàn ghe mới ló dạng. Anh nói "các anh trễ năm phút thì tôi đi. Neo lâu quá e nguy hiểm". Bất chấp mọi tính toán, chúng tôi cập ngay vào thuyền lớn. Tôi, Tư Nhiễn và Thái lo chuyển dầu. Những người khác lo đưa đồ đạc, đàn bà và trẻ thơ lên các khoang phía trước. Giọng Chiến như rít giữa hàm răng "Lẹ lên! Chết cả đám bây giờ". Ai nấy đều quýnh. Bà Thông bị ôm ngang eo ếch dúi xuống khoang. Ai kiếm được chỗ nào cũng chui tuốt vào. Có lẽ chỉ độ vài phút, Chiến đã nổ máy. Thuyền rung mạnh và hướng mũi ra cửa. Tôi ở trong hầm máy nhìn ra. Trời đã lờ mờ sáng. Phía trên boong thì chỉ có Chiến anh Bé và Nghi. Mọi người ngồi, nằm chồng lên nhau co rút trong ba khoang thuyền nhỏ hẹp.
Thuyền dài 11 thước, ngang 3 thước, quá nhỏ để chở 48 người. Mùi dầu xông lên nồng nặc trong khoang máy. Hơi máy tỏa ra hừng hực. Chỉ một lát người tôi ướt đẫm mồ hôi. Ngó sang cạnh, Hiệu đang gục xuống ói mửa. Tùng, Đàn mặt xanh như tàu lá hỏi tôi:
- Anh có dầu cù là không? Tôi an ủi:
- Cố lên! Một lát nữa lên trên khỏe ngay. Chiếc thuyền chồm lên hụp xuống theo con sóng, làm đổ ngả nghiêng mọi thứ trong khoang. Dạ dày tôi bóp thắt. Tôi cố dằn. Chiến ngó xuống hỏi tôi:
- Thiếu ai không?
- Đủ cả. Trong này ngộp quá thở không được.
- Ráng mà thở. Lên trên này sao được. Nó có ống nhòm, thấy quá ba người trên ghe phiền lắm. Tôi ráng thở và mồ hôi túa ra. Đàn năn nỉ:
- Cho em lên một tí thôi. Em sắp xỉu.
- Không. Con thuyền vẫn nhảy sóng, nhồi tụi tôi như nhồi bông. Chiến lại thò đầu xuống bảo:
- Sắp qua đèn phao Cần Giờ, chỗ này đáng sợ nhất. Các ông đừng có thò đầu ra. Chết cả đám.
- Yên trí, biển động hả. Có PCF ở đó không?
- Không. Biển hơi động. Tí nữa là êm liền. Chiến đã nói dối cho tôi yên lòng.
Biển hôm đó động dữ dội. Bình thường tại đèn phao Cần Giờ, lực lượng công an biên phòng neo một chiếc PCF tức nôm na gọi là tàu đổ bộ, tàu há mồm. Một tháng trước đây, một đám bạn bè chúng tôi đã bị chặn bắt tại chỗ này. Người trưởng đoàn nhảy xuống biển tự tử cùng với người tài công lái ghe. Tôi nhớ đến khẩu súng Colt 45 Chiến đưa tôi. Hai đứa đã đồng ý nếu bị bắt sẽ tự tử. Nhưng tôi đã vứt khẩu súng đi theo lời khuyên của ông Thông. Kinh nghiệm cho thấy có súng nhỏ đã không làm nên trò trống gì mà chỉ gây rắc rối cho người khác. Đúng lúc đó, Chiến hỏi vọng xuống:
- Qua đèn đó, khẩu súng đâu? Tôi ậm ừ
-Rơi mất lúc nãy rồi. Tôi nghe anh chửi thề. Đành vậy. Nếu cần nhảy xuống biển cũng chết. Tôi nhớ những chuyện xảy ra ở ngay chỗ này. Một ghe vượt biển bị va đá ngầm, 34 người chết còn 4 người. Một vụ khác 27 người. Đúng là cửa chết. Từ khoang máy nhìn ra, tôi thấy chiếc đèn pha nhấp nháy. Tiếng Chiến vọng xuống.
- Có tầu đổ bộ, đừng có nhô lên. Hiệu đang ôm bụng cũng ngước nhìn tôi. Tùng, Đàn cũng ngóc lên lo lắng. Tôi xua tay. Sau này kiểm điểm lại, mọi người đi đến kết luận rằng tàu địch đã không thèm chặn tụi tôi vì biển động dữ quá. Có thể chúng nghĩ với chiếc thuyền tí teo, tụi tôi chỉ làm mồi cho cá. Thuyền vẫn lắc dữ dội, chồm lên thật cao rồi lại hụp xuống. Người tôi bải hoải. Thấy Chiến cúi xuống, tôi thều thào:
- Cho lên không chết.
Nghĩ ngợi một lát, anh đưa tay kéo tôi lên và bảo ba người kia cùng lên.
Tối hôm qua đã dặn đi dặn lại phải ngồi gần bến xe, sao lại đút đầu hết vào chỗ đầy rẫy công an như vậy? Tôi im lặng ăn tiếp tô bún. Trụ sở công an trước mặt nhớp nhếch tường vôi lở, mái ngói rêu đen xẫm đầy vẻ chết chóc. Những tên công an quần xà lỏn cầm ca chạy tới chạy lui có vẻ đi đánh răng hay kiếm nước sôi pha cà phê. Hàng rào kẽm gai từ bao đời vẫn như vậy. Thật là tiện. Chế độ được thừa hưởng trọn vẹn những cơ sở cũ của "ngụy" và tôi nhớ đến Đỗ Phủ:
“Lâu đài đệ trạch giai tân chủ
Văn vũ y quan dị tích thì”
Lâu đài nhà cửa nay chủ mới.
Mũ mão xênh xang khác lúc xưa.
Đỗ Phủ dù là thi hào nhưng lúc này có lẽ cũng không bằng Tư Nhiễn đối với tôi. Anh lừ đừ đi vào tiệm, kéo ghế gọi một cái xây chừng. Uống xong, anh thản nhiên đi ra, lẫn vào đám đông trong chợ. Tôi gọi trả tiền, theo hút anh:
- Xong chưa?
- Rồi, ghe ở dưới cầu. Đợi tôi mua ít đồ ăn đã. Hai đứa tôi mà cả, cò kè và ôm một lô rau cải, cà chua ra khỏi chợ. Tôi hất đầu ra hiệu. Bà Lan, bà Chiến, bà Điển lũ lượt kéo nhau ra như đi hội.
Trước hoàn cảnh đó. Tư Nhiễn lanh trí nói bô bô:
- Ha, về chú Tư chơi nghen. Và anh đưa cánh tay gân guốc bế đứa con anh Chiến:
- Cười coi nào. Xuống ghe về chú Tư ăn cơm cá chịu không? Chú bé toét miệng cười. Tôi dắt đứa con chị Lan trong khi anh Hoài bế đứa con anh Điển. Tôi cũng giả lả:
- Cha, đông đủ. Mua thêm bánh mì về ăn cà ri mới đủ đa. Mấy người lận. Anh Tám ở ngách nào chui ra chẳng rõ góp tiếng:
- Đủ rồi anh Sáu. Đi không kẻo nước lên không qua được vàm, trễ đa.
Nếu có anh cớm nào tò mò thì sẽ phải hiểu tụi tôi đi ăn giỗ, nhất là chị Điển, tay ôm ba thẻ hương. Chị cho hay có khấn hễ ra tới biển sẽ đốt hương tạ trời! Tôi lao xuống nước ghìm chiếc ghe tam bản sát bờ. Anh Tám tiếp tay tôi giúp trẻ và các bà lên. Chắc trông họ có vẻ lúng túng nên hai ba chiếc thuyền cạnh đó nhiều người nhô đầu lên ngó. Nhưng Tư Nhiễn nhanh như cắt, vừa thấy người chót lên là anh xô ghe ra. Ba phút sau chiếc ghe trôi từ từ ở giữa sông. Tôi đứng mũi, cầm chèo, chèo. Từ phía bên kia sông hai chiếc thuyền nhỏ khác lừ lừ tách bến. Như cảnh ráp vệ tinh trên không gian, tôi chụp vội chiếc dây của Cang vứt cho, ghìm chặt. Cang chui vào trong, cho chiếc máy F-4 nổ và chúng tôi lao vào sông lớn.
Nhẹ người. Tôi đếm. Trời đất. Mười một mạng già trẻ trên ghe tam bản tí teo. Bằng, Tùng, Bình và cô bé Oanh ló đầu ra toét miệng cười với tôi. Tôi cười lại nhưng lòng tôi không yên. Còn quá nhiều bất trắc trước mặt. Theo kế hoạch thì 5 giờ chiều, ghe của Thái, Chính mới gặp ghe tôi tại ngã ba Đồng Tranh. Chúng tôi đi sớm như vậy vì thuyền ghe quá nhỏ không thể qua vàm Phú Xuân lúc nước ngược được. Tôi hỏi Tư Nhiễn.
- Mình làm gì từ giờ cho đến 5 giờ chiều? Anh cười:
- Ủa, chứ mình đi ăn giỗ mà. Yên trí.
Mười giờ sáng, ba ghe chúng tôi tấp vào bờ ruộng. Nơi đây có một căn nhà lá bỏ hoang. Có thể một gia đình nào đó đi làm ruộng, để trực tiếp sản xuất nhưng chịu đói không thấu đã bán xới về thành phố. Chẳng ai còn ngạc nhiên vì một chuyện như vậy.
Khi bộ đội lếch thếch vào Sài Gòn, dù thế nào dân Việt cũng thở phào "Thế là hết súng đạn!" Họ tính đến tương lai hòa bình. Nhà nước hết lời cổ võ về đồng ruộng trực tiếp sản xuất, xây dựng đất nước. Hợp lý quá nhất là đối với những ai đã phải bỏ về thành phố trước đây để né tránh bom đạn. Rất nhiều gia đình ở thành phố bán nhà bán cửa gom góp vốn liếng về quê.
Thực tế đã phản lại giấc mơ nhỏ bé của họ. Hạt giống mua không ra. Phân bón chính thức không có, mua ở ngoài đắt gấp mười lần. Chế độ không biết gì ngoài việc đo ruộng, đánh thuế. Họ không được đảng và nhà nước nâng đỡ lại còn bị thiên tai liên tiếp 3 năm qua, lúc thì hạn hán, lúc thì mưa lũ. Cơm không có ăn, áo không có mặc, ốm đau không thuốc men, học hành là chuyện xa vời. Họ đành trở lại thành phố bất chấp mọi hậu quả. Những nạn nhân này trở thành kẻ sống bên lề xã hội vì thiếu giấy tờ cư trú hợp lệ. Họ không có nhà nên phải ngủ lề đường, hè phố. Họ không được phép mua thực phẩm nên phải xoay sở, bữa có bữa không. Vốn là những người hiền lương chất phác, họ bị chế độ đẩy vào cuộc sống ngoài vòng pháp luật, bất lương, trộm cắp đủ nghề. Thành phố Sài Gòn tràn ngập người ngủ đường. Tối tối, người ngủ hàng ngang dãy dọc ở nhà ga xe lửa, dọc theo các đường phố Lê Thánh Tôn, Gia Long, Công Lý, Tự Do... Thỉnh thoảng công an lại bố ráp, đem xe cây đến xúc họ vất vào một vùng hẻo lánh nào đó để "trực tiếp sản xuất". Nhưng họ lại trốn về Sài Gòn vì chỉ ở đây, dù có đói khổ nhưng không chết. Họ không sợ hãi vì họ không còn gì để giữ gìn. Họ nay như con thú hoang, lòng rỗng, chỉ mong có gì nhét vào cái dạ dày lép là đủ.
Chúng tôi vào trong căn lều trống nấu cơm ăn. Tôi để anh Tư Nhiễn và Bằng nhúm lửa, nhờ chị Lan, chị Điển dọn sạch căn lều và tôi đi về phiá sau xem xét. Cỏ tranh mọc kín một vùng lớn. Không một bóng người, ngoài dăm ba con cò trắng chao đi chao lại. Tôi tạm yên tâm trở vào. Tư Nhiễn có lẽ đã lấy lại phong độ ngày nào, vui vẻ bông lơn với trẻ con. Anh đưa tụi nó đi bắt còng, tắm sông. Những gương mặt non dại bừng lên niềm thích thú. Cái gì đối với chúng cũng mới lạ.
- Con gì đây, chú Thiệp?
- Con cua.
- Sai. Bác Tư bảo con còng.
- Con còng và con cua khác nhau làm sao?
- Con còng nhỏ, con cua lớn.
- Con này lớn sao lại là con còng?
- Các cháu đừng làm chú điên đầu. Cu Tí ra nói với mẹ: - Chú Thiệp không biết gì hết trơn. Tôi nhìn Oanh lắc đầu. Cô bé cười hỏi:
- Sao chú lắc đầu?
- Cháu trắng quá. Cháu đẹp thế này, lỡ công an hỏi chú biết nói làm sao. Đi ăn giỗ sao lại quờ quạng ở đây. Anh Tư Nhiễn nhìn tôi nhăn:
- Sao gì ông cũng sợ vậy. Nó hỏi thì mình bảo đi Phước Hòa, bây giờ nước lớn phải táp vô mé chờ nước ròng. Sợ quái gì. Giờ này tôi hết sợ rồi. Quả tình tôi cũng không biết xoay sở ra sao nếu đụng độ du kích. Ghe nào trông cũng có vẻ ghe địch cả. Hồi sáng một ghe tuần của bộ đội đã lướt ngang tụi tôi, ngó ngó rồi bỏ đi luôn làm mọi người đứng tim. Thôi đành vậy. Nắng mỗi lúc một nhạt. Con chim bói cá đậu trên ngọn chà là nghiêng đầu nhìn xuống sông rình rập và như một mũi tên, nó lao vào mặt nước nhấp nhô. Cảnh thật thanh bình nhưng tâm hồn tôi xao động. Anh Tư Nhiễn nghĩ xa đi nấu một nồi cơm lớn nhưng lúc đó chẳng ai ăn một miếng. Chúng tôi phập phồng cho chiếc ghe của Thái. Năm giờ cũng lại anh Tư Nhiễn phát giác đầu tiên khi chiếc ghe cách xa chúng tôi cả cây số. Anh la nhỏ:
- “Nó tới!”. Chúng tôi tản xuống ba ghe tách bến. Nửa giờ sau, lai một vụ ráp nối nữa diễn ra trên sông. Tháng này trời mau tối. Độ nửa giờ đã không nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi chuyển hết đàn bà trẻ con sang chiếc ghe lớn để họ nằm trong khoang kín. Tôi cũng nhảy qua ghe lớn họp với ông Thông và anh Bé. Ông Thông kể:
- Ở Phú Xuân, tụi tôi bí quá. Xuống chỗ ghe đậu không được vì quá nguy hiểm. Đành xuống bến chợ. Trời đất, ông nghĩ lũ lượt mười lăm người lớn bé xếp hàng trèo xuống ghe có sợ không? Chắc là có gì che mắt tụi nó chứ không thì chết cả lũ. Tôi bảo:
- Mình làm vụ này hoàn toàn dựa vào yếu tố bất ngờ. Công an mật vụ không nghĩ mình khơi khơi vượt biển trước mặt tụi nó. Chuyện đó qua rồi, nhưng còn từ giờ tới đêm nữa. Tôi trình bày kế hoạch dự trù. Đến ngã tư Bàn Thạch 10 giờ đêm. Đón đám ở rừng và đi moi dầu lên. Một giờ sáng đi ra bãi cát vàng để gặp Chiến. Chiến hẹn sẽ chờ tối đa là đến 3 giờ sáng. Ông Thông hỏi:
- Lỡ ra không gặp anh Chiến thì sao?
- Thì về, ông đừng sợ. Hẳn là ông Thông sợ, nhưng đâu chỉ mình ông. Tôi cũng sợ và chắc mọi người đều sợ. Ai nấy cố thu mình thật nhỏ và im lặng. Những chiếc ghe chài lưới đang hành nghề nhấp nháy đèn sáng. Đoàn ghe kéo nhau đi hiên ngang như bất cứ đoàn ghe nào. Sóng nước rì rào. Tôi được ông Thông cho một cục kẹo thật ngon. Ông nói nhỏ:
- Kẹo cũ còn lại, tôi để dành mãi.
Đến khúc sông lớn rẽ vào ngã tư Bàn Thạch, gió nổi dữ đội và sóng lắc các ghe nhỏ như muốn lật. Một chiếc mũ lá bị thổi bay xuống sông suýt chút nữa cuốn luôn hai người đang run lập cập. Chú bé con chị Điển khóc ré lên. Tụi nhỏ đã được uống Phenergan pha trong sữa và nửa viên Valium. Lý ra chú bé phải ngủ say, không hiểu chú mơ thấy gì mà khóc. Tôi dọa chị Điển:
- Chị lo dỗ nó, lát nữa tới chỗ nguy hiểm mà nó khóc, tôi quăng hai mẹ con xuống sông.
Chị Điển im lặng vỗ về đứa nhỏ. Khi đến điểm hẹn ở một ngã tư Bàn Thạch, đoàn ghe neo lại. Tôi và Tư Nhiễn lấy ghe nhỏ đi đón người. Họ ở sâu trong một lạch nhỏ. Đêm khuya, những chiếc ghe củi nằm im lìm hai bên bờ. Thỉnh thoảng từ trong ghe có tiếng ho khan vọng ra. Tôi và anh Tư cố chèo thật êm. Vào sâu trong lạch, nước cạn, ghe không đi được nữa. Tư Nhiễn ngưng chèo. Anh im lặng quan sát rồi nói nhỏ với tôi:
- Đúng lạch này. Cây chà là ở chỗ kia. Tụi nó ở đâu hè? Tôi nhìn anh lo lắng.
Rừng Sát như người muôn mặt. Thủy triều lên, chỗ nào cũng chỉ thấy nước, thủy triều xuống, lạch trơ bùn, sông cạn còn một nửa. Địa thế không lúc nào giống lúc nào. Hay Tư Nhiễn lầm? Chung quanh tôi vắng lặng. Không khí mang vẻ đe dọa. Những cây chà là đen thẫm trong bóng đêm im lặng hoàn toàn. Tư Nhiễn cắm cây chèo xuống, cột ghe. Tôi hiểu ngay, cùng anh đi xuống. Bùn ngập ngang đùi rất khó đi. Hai đứa bì bõm lội. Anh em tôi đâu? Độ nửa tiếng tôi thở dốc. Anh Tư đã lội lên phía cao tìm tôi. Tôi không biết xoay sở thế nào nữa. "ì, ì, ì" Tôi nghe ngay ra giọng anh Tư và cố lắng nghe tiếng đáp lại. Giọng hú của anh ầm vang trầm đi thật xa nhưng không lời đáp. Tôi tiếp tục bì bõm, bùn non lên đầy người, tôi ngã lên ngã xuống và lạnh run. Không lẽ họ bị rồi? Nếu bị thì khi tôi mò vào, khó thoát. Lòng rối như tơ vò. Tôi thấy mình bơ vơ giữa đêm đen. Tôi nghe một tiếng hú nữa. Không nghe đáp lại. Một lát nghe anh Tư hét lớn: "Liễng ới ời..." Tôi bật cười, dù không có gì đáng cười trong hoàn cảnh này. Tôi nhớ đến lúc bị bỏ quên ở Phú Xuân và cũng hét lớn như anh Tư. Vậy là bất chấp rồi còn gì. Tôi suy nghĩ rồi quay lại chỗ cột ghe. Đành vậy. Tư Nhiễn cũng trở lại. Hai đứa nhìn nhau lo lắng. Tôi hỏi:
- Có chắc lạch này không?
- Chắc mà! Chỗ này tôi thuộc như nhà tôi vậy.
Tụi nó phải hiểu rằng tối nay mình đón. Nước ròng cạn thì phải chèo ra ngoài lạch chứ. Kỳ quá. Tôi quyết định trở ra gặp Thái. Thái cho hay du kích vừa hỏi. Tim tôi như đứng lại khi không thấy chiếc ghe F-4 đâu và lắc lắc đầu ra hiệu. Thái cho hay tôi và Tư Nhiễn đi lâu quá nên Cang và anh Tâm đã đi đón những người kia. Họ tưởng tôi và anh Tư đã bị rắc rối.
- Thế du kích không xét thuyền à?
- May quá, chúng nó nhìn vào chiếc ghe nhỏ thấy hai người đang tát nước nên không xét. Thái nhảy sang ghe tôi và chúng tôi quyết định cứ moi dầu lên đã rồi tính sau. Nước mỗi lúc mỗi lên. Tôi nhìn. Gần một giờ sáng. Có thể Chiến đã ra điểm hẹn. Chúng tôi cho máy đuôi tôm nổ và kéo hết ga. Tiếng nổ tức tốc vang động đêm khuya. Đến bụi cây dấu dầu. chúng tôi quan sát. Vắng hoe. Tôi và anh Tư nhảy xuống mò và tìm thấy ngay. Mừng quá, tôi quên cả lạnh, hụp lên hụp xuống cố moi từng thùng dầu chôn dưới bùn. Thái đứng trên ghe luôn mồm giục. Khi thấy thùng chót đã moi lên. tôi lấy manh chiếu cói phủ hết ghe và trở lại. Dầu sao thì cũng tạm yên tâm một phía và khi về đến nơi, tôi nhìn thấy chiếc ghe F-4 cột cạnh ghe ông Thông. Điển ló đầu khỏi tấm ván phủ ngụy trang ngó tôi, cười nói khẽ:
- Khá lắm.
Tôi cười lại: - Còn gay lắm. Bấy giờ đã hai giờ sáng. Tôi ra lệnh nhổ neo. Nước lên nên chúng tôi ngược sóng. Mặc dầu Thái đã kéo hết ga, tôi vẫn thấy chậm. Đoạn đường còn lại, đi nhanh cũng mất 45 phút. Thấy tôi run lập cập, anh Tư đưa tôi một điếu thuốc đốt sẵn. Hơi thuốc đắng nhưng làm nóng người. Tôi yên lặng kéo từng hơi dài, đầu óc trống rỗng. Đứa bé con chị Điển ré lên nhưng tiếng ré bị chận ngang. Chắc nó bị bịt miệng. Tôi nhớ đến những câu chuyện đã xẩy ra mà rùng mình. Đã có những người trưởng đoàn nghiến răng bóp cổ đứa bé đến tắt thở trước mặt người mẹ. Vì an toàn cho cả đoàn, người mẹ đành nhìn con chết không ta thán. Liệu tôi có dám? Tư Nhiễn huýt tôi nói nhỏ "Thấy rồi". Thuyền của Chiến đậu giữa ngã ba.
Sau này anh thuật lại đã chờ từ đúng một giờ sáng. Đến ba giờ không thấy chúng tôi, anh sửa soạn nhổ neo thì đoàn ghe mới ló dạng. Anh nói "các anh trễ năm phút thì tôi đi. Neo lâu quá e nguy hiểm". Bất chấp mọi tính toán, chúng tôi cập ngay vào thuyền lớn. Tôi, Tư Nhiễn và Thái lo chuyển dầu. Những người khác lo đưa đồ đạc, đàn bà và trẻ thơ lên các khoang phía trước. Giọng Chiến như rít giữa hàm răng "Lẹ lên! Chết cả đám bây giờ". Ai nấy đều quýnh. Bà Thông bị ôm ngang eo ếch dúi xuống khoang. Ai kiếm được chỗ nào cũng chui tuốt vào. Có lẽ chỉ độ vài phút, Chiến đã nổ máy. Thuyền rung mạnh và hướng mũi ra cửa. Tôi ở trong hầm máy nhìn ra. Trời đã lờ mờ sáng. Phía trên boong thì chỉ có Chiến anh Bé và Nghi. Mọi người ngồi, nằm chồng lên nhau co rút trong ba khoang thuyền nhỏ hẹp.
Thuyền dài 11 thước, ngang 3 thước, quá nhỏ để chở 48 người. Mùi dầu xông lên nồng nặc trong khoang máy. Hơi máy tỏa ra hừng hực. Chỉ một lát người tôi ướt đẫm mồ hôi. Ngó sang cạnh, Hiệu đang gục xuống ói mửa. Tùng, Đàn mặt xanh như tàu lá hỏi tôi:
- Anh có dầu cù là không? Tôi an ủi:
- Cố lên! Một lát nữa lên trên khỏe ngay. Chiếc thuyền chồm lên hụp xuống theo con sóng, làm đổ ngả nghiêng mọi thứ trong khoang. Dạ dày tôi bóp thắt. Tôi cố dằn. Chiến ngó xuống hỏi tôi:
- Thiếu ai không?
- Đủ cả. Trong này ngộp quá thở không được.
- Ráng mà thở. Lên trên này sao được. Nó có ống nhòm, thấy quá ba người trên ghe phiền lắm. Tôi ráng thở và mồ hôi túa ra. Đàn năn nỉ:
- Cho em lên một tí thôi. Em sắp xỉu.
- Không. Con thuyền vẫn nhảy sóng, nhồi tụi tôi như nhồi bông. Chiến lại thò đầu xuống bảo:
- Sắp qua đèn phao Cần Giờ, chỗ này đáng sợ nhất. Các ông đừng có thò đầu ra. Chết cả đám.
- Yên trí, biển động hả. Có PCF ở đó không?
- Không. Biển hơi động. Tí nữa là êm liền. Chiến đã nói dối cho tôi yên lòng.
Biển hôm đó động dữ dội. Bình thường tại đèn phao Cần Giờ, lực lượng công an biên phòng neo một chiếc PCF tức nôm na gọi là tàu đổ bộ, tàu há mồm. Một tháng trước đây, một đám bạn bè chúng tôi đã bị chặn bắt tại chỗ này. Người trưởng đoàn nhảy xuống biển tự tử cùng với người tài công lái ghe. Tôi nhớ đến khẩu súng Colt 45 Chiến đưa tôi. Hai đứa đã đồng ý nếu bị bắt sẽ tự tử. Nhưng tôi đã vứt khẩu súng đi theo lời khuyên của ông Thông. Kinh nghiệm cho thấy có súng nhỏ đã không làm nên trò trống gì mà chỉ gây rắc rối cho người khác. Đúng lúc đó, Chiến hỏi vọng xuống:
- Qua đèn đó, khẩu súng đâu? Tôi ậm ừ
-Rơi mất lúc nãy rồi. Tôi nghe anh chửi thề. Đành vậy. Nếu cần nhảy xuống biển cũng chết. Tôi nhớ những chuyện xảy ra ở ngay chỗ này. Một ghe vượt biển bị va đá ngầm, 34 người chết còn 4 người. Một vụ khác 27 người. Đúng là cửa chết. Từ khoang máy nhìn ra, tôi thấy chiếc đèn pha nhấp nháy. Tiếng Chiến vọng xuống.
- Có tầu đổ bộ, đừng có nhô lên. Hiệu đang ôm bụng cũng ngước nhìn tôi. Tùng, Đàn cũng ngóc lên lo lắng. Tôi xua tay. Sau này kiểm điểm lại, mọi người đi đến kết luận rằng tàu địch đã không thèm chặn tụi tôi vì biển động dữ quá. Có thể chúng nghĩ với chiếc thuyền tí teo, tụi tôi chỉ làm mồi cho cá. Thuyền vẫn lắc dữ dội, chồm lên thật cao rồi lại hụp xuống. Người tôi bải hoải. Thấy Chiến cúi xuống, tôi thều thào:
- Cho lên không chết.
Nghĩ ngợi một lát, anh đưa tay kéo tôi lên và bảo ba người kia cùng lên.
Ra khơi
Hơi gió biển ngọt ngào. Khí trời thơm tho. Bầu trời rạng sáng. Tôi nhìn lại phiá sau, Vũng Tàu lấp lánh sáng một vùng. "Vũng Tàu đó ông, bao giờ không thấy nữa mới thoát". Giã từ Việt Nam. Giã từ quê mẹ, quê cha. Giã từ Vũng Tàu, Bãi Trước, Bãi Sau, Ô Quắn, Roche Noir bãi cát vàng và hình ảnh những buổi nằm dài phơi nắng xa xưa. Biển xanh lơ.
Sóng lớn hơn thuyền. Anh Bé nói với tôi:
- Nếu số chúng mình không ăn mày thì có thể nói là thoát rồi. Từ phía sau, Thái bò tới. Anh bảo tôi:
- Cám ơn anh. Hiệu dù xanh rũ ra cũng góp:
- Hít thấy tự do rồi. Cám ơn toi nhiều. Khá lắm. Anh Bé cũng bày tỏ:
- Đương nhiên là khá. Tôi cười. Quá mệt. Cho tôi vào cabin nằm một chút. Chiến đỡ tôi ngả lưng xuống, tôi thiếp đi trong cơn sóng dữ. Mùi nồng nặc thấm dần vào khứu giác làm tôi tỉnh dậy. Tiếng anh Tám nói lớn:
- Cabin để cho đàn bà con nít. Đàn ông xuống các khoang mà nằm. Tôi ngồi nhổm dậy. Chung quanh tôi là những khuôn mặt bơ phờ, quần áo xốc xếch, đầu tóc tơi tả. Con thuyền vẫn bị nhồi dữ dội. Sóng bạc đầu phủ thuyền, ai nấy ướt loi nhoi. Mệt dữ, tôi cũng cố lết ra. Thái, Nam, Chánh đang chuyền nhau, bế từng đứa nhỏ dựa vào cabin, nơi tương đối nhất. Đó là một khoang rộng gần 2 thước, dài 3 thước. Cổ tôi đau, chân tôi rã, tay tôi không muốn cất lên. Ông Thông nằm cạnh đó thiêm thiếp. Chị Điển, chị Chiến được dìu vào. Rồi trẻ thơ, Bi, Ti, rồi các cô Oanh, Ánh Mai... Ai cũng nhìn tôi gật. Tôi gật lại rồi chui ra ngoài hỏi:
- Anh Phúc đâu? Điển đâu?
- Gục hết, ói tới mật xanh, mật vàng. Trời mưa nhỏ, lạnh run. Tôi hỏi anh Bé:
- Xa chưa anh.
- Chưa đủ xa, nhưng không lo. Biển như thế này, chẳng có ma nào đâu mà sợ. Theo tôi ước tính thì sóng cấp bẩy. - Vậy là bão à?
- Bão nhỏ.
Mò mẫm ra phía trước, tôi ngó vào từng khoang. Anh em tôi, bạn bè tôi đầy đủ. Mặc dù bị say sóng ngất ngư, họ đều cười với tôi. Thuốc chống say sóng Vomitop chẳng ăn nhằm gì. Đến khoang mui tôi ngó vào. Anh Phúc và Bằng nằm co.
- Khá không?
- Được thế này là phép lạ. Đúng là phép lạ.
- Ơ, sao ông không khen tôi giỏi?
- Tất nhiên là giỏi nhưng đúng là phép lạ. Có trời. Có trời. Khi mọi người đã được xếp để có một chỗ ngồi xong, tôi kiếm Chánh.
- Gạo, nước ra sao?
- Bi thảm Đông Dương. Sóng đánh văng mất một khạp nước. Một khạp bị nghiêng, đổ ra ngoài một nửa. Đồ ăn bỏ lại bên ghe nhỏ mất một nửa. Mì vụn, bánh mì khô không đem đi được. Sữa thì đủ.
- Sao vậy?
- Anh Chiến giục quá xá, ai cũng mất tinh thần hết. Nội dìu được đám đàn bà con nít lên là hết xí quách. Biết làm sao bây giờ, tôi gọi Thái lên thảo luận. Quyết định hạn chế đồ ăn thức uống ngay từ bây giờ. Thái cười bảo:
- Anh yên chí. Chưa mạng nào ăn nổi đâu. Ói tùm lum. Trời mưa nên chưa ai uống nước. Giữa lúc đó, Chiến hét lớn ở phiá sau:
- Có ghe bộ đội
Phía trái chúng tôi, một chiếc ghe nhấp nhô đang đi xéo so với đường của chúng tôi. Tôi tới hỏi anh Bé:
- Phải tụi nó không?
- Có lẽ. Nếu là ghe chài lưới, biển cỡ này họ không đi nghề. Nếu đang ở biển thì họ hướng mũi đi vào. Anh đừng sợ, nó ở xa rượt mình không nổi. Nó cũng chạy cỡ mình. Mọi người im lặng nhìn đối phương cũng đang trồi lên hụp xuống giữa những đợt sóng bạc đầu. Nếu nó chặn được mình thì sao. Tôi xua khỏi đầu ý nghĩ đó và có lẽ đúng như anh Bé tiên liệu, khoảng cách giữa hai bên vẫn giữ ở mức cũ. Độ hơn một giờ sau, chiếc thuyền địch quay mũi về hướng khác.
Biển vẫn động dữ dội. Tư Nhiễn tìm tới hỏi tôi có muốn ăn gì không, tôi lắc đầu. Mưa vẫn rơi, ai nấy ướt như chuột lột. Mọi di chuyển trên ghe đều vô cùng nguy hiểm vì thuyền nhồi quá mức tưởng tượng. Khi bò lên phía mũi, tôi bị một cơn sóng hất xuống biển. May nhờ cẩn thận, tôi nắm một sợi dây nên được kéo lên. Đã có những trường hợp té xuống biển bị bỏ luôn vì không thể nào vớt kịp. Tôi chui vào khoang đầu nằm co với anh Phúc, Bằng và Nam. Có lẽ vì quá mệt, tôi thiếp vào giấc ngủ đầu óc lơ mơ bồng bềnh.
Sáng hôm sau, trời hết mưa nhưng vẫn âm u. Mọi người có vẻ đã quen với biển cả, tỉnh táo hẳn. Anh Bé cho hay sẽ phải bắt phía trong Côn Sơn. Cơn biển động ngày qua khiến anh không dám vượt ra xa theo dự tính, đi vòng ra ngoài đảo Côn Sơn. Anh phải chọn lộ trình sát bờ và như vậy theo anh sự nguy hiểm bị tàu địch bắt lại vẫn còn. Có lẽ vì thấy tứ phía mênh mông trời nước, chẳng ai để ý đến lời báo động của anh Bé, nhưng lại phiền hà vì điều khác. Máy bơm nước bị hư vì dynamo ngấm nước biển không hoạt động được nữa. Tôi phân công tát nước bằng gầu. Đây là một công tác mệt nhọc vì hầm máy nóng bức, trơn trượt và khá chật. Hai người phụ trách một giờ. Chúng tôi luân phiên tát ngày và đêm. Con thuyền ngon trớn chạy tới. Mọi người hỉ hả. Một chú bé hỏi tôi:
- Bao giờ tới chú?
- Sắp rồi, ráng đi.
- Cháu đói.
- Ăn ít thôi kẻo nôn ra mệt lắm.
- Hết nôn rồi mà. Cháu đói.
- Sắp nôn nữa bây giờ. Mai chú cho đi ăn phở.
Chú bé nhìn tôi nghi ngờ. Bỗng tôi thèm phở không chịu được. Phở bà Dậu, nước trong thịt mềm không có qua một chút mùi thịt bò. Phở Gia Long thanh mà ngọt. Phở Tàu Bay đẫy đà gay gắt. Phở Số Một của mụ Béo nồng mùi củ cải. Phở Pasteur với món tái sữa lùng nhùng. Phở Cao Vân không bao giờ ăn hết một tô. Ôi Phở. Ôi Việt Nam. Vừa đi tôi đã nhớ. Tôi nhìn chú bé, lòng mềm đi:
- Đi kiếm anh Thái bảo pha cho một ly sữa. Nhớ nói đã xin chú Thiệp. Tôi biết Thái nguyên tắc, không bao giờ phát quá phần qui định cho bất cứ ai nên phải dặn kỹ chú bé như vậy.
Con thuyền vẫn lao đi trong bể cả mênh mông. Ai nấy dần dần tỉnh lại. Anh Phúc dù ít nói cũng đã cười hỏi tôi điều này điều nọ. Mọi người vẫn thay nhau tát nước trong khoang. Người yên lặng nhất bây giờ lại là Tư Nhiễn. Anh hỏi tôi:
- Liệu có trở về được không ông? Sao tôi nhớ Việt Nam quá!
- Về chứ. Nhưng đã tới đâu mà về. Bình tĩnh anh Tư.
Con thuyền vẫn chúi xuống thật sâu rồi lại chồm lên cao tít. Có lúc tôi tưởng như nó sắp lộn mèo. Anh Bé cho hay đã cho quay mũi thuyền để đi vòng ra ngoài Côn Sơn. Theo anh, đi như vậy chỉ phải đối phó với sóng gió chứ ít sợ bị chận lại. Anh nói với tôi:
- Đàng nào cũng ra đến đây rồi, không lùi được nữa. Nếu tôi làm hạm trưởng như xưa, tôi không dám đưa tầu ra vào những lúc như thế này. Nhưng nay khác. Có chết giữa biển cũng còn hơn.
- Đồng ý với anh ngay từ đầu.
Lạnh run. Ướt mèm, chúng tôi tìm chui vào những chỗ có vẻ khô hơn. Chiếc kim chỉ vòng quay của máy vẫn hoạt động, máy vẫn nổ dòn nhưng thuyền không đi nữa. Chiến cho ngừng máy để xem lại. Thái nhảy xuống nước và trồi lên cho hay chiếc chân vịt thẳng ra. Mọi người nhìn nhau ngạc nhiên. Tôi nhớ rõ cùng với Thái mua chiếc chân vịt này của mấy ông Tàu Chợ Lớn trước hôm đi độ hai tuần. Chiến về cho hay chiếc chân vịt cũ chỉ rộng cỡ 54 cm thuyền chạy yếu nên đề nghị mua một cái lớn hơn. Hai đứa lén lén lút lút mò mẫm cả buổi mới kiếm được một chiếc 64 cm, giá đắt khủng khiếp: 240 đồng. Chiếc chân vịt nặng nề bằng thau, một mình tôi mang không nổi mà có thể thẳng ra được. Nam nhảy xuống coi lại và tin tiếp theo còn bi thảm hơn nữa. Chân vịt rơi mất rồi. Trời đã quá tối đành neo lại. May mắn là đã bớt sóng. Chúng tôi nằm dài lềnh khênh trên sạp thuyền, không biết tương lai sẽ ra sao. Có lẽ còn mệt, chẳng ai thèm suy nghĩ, lăn ra ngủ. Buổi sáng mặt trời lên sớm. Chiến may mắn còn để chiếc chân vịt cũ trong khoang máy. Chúng tôi tìm cách ráp chân vịt nhưng không con ốc nào vừa với cái trục. Anh Tư Nhiễn tháo tung các bộ phận của chiếc máy đã hư, tìm được một con ốc hơi rộng. Chúng tôi quyết định cứ ráp và cột thêm dây chì. Trong lịch sử thuyền bè chắc chỉ có con thuyền của chúng tôi chạy với một chân vịt được ráp tân kỳ như vậy. Khi máy nổ, mọi người hồi hợp chờ. Con thuyền nhích tới và nhanh dần. Thế mà được thì lạ thật. Mưa lại rơi với bầu trời thấp lè tè. Lạnh run. Những đứa trẻ môi tái nhợt, lòng tôi thấp lại. Bao nhiêu áo mưa đã bị mất hết. Mọi thứ lẹp nhẹp nhưng đến tối thì trời quang dần. Trên cao tít sao lấp lánh.
- Có đèn, có tầu. Từ xa tít phía chân trời, chúng tôi thấy có hai đốm sáng. Anh em bàn nhau và quyết định đốt đèn cấp cứu. Hệ thống điện trên thuyền bị ngâm nước biển đã hư hết. Chúng tôi đốt đuốc khua múa loạn lên, dùng một cái chăn, chơi trò mọi da đỏ, đánh tín hiệu SOS. Hai đốm sáng rõ dần. Mọi người reo lên mừng rỡ. Đây có lẽ là hai tàu đánh cá đi cặp. Họ tiến về phía chúng tôi, tách ra mỗi chiếc đi một bên thuyền. Ai nấy ùa ra hí hửng, kêu la om xòm. Chúng tôi nhìn thấy thủy thủ bên tàu. Nhưng niềm vui không kéo dài. Họ từ từ rẽ sóng đi mất. Anh Bé bảo tôi:
- Tôi hi vọng chúng ta đi đúng hướng về đảo Mã Lai. Mình sẽ còn gặp nhiều tàu nữa. Đúng lúc vừa qua một phen thất vọng thì Thái báo tôi một tin buồn hơn. Nước và lương thực mặc dù đã hạn chế tối đa nay lại báo động toàn diện. Tôi nhớ đến mớ thực phẩm bị bỏ lại, tiếc hùi hụi. Đành hạn chế hơn nữa. Nước uống, mỗi người được uống một nắp một lần, ba lần một ngày. Không biệt lệ. Tính ra như vậy, mỗi người chỉ được uống độ15cc nước, một vắt cơm to bằng quả quít trong một ngày. Trẻ con thật tội nghiệp.
- Cháu đói.
- Cháu khát.
- Có sữa không chú. Tôi pha trò cho tụi nó vui. Tôi hứa huyên thuyên. Tôi vỗ về an ủi. Nhưng chúng chỉ quên giây lát rồi lại hỏi. Tôi biết làm sao đây. Nguời lớn không ai than phiền. Tôi chui vào chiếc khoang nhỏ ở mũi thuyền cầu nguyện.
Nắng lên cao dần. Đến trưa thì chúng tôi mồ hôi nhễ nhãi. Mặt trời chói lọi chiếu. Anh em thi nhau múc nước biển dội lên sập cho đỡ nóng. Tôi hò hét mấy chú bé, buộc chúng chui vào trong cho đỡ mồ hôi nhưng chúng kêu ở trong ngộp thở. Chúng tôi đã gặp, đã thấy, gần cũng như xa 13 chiếc tàu lớn. Họ không nhòm ngó gì đến chúng tôi, thản nhiên đi theo hướng của họ. Thái lại cho tôi biết vừa kiểm điểm lại. Còn 12 lít nước. Tôi cũng không biết nói gì hơn. Đúng lúc đó, vào khoảng 3 giờ chiều có tiếng la lớn phía sau:
- Có tầu. Tôi nhìn bóng chiếc tầu từ xa, lòng không xao động. Khó mà buộc họ dừng lại. Anh Bé quan sát rồi bảo: - Nó đi cùng chiều với mình. Để tôi chặn lại. Anh đảo tàu chạy vòng tròn trước hướng đi của tàu lớn. Nó ngưng. Anh em reo hò tở mở. Anh Bé cặp sập vào. Mọi người đã tỉnh lại. Anh Phúc và anh Bé sẽ lên "điều đình". Thủy thủ và cả hành khách của tàu đó ra nhìn tụi tôi tò mò. Chúng tôi nhìn thấy tên tầu MANOZ PUSAN, A, tầu Đại Hàn. Phe mình rồi. Nhưng dù là phe mình, họ cũng nhất định không để anh Phúc lên. Khi anh bám vào cầu thang sắt, leo lên gần boong tầu thì họ đưa chân ra hiệu hễ lên nữa họ sẽ đạp xuống. Anh em hét lớn:
- Water, water.
Họ vứt vòi nước ngọt xuống. Chúng tôi lôi hết thùng ra đựng. Chúng tôi cần thêm nhiên liệu vì trong thuyền hiện chỉ còn khoảng 100 lít. Nhiều tiếng hét lớn:
- Gasoline
Nghi vác thùng đó ra hiệu. Anh Phúc vẫn nhất định không chịu xuống. Anh đeo tòng teng trên cầu thang như con ếch, quần áo ướt nhẹp. Tôi nghe anh hét:
- We come in peace.
Trong số những người Đại Hàn quần áo tươm tất, tôi thấy một người đàn bà trẻ cúi nhìn chúng tôi ngạc nhiên tò mò. Anh Phúc vẫn hét lớn. Tiếng anh như lạc đi. Vị thuyền trưởng vẫy tay ra hiệu cho Nghi. Nhanh như cắt, Nghi cột 4 thùng vào sợi dây để thủy thủ tầu MANOZ kéo lên. Một lát, họ thả xuống hai thùng 40 lít và ra hiệu chỉ có vậy. Họ cương quyết xua tay đuổi anh Phúc. Anh Bé nghĩ đến hải trình, cột tấm bản đồ to bằng bàn tay, xé ở một tấm bản đồ lớn ra, yêu cầu vị thuyền trưởng xác định hộ vị trí. Nhìn thấy trẻ nhỏ trên thuyền chúng tôi, vài thủy thủ chạy vào. Một lát, họ trở ra vất xuống một hộp sữa bột. Nhiều người khác vất mì gói xuống. Vị thuyền trưởng ra hiệu cho anh Phúc nếu không xuống khỏi cầu thang, họ sẽ đạp. Anh đành tụt xuống. Chiếc tàu sắt cồng kềnh từ từ rẽ sóng bỏ lại đàng sau 48 mang người lênh đênh trong chiếc thuyền tí teo. Họ cùng đi về hướng Tân Gia Ba. Kiểm điểm, chúng tôi "xin" được 40 gói mì, nước và 40 lít nhiên liệu. Ngoài ra chúng tôi biết hiện còn cách Tân Gia Ba 360 hải lý. Vui chán, nhưng niềm vui không lâu khi xét lại số nhiên liệu chúng tôi hiện có. Tôi bảo Thái tiếp tục giữ khẩu phần ăn và nước ở mức thấp nhất vì chưa rõ chúng tôi còn trôi dạt bao lâu nữa.
Đêm thật đẹp. Trăng mờ nhưng trời trong vắt. Mặt bể như một tấm gương phẳng lì. Ai nấy nhìn ra chung quanh. Cảnh tưởng quá vĩ đại của trùng dương làm chúng tôi run sợ. Anh Bé tiên đoán:
- Suốt đời đi biển tôi chưa gặp cảnh biển yên lặng như đêm nay. Kinh nghiệm cho thấy có thể ngày mai biển động và bão. Tôi sợ là bão lớn. Mọi người nhìn nhau lo ngại. Quả như lời anh Bé, trời mưa từ mờ sáng. Bầu trời phủ mây đen thấp tưởng như có thể với tới được. Sóng đập như muốn vỡ thuyền. Đúng lúc đó thì tai nạn lớn nổ ra. Máy không nổ nữa. Chúng tôi nhìn nhau không ai nói một lời. Neo vậy. Sợi dây neo gần 200 thước được thả hết xuống. Tôi gọi Chánh tới:
- Tôi coi kỹ rồi. Bình đề của mình chỉ còn 12 kí hơi. Tối thiểu phải 16 kí mới nổ.
- Có cách gì khác không?
- Với hiện trạng. Không. Chiến, Nghi, Thái, anh Bé và cả Tư Nhiễn ngó tôi làm như tôi có thể làm phép lạ. Tôi thản nhiên tuyên bố:
- Kiếm chỗ nào có thể chui được thì chui vào mà ngủ. Nằm cho lại sức. Mấy khi được ngủ giữa cơn bão. Đứng đây lạnh, xưng phổi cả đám bây giờ. Chẳng ai nói một lời phản đối. Tôi bò lại khoang đầu chui vào. Bằng, anh Phúc nhìn tôi.
- Vô phương cứu chữa. Ngủ đi mấy ông. Tôi co lên như con tôm dựa vào vách thuyền, chân gác lên mạn bên kia. Khoang đầu mũi quá hẹp, nên ba chúng tôi phải nằm trong tư thế quái đản đó từ ngày đầu. Mông tôi cấn vào cạnh gỗ, đau dần. Đốt xương cùng như bị đòn nặng, chạm vào đau nhói. Trời tuyệt nhà Lê rồi chăng? Tôi nằm im, mắt mở thao láo. Nước mưa nhỏ tí tách vào đầu vào cổ tôi. Anh Phúc cũng im lặng. Tư Nhiễn thò đầu xuống. Tôi nhăn răng cố cười với anh. Anh không cười. Tụt xuống. Ba chúng tôi cố ép lại nhường cho anh chỗ trống. Anh rút ra một điếu thuốc. Đốt lên giữa sự ngạc nhiên của mọi người. Chúng tôi đã hết thuốc từ hôm qua. Số thuốc lá đem đi mặc dầu bọc kỹ bằng bao nylong vẫn ướt sũng. Chuyền nhau điếu thuốc, chúng tôi im lặng hút. Anh Tư hỏi:
- Mình còn cách mé xa không?
- Gần xịt.
Anh Tư không hỏi thêm. Có vẻ anh biết bờ còn quá xa, con thuyền vẫn bị sóng nhồi. Tôi nghe tiếng sóng vỗ mạn thuyền ầm vang, lòng xót xa thương những tấm gỗ mỏng manh. Thái bò tới phát cho mỗi người một miếng bánh dẻo to bằng nửa gói thuốc lá. Đó là khẩu phần cho cả ngày. Chúng tôi nhấm nháp chầm chậm, suy nghĩ mông lung. Tôi quay sang hỏi anh Phúc “Brandy và Cognac khác nhau ra làm sao?” Anh giảng tường tận thứ Whisky nào ngon. Anh bảo Chivas Regal. Vốn là một giáo sư đại học, đã từng đảm trách nhiều chức vụ quan trọng, anh tỏ ra rất am hiểu lễ nghi và phong tục các quốc gia trên thế giới. “Bia Đức ăn với dồi nóng là nhất. Ăn cá thì phải uống vang trắng”. Chúng tôi đang giả vờ quên thực trạng. “Thật ra ở Luân Đôn buồn lắm. Paris thì vui rồi nhưng phải có nhiều tiền. Song ở Hòa Lan coi vậy mà hay. Dân xứ này hiền hòa, hoa đẹp và nhiều, khí hậu dễ chịu, Bắc Âu à? Thụy Điển tiến lắm...” Cứ thế, chúng tôi nói tới những nơi mà có lẽ giờ này không một ai mường tượng đến hoàn cảnh của chúng tôi. Anh Tư cũng im lặng nghe những chuyện đâu đâu.
Quá trưa trời ngớt hột, nhưng sóng vẫn lớn. Những tảng sóng lớn hơn thuyền, hất chúng tôi lên cao, dìm chúng tôi xuống thấp. Tôi lần ra phía sau. Ai nấy run lên vì lạnh và đói. Tôi cắn răng nói với Thái pha sữa cho mấy đứa bé. Nghi và Chiến tìm tôi đề nghị hâm nóng bình hơi máy, áp suất sẽ tăng lên. Đồng ý ngay. Anh em xúm lại lui cui đốt. Tôi nhìn đồng hồ đo kim chỉ 8 kí sau 2 giờ đốt. Áp suất nhích lên 9 kí và sau đó không tăng. Một ý kiến khác được nêu lên. Thái bớt một máy, để một piston làm việc thôi. Làm ngay. Cứ thế, chúng tôi xoay trở. Chiếc máy im lìm, lặng ngắt. Quay tay nổi không? Thử đi, anh em ơi. Nghi, Nam và anh Tư Nhiễn ba người khỏe nhất săn tay áo. Họ quay như điên nhưng không vượt được vòng quay tối thiểu đủ làm mồi cho bánh trớn làm việc. Tay họ trầy ra. Chánh lại gần tôi nói nhỏ:
- Em không bàn thối, nhưng máy này không thể quay tay được. Anh thấy khi chế tạo, kỹ sư nó không làm chỗ quay đâu. Đừng phí sức. Tôi nhắc mọi người ngưng. Đi ngủ đi bà con. Ba "chiến sĩ" vì quá mệt, được phép ăn một gói mì và uống nửa ly sữa. Anh Tư không nỡ ăn một mình, tần ngần nhìn số thực phẩm quý giá rồi gọi Cang lại, đưa hết. Cang nhìn bố lắc đầu. Trên mui thuyền có tiếng la "có tầu". Hiệu và anh Tám có nhiệm vụ kêu cứu đứng vẫy lia lịa. Một tấm SOS đã được chế tạo, nhưng chiếc tầu vẫn như những chiếc khác thản nhiên bỏ đi. Tôi leo lên mui hỏi Hiệu:
- Mấy chiếc chê mình rồi?
- Không đếm nữa. Dân Việt mình đúng là hủi cùn, hủi cụt, không đứa nào muốn dây vào. Trời tối dần. Ai nấy buồn thảm. Đàn, Tùng, Thịnh không đứa nào than vãn nửa lời, nhưng rõ ràng chúng quá đói. Tôi vỗ về, an ủi chúng và phân công tát nước. Anh Tám và Hiệu nhận thức suốt đêm để kêu cứu khi thấy tầu. Trẻ con như lịm đi vì đói. Hai đứa bé nhất, con Chiến và Điển, khóc luôn miệng. Một đứa con anh Bé lả đi mặc dù đã uống một ly sữa đặc biệt. Quá mệt, tôi chui vào tổ tò vò với anh Phúc và Bằng đã lịm đi trong thế nằm co, tai nghe sóng vỗ mạn thuyền ầm ĩ.
Sóng lớn hơn thuyền. Anh Bé nói với tôi:
- Nếu số chúng mình không ăn mày thì có thể nói là thoát rồi. Từ phía sau, Thái bò tới. Anh bảo tôi:
- Cám ơn anh. Hiệu dù xanh rũ ra cũng góp:
- Hít thấy tự do rồi. Cám ơn toi nhiều. Khá lắm. Anh Bé cũng bày tỏ:
- Đương nhiên là khá. Tôi cười. Quá mệt. Cho tôi vào cabin nằm một chút. Chiến đỡ tôi ngả lưng xuống, tôi thiếp đi trong cơn sóng dữ. Mùi nồng nặc thấm dần vào khứu giác làm tôi tỉnh dậy. Tiếng anh Tám nói lớn:
- Cabin để cho đàn bà con nít. Đàn ông xuống các khoang mà nằm. Tôi ngồi nhổm dậy. Chung quanh tôi là những khuôn mặt bơ phờ, quần áo xốc xếch, đầu tóc tơi tả. Con thuyền vẫn bị nhồi dữ dội. Sóng bạc đầu phủ thuyền, ai nấy ướt loi nhoi. Mệt dữ, tôi cũng cố lết ra. Thái, Nam, Chánh đang chuyền nhau, bế từng đứa nhỏ dựa vào cabin, nơi tương đối nhất. Đó là một khoang rộng gần 2 thước, dài 3 thước. Cổ tôi đau, chân tôi rã, tay tôi không muốn cất lên. Ông Thông nằm cạnh đó thiêm thiếp. Chị Điển, chị Chiến được dìu vào. Rồi trẻ thơ, Bi, Ti, rồi các cô Oanh, Ánh Mai... Ai cũng nhìn tôi gật. Tôi gật lại rồi chui ra ngoài hỏi:
- Anh Phúc đâu? Điển đâu?
- Gục hết, ói tới mật xanh, mật vàng. Trời mưa nhỏ, lạnh run. Tôi hỏi anh Bé:
- Xa chưa anh.
- Chưa đủ xa, nhưng không lo. Biển như thế này, chẳng có ma nào đâu mà sợ. Theo tôi ước tính thì sóng cấp bẩy. - Vậy là bão à?
- Bão nhỏ.
Mò mẫm ra phía trước, tôi ngó vào từng khoang. Anh em tôi, bạn bè tôi đầy đủ. Mặc dù bị say sóng ngất ngư, họ đều cười với tôi. Thuốc chống say sóng Vomitop chẳng ăn nhằm gì. Đến khoang mui tôi ngó vào. Anh Phúc và Bằng nằm co.
- Khá không?
- Được thế này là phép lạ. Đúng là phép lạ.
- Ơ, sao ông không khen tôi giỏi?
- Tất nhiên là giỏi nhưng đúng là phép lạ. Có trời. Có trời. Khi mọi người đã được xếp để có một chỗ ngồi xong, tôi kiếm Chánh.
- Gạo, nước ra sao?
- Bi thảm Đông Dương. Sóng đánh văng mất một khạp nước. Một khạp bị nghiêng, đổ ra ngoài một nửa. Đồ ăn bỏ lại bên ghe nhỏ mất một nửa. Mì vụn, bánh mì khô không đem đi được. Sữa thì đủ.
- Sao vậy?
- Anh Chiến giục quá xá, ai cũng mất tinh thần hết. Nội dìu được đám đàn bà con nít lên là hết xí quách. Biết làm sao bây giờ, tôi gọi Thái lên thảo luận. Quyết định hạn chế đồ ăn thức uống ngay từ bây giờ. Thái cười bảo:
- Anh yên chí. Chưa mạng nào ăn nổi đâu. Ói tùm lum. Trời mưa nên chưa ai uống nước. Giữa lúc đó, Chiến hét lớn ở phiá sau:
- Có ghe bộ đội
Phía trái chúng tôi, một chiếc ghe nhấp nhô đang đi xéo so với đường của chúng tôi. Tôi tới hỏi anh Bé:
- Phải tụi nó không?
- Có lẽ. Nếu là ghe chài lưới, biển cỡ này họ không đi nghề. Nếu đang ở biển thì họ hướng mũi đi vào. Anh đừng sợ, nó ở xa rượt mình không nổi. Nó cũng chạy cỡ mình. Mọi người im lặng nhìn đối phương cũng đang trồi lên hụp xuống giữa những đợt sóng bạc đầu. Nếu nó chặn được mình thì sao. Tôi xua khỏi đầu ý nghĩ đó và có lẽ đúng như anh Bé tiên liệu, khoảng cách giữa hai bên vẫn giữ ở mức cũ. Độ hơn một giờ sau, chiếc thuyền địch quay mũi về hướng khác.
Biển vẫn động dữ dội. Tư Nhiễn tìm tới hỏi tôi có muốn ăn gì không, tôi lắc đầu. Mưa vẫn rơi, ai nấy ướt như chuột lột. Mọi di chuyển trên ghe đều vô cùng nguy hiểm vì thuyền nhồi quá mức tưởng tượng. Khi bò lên phía mũi, tôi bị một cơn sóng hất xuống biển. May nhờ cẩn thận, tôi nắm một sợi dây nên được kéo lên. Đã có những trường hợp té xuống biển bị bỏ luôn vì không thể nào vớt kịp. Tôi chui vào khoang đầu nằm co với anh Phúc, Bằng và Nam. Có lẽ vì quá mệt, tôi thiếp vào giấc ngủ đầu óc lơ mơ bồng bềnh.
Sáng hôm sau, trời hết mưa nhưng vẫn âm u. Mọi người có vẻ đã quen với biển cả, tỉnh táo hẳn. Anh Bé cho hay sẽ phải bắt phía trong Côn Sơn. Cơn biển động ngày qua khiến anh không dám vượt ra xa theo dự tính, đi vòng ra ngoài đảo Côn Sơn. Anh phải chọn lộ trình sát bờ và như vậy theo anh sự nguy hiểm bị tàu địch bắt lại vẫn còn. Có lẽ vì thấy tứ phía mênh mông trời nước, chẳng ai để ý đến lời báo động của anh Bé, nhưng lại phiền hà vì điều khác. Máy bơm nước bị hư vì dynamo ngấm nước biển không hoạt động được nữa. Tôi phân công tát nước bằng gầu. Đây là một công tác mệt nhọc vì hầm máy nóng bức, trơn trượt và khá chật. Hai người phụ trách một giờ. Chúng tôi luân phiên tát ngày và đêm. Con thuyền ngon trớn chạy tới. Mọi người hỉ hả. Một chú bé hỏi tôi:
- Bao giờ tới chú?
- Sắp rồi, ráng đi.
- Cháu đói.
- Ăn ít thôi kẻo nôn ra mệt lắm.
- Hết nôn rồi mà. Cháu đói.
- Sắp nôn nữa bây giờ. Mai chú cho đi ăn phở.
Chú bé nhìn tôi nghi ngờ. Bỗng tôi thèm phở không chịu được. Phở bà Dậu, nước trong thịt mềm không có qua một chút mùi thịt bò. Phở Gia Long thanh mà ngọt. Phở Tàu Bay đẫy đà gay gắt. Phở Số Một của mụ Béo nồng mùi củ cải. Phở Pasteur với món tái sữa lùng nhùng. Phở Cao Vân không bao giờ ăn hết một tô. Ôi Phở. Ôi Việt Nam. Vừa đi tôi đã nhớ. Tôi nhìn chú bé, lòng mềm đi:
- Đi kiếm anh Thái bảo pha cho một ly sữa. Nhớ nói đã xin chú Thiệp. Tôi biết Thái nguyên tắc, không bao giờ phát quá phần qui định cho bất cứ ai nên phải dặn kỹ chú bé như vậy.
Con thuyền vẫn lao đi trong bể cả mênh mông. Ai nấy dần dần tỉnh lại. Anh Phúc dù ít nói cũng đã cười hỏi tôi điều này điều nọ. Mọi người vẫn thay nhau tát nước trong khoang. Người yên lặng nhất bây giờ lại là Tư Nhiễn. Anh hỏi tôi:
- Liệu có trở về được không ông? Sao tôi nhớ Việt Nam quá!
- Về chứ. Nhưng đã tới đâu mà về. Bình tĩnh anh Tư.
Con thuyền vẫn chúi xuống thật sâu rồi lại chồm lên cao tít. Có lúc tôi tưởng như nó sắp lộn mèo. Anh Bé cho hay đã cho quay mũi thuyền để đi vòng ra ngoài Côn Sơn. Theo anh, đi như vậy chỉ phải đối phó với sóng gió chứ ít sợ bị chận lại. Anh nói với tôi:
- Đàng nào cũng ra đến đây rồi, không lùi được nữa. Nếu tôi làm hạm trưởng như xưa, tôi không dám đưa tầu ra vào những lúc như thế này. Nhưng nay khác. Có chết giữa biển cũng còn hơn.
- Đồng ý với anh ngay từ đầu.
Lạnh run. Ướt mèm, chúng tôi tìm chui vào những chỗ có vẻ khô hơn. Chiếc kim chỉ vòng quay của máy vẫn hoạt động, máy vẫn nổ dòn nhưng thuyền không đi nữa. Chiến cho ngừng máy để xem lại. Thái nhảy xuống nước và trồi lên cho hay chiếc chân vịt thẳng ra. Mọi người nhìn nhau ngạc nhiên. Tôi nhớ rõ cùng với Thái mua chiếc chân vịt này của mấy ông Tàu Chợ Lớn trước hôm đi độ hai tuần. Chiến về cho hay chiếc chân vịt cũ chỉ rộng cỡ 54 cm thuyền chạy yếu nên đề nghị mua một cái lớn hơn. Hai đứa lén lén lút lút mò mẫm cả buổi mới kiếm được một chiếc 64 cm, giá đắt khủng khiếp: 240 đồng. Chiếc chân vịt nặng nề bằng thau, một mình tôi mang không nổi mà có thể thẳng ra được. Nam nhảy xuống coi lại và tin tiếp theo còn bi thảm hơn nữa. Chân vịt rơi mất rồi. Trời đã quá tối đành neo lại. May mắn là đã bớt sóng. Chúng tôi nằm dài lềnh khênh trên sạp thuyền, không biết tương lai sẽ ra sao. Có lẽ còn mệt, chẳng ai thèm suy nghĩ, lăn ra ngủ. Buổi sáng mặt trời lên sớm. Chiến may mắn còn để chiếc chân vịt cũ trong khoang máy. Chúng tôi tìm cách ráp chân vịt nhưng không con ốc nào vừa với cái trục. Anh Tư Nhiễn tháo tung các bộ phận của chiếc máy đã hư, tìm được một con ốc hơi rộng. Chúng tôi quyết định cứ ráp và cột thêm dây chì. Trong lịch sử thuyền bè chắc chỉ có con thuyền của chúng tôi chạy với một chân vịt được ráp tân kỳ như vậy. Khi máy nổ, mọi người hồi hợp chờ. Con thuyền nhích tới và nhanh dần. Thế mà được thì lạ thật. Mưa lại rơi với bầu trời thấp lè tè. Lạnh run. Những đứa trẻ môi tái nhợt, lòng tôi thấp lại. Bao nhiêu áo mưa đã bị mất hết. Mọi thứ lẹp nhẹp nhưng đến tối thì trời quang dần. Trên cao tít sao lấp lánh.
- Có đèn, có tầu. Từ xa tít phía chân trời, chúng tôi thấy có hai đốm sáng. Anh em bàn nhau và quyết định đốt đèn cấp cứu. Hệ thống điện trên thuyền bị ngâm nước biển đã hư hết. Chúng tôi đốt đuốc khua múa loạn lên, dùng một cái chăn, chơi trò mọi da đỏ, đánh tín hiệu SOS. Hai đốm sáng rõ dần. Mọi người reo lên mừng rỡ. Đây có lẽ là hai tàu đánh cá đi cặp. Họ tiến về phía chúng tôi, tách ra mỗi chiếc đi một bên thuyền. Ai nấy ùa ra hí hửng, kêu la om xòm. Chúng tôi nhìn thấy thủy thủ bên tàu. Nhưng niềm vui không kéo dài. Họ từ từ rẽ sóng đi mất. Anh Bé bảo tôi:
- Tôi hi vọng chúng ta đi đúng hướng về đảo Mã Lai. Mình sẽ còn gặp nhiều tàu nữa. Đúng lúc vừa qua một phen thất vọng thì Thái báo tôi một tin buồn hơn. Nước và lương thực mặc dù đã hạn chế tối đa nay lại báo động toàn diện. Tôi nhớ đến mớ thực phẩm bị bỏ lại, tiếc hùi hụi. Đành hạn chế hơn nữa. Nước uống, mỗi người được uống một nắp một lần, ba lần một ngày. Không biệt lệ. Tính ra như vậy, mỗi người chỉ được uống độ15cc nước, một vắt cơm to bằng quả quít trong một ngày. Trẻ con thật tội nghiệp.
- Cháu đói.
- Cháu khát.
- Có sữa không chú. Tôi pha trò cho tụi nó vui. Tôi hứa huyên thuyên. Tôi vỗ về an ủi. Nhưng chúng chỉ quên giây lát rồi lại hỏi. Tôi biết làm sao đây. Nguời lớn không ai than phiền. Tôi chui vào chiếc khoang nhỏ ở mũi thuyền cầu nguyện.
Nắng lên cao dần. Đến trưa thì chúng tôi mồ hôi nhễ nhãi. Mặt trời chói lọi chiếu. Anh em thi nhau múc nước biển dội lên sập cho đỡ nóng. Tôi hò hét mấy chú bé, buộc chúng chui vào trong cho đỡ mồ hôi nhưng chúng kêu ở trong ngộp thở. Chúng tôi đã gặp, đã thấy, gần cũng như xa 13 chiếc tàu lớn. Họ không nhòm ngó gì đến chúng tôi, thản nhiên đi theo hướng của họ. Thái lại cho tôi biết vừa kiểm điểm lại. Còn 12 lít nước. Tôi cũng không biết nói gì hơn. Đúng lúc đó, vào khoảng 3 giờ chiều có tiếng la lớn phía sau:
- Có tầu. Tôi nhìn bóng chiếc tầu từ xa, lòng không xao động. Khó mà buộc họ dừng lại. Anh Bé quan sát rồi bảo: - Nó đi cùng chiều với mình. Để tôi chặn lại. Anh đảo tàu chạy vòng tròn trước hướng đi của tàu lớn. Nó ngưng. Anh em reo hò tở mở. Anh Bé cặp sập vào. Mọi người đã tỉnh lại. Anh Phúc và anh Bé sẽ lên "điều đình". Thủy thủ và cả hành khách của tàu đó ra nhìn tụi tôi tò mò. Chúng tôi nhìn thấy tên tầu MANOZ PUSAN, A, tầu Đại Hàn. Phe mình rồi. Nhưng dù là phe mình, họ cũng nhất định không để anh Phúc lên. Khi anh bám vào cầu thang sắt, leo lên gần boong tầu thì họ đưa chân ra hiệu hễ lên nữa họ sẽ đạp xuống. Anh em hét lớn:
- Water, water.
Họ vứt vòi nước ngọt xuống. Chúng tôi lôi hết thùng ra đựng. Chúng tôi cần thêm nhiên liệu vì trong thuyền hiện chỉ còn khoảng 100 lít. Nhiều tiếng hét lớn:
- Gasoline
Nghi vác thùng đó ra hiệu. Anh Phúc vẫn nhất định không chịu xuống. Anh đeo tòng teng trên cầu thang như con ếch, quần áo ướt nhẹp. Tôi nghe anh hét:
- We come in peace.
Trong số những người Đại Hàn quần áo tươm tất, tôi thấy một người đàn bà trẻ cúi nhìn chúng tôi ngạc nhiên tò mò. Anh Phúc vẫn hét lớn. Tiếng anh như lạc đi. Vị thuyền trưởng vẫy tay ra hiệu cho Nghi. Nhanh như cắt, Nghi cột 4 thùng vào sợi dây để thủy thủ tầu MANOZ kéo lên. Một lát, họ thả xuống hai thùng 40 lít và ra hiệu chỉ có vậy. Họ cương quyết xua tay đuổi anh Phúc. Anh Bé nghĩ đến hải trình, cột tấm bản đồ to bằng bàn tay, xé ở một tấm bản đồ lớn ra, yêu cầu vị thuyền trưởng xác định hộ vị trí. Nhìn thấy trẻ nhỏ trên thuyền chúng tôi, vài thủy thủ chạy vào. Một lát, họ trở ra vất xuống một hộp sữa bột. Nhiều người khác vất mì gói xuống. Vị thuyền trưởng ra hiệu cho anh Phúc nếu không xuống khỏi cầu thang, họ sẽ đạp. Anh đành tụt xuống. Chiếc tàu sắt cồng kềnh từ từ rẽ sóng bỏ lại đàng sau 48 mang người lênh đênh trong chiếc thuyền tí teo. Họ cùng đi về hướng Tân Gia Ba. Kiểm điểm, chúng tôi "xin" được 40 gói mì, nước và 40 lít nhiên liệu. Ngoài ra chúng tôi biết hiện còn cách Tân Gia Ba 360 hải lý. Vui chán, nhưng niềm vui không lâu khi xét lại số nhiên liệu chúng tôi hiện có. Tôi bảo Thái tiếp tục giữ khẩu phần ăn và nước ở mức thấp nhất vì chưa rõ chúng tôi còn trôi dạt bao lâu nữa.
Đêm thật đẹp. Trăng mờ nhưng trời trong vắt. Mặt bể như một tấm gương phẳng lì. Ai nấy nhìn ra chung quanh. Cảnh tưởng quá vĩ đại của trùng dương làm chúng tôi run sợ. Anh Bé tiên đoán:
- Suốt đời đi biển tôi chưa gặp cảnh biển yên lặng như đêm nay. Kinh nghiệm cho thấy có thể ngày mai biển động và bão. Tôi sợ là bão lớn. Mọi người nhìn nhau lo ngại. Quả như lời anh Bé, trời mưa từ mờ sáng. Bầu trời phủ mây đen thấp tưởng như có thể với tới được. Sóng đập như muốn vỡ thuyền. Đúng lúc đó thì tai nạn lớn nổ ra. Máy không nổ nữa. Chúng tôi nhìn nhau không ai nói một lời. Neo vậy. Sợi dây neo gần 200 thước được thả hết xuống. Tôi gọi Chánh tới:
- Tôi coi kỹ rồi. Bình đề của mình chỉ còn 12 kí hơi. Tối thiểu phải 16 kí mới nổ.
- Có cách gì khác không?
- Với hiện trạng. Không. Chiến, Nghi, Thái, anh Bé và cả Tư Nhiễn ngó tôi làm như tôi có thể làm phép lạ. Tôi thản nhiên tuyên bố:
- Kiếm chỗ nào có thể chui được thì chui vào mà ngủ. Nằm cho lại sức. Mấy khi được ngủ giữa cơn bão. Đứng đây lạnh, xưng phổi cả đám bây giờ. Chẳng ai nói một lời phản đối. Tôi bò lại khoang đầu chui vào. Bằng, anh Phúc nhìn tôi.
- Vô phương cứu chữa. Ngủ đi mấy ông. Tôi co lên như con tôm dựa vào vách thuyền, chân gác lên mạn bên kia. Khoang đầu mũi quá hẹp, nên ba chúng tôi phải nằm trong tư thế quái đản đó từ ngày đầu. Mông tôi cấn vào cạnh gỗ, đau dần. Đốt xương cùng như bị đòn nặng, chạm vào đau nhói. Trời tuyệt nhà Lê rồi chăng? Tôi nằm im, mắt mở thao láo. Nước mưa nhỏ tí tách vào đầu vào cổ tôi. Anh Phúc cũng im lặng. Tư Nhiễn thò đầu xuống. Tôi nhăn răng cố cười với anh. Anh không cười. Tụt xuống. Ba chúng tôi cố ép lại nhường cho anh chỗ trống. Anh rút ra một điếu thuốc. Đốt lên giữa sự ngạc nhiên của mọi người. Chúng tôi đã hết thuốc từ hôm qua. Số thuốc lá đem đi mặc dầu bọc kỹ bằng bao nylong vẫn ướt sũng. Chuyền nhau điếu thuốc, chúng tôi im lặng hút. Anh Tư hỏi:
- Mình còn cách mé xa không?
- Gần xịt.
Anh Tư không hỏi thêm. Có vẻ anh biết bờ còn quá xa, con thuyền vẫn bị sóng nhồi. Tôi nghe tiếng sóng vỗ mạn thuyền ầm vang, lòng xót xa thương những tấm gỗ mỏng manh. Thái bò tới phát cho mỗi người một miếng bánh dẻo to bằng nửa gói thuốc lá. Đó là khẩu phần cho cả ngày. Chúng tôi nhấm nháp chầm chậm, suy nghĩ mông lung. Tôi quay sang hỏi anh Phúc “Brandy và Cognac khác nhau ra làm sao?” Anh giảng tường tận thứ Whisky nào ngon. Anh bảo Chivas Regal. Vốn là một giáo sư đại học, đã từng đảm trách nhiều chức vụ quan trọng, anh tỏ ra rất am hiểu lễ nghi và phong tục các quốc gia trên thế giới. “Bia Đức ăn với dồi nóng là nhất. Ăn cá thì phải uống vang trắng”. Chúng tôi đang giả vờ quên thực trạng. “Thật ra ở Luân Đôn buồn lắm. Paris thì vui rồi nhưng phải có nhiều tiền. Song ở Hòa Lan coi vậy mà hay. Dân xứ này hiền hòa, hoa đẹp và nhiều, khí hậu dễ chịu, Bắc Âu à? Thụy Điển tiến lắm...” Cứ thế, chúng tôi nói tới những nơi mà có lẽ giờ này không một ai mường tượng đến hoàn cảnh của chúng tôi. Anh Tư cũng im lặng nghe những chuyện đâu đâu.
Quá trưa trời ngớt hột, nhưng sóng vẫn lớn. Những tảng sóng lớn hơn thuyền, hất chúng tôi lên cao, dìm chúng tôi xuống thấp. Tôi lần ra phía sau. Ai nấy run lên vì lạnh và đói. Tôi cắn răng nói với Thái pha sữa cho mấy đứa bé. Nghi và Chiến tìm tôi đề nghị hâm nóng bình hơi máy, áp suất sẽ tăng lên. Đồng ý ngay. Anh em xúm lại lui cui đốt. Tôi nhìn đồng hồ đo kim chỉ 8 kí sau 2 giờ đốt. Áp suất nhích lên 9 kí và sau đó không tăng. Một ý kiến khác được nêu lên. Thái bớt một máy, để một piston làm việc thôi. Làm ngay. Cứ thế, chúng tôi xoay trở. Chiếc máy im lìm, lặng ngắt. Quay tay nổi không? Thử đi, anh em ơi. Nghi, Nam và anh Tư Nhiễn ba người khỏe nhất săn tay áo. Họ quay như điên nhưng không vượt được vòng quay tối thiểu đủ làm mồi cho bánh trớn làm việc. Tay họ trầy ra. Chánh lại gần tôi nói nhỏ:
- Em không bàn thối, nhưng máy này không thể quay tay được. Anh thấy khi chế tạo, kỹ sư nó không làm chỗ quay đâu. Đừng phí sức. Tôi nhắc mọi người ngưng. Đi ngủ đi bà con. Ba "chiến sĩ" vì quá mệt, được phép ăn một gói mì và uống nửa ly sữa. Anh Tư không nỡ ăn một mình, tần ngần nhìn số thực phẩm quý giá rồi gọi Cang lại, đưa hết. Cang nhìn bố lắc đầu. Trên mui thuyền có tiếng la "có tầu". Hiệu và anh Tám có nhiệm vụ kêu cứu đứng vẫy lia lịa. Một tấm SOS đã được chế tạo, nhưng chiếc tầu vẫn như những chiếc khác thản nhiên bỏ đi. Tôi leo lên mui hỏi Hiệu:
- Mấy chiếc chê mình rồi?
- Không đếm nữa. Dân Việt mình đúng là hủi cùn, hủi cụt, không đứa nào muốn dây vào. Trời tối dần. Ai nấy buồn thảm. Đàn, Tùng, Thịnh không đứa nào than vãn nửa lời, nhưng rõ ràng chúng quá đói. Tôi vỗ về, an ủi chúng và phân công tát nước. Anh Tám và Hiệu nhận thức suốt đêm để kêu cứu khi thấy tầu. Trẻ con như lịm đi vì đói. Hai đứa bé nhất, con Chiến và Điển, khóc luôn miệng. Một đứa con anh Bé lả đi mặc dù đã uống một ly sữa đặc biệt. Quá mệt, tôi chui vào tổ tò vò với anh Phúc và Bằng đã lịm đi trong thế nằm co, tai nghe sóng vỗ mạn thuyền ầm ĩ.
Én Nhà Trời Sáng
16/5. Anh em quyết định dựng buồm. Anh Tư kết ba chiếc khăn và chiếc áo cà sa màu vàng của Hiệu thành chiếc buồm lớn. Gió hiu hiu, vải căng ra. "Nhúc nhích anh Tư ơi", "kéo neo lên". " Sắp tới mé rồi anh Tư ơi". Thực sự có lẽ thuyền không đi hoặc đi rất chậm. Đúng ra nó chỉ dạt đi nhưng ai cũng vui. Tôi nghe Bằng ở mũi thuyền ngâm nho nhỏ:
"Bể vô tận xá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền xin ghé bến cô liêu"
Bài thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương chúng tôi đã học với thầy Ý từ hồi Chu Văn An. Tôi nhìn Bằng:
- Ê mày, nhớ ông thầy Trần Đình Ý không? Bỗng nhiên chúng tôi như coi thường mọi sự. Mấy bà mấy cô đua nhau ra ngồi ngoài sau lái múc nước tắm. Trẻ con thi nhau dội nước lên đầu nhau. Nắng lên dần. Những đồ đạc ướt nhẹp từ mấy hôm nay đem ra phơi. Cảnh tượng chiếc tàu giống như trại tản cư. Chẳng ai buồn cả. Nam ngồi cạnh mạn thuyền bỗng kêu lên.
- Có rắn. Con rắn biển nhỏ mà dài, lưng đen, bụng vàng nhạt lững lờ trong làn nước xanh.
- Gặp rắn thì đi, gặp qui thì về. Thế nào mình cũng đến nơi. Tin tôi đi.
Ai cũng tin Nam. Có lẽ sự lạc quan kỳ diệu đã giúp chúng tôi thoát chết. Vả lại, có chết ở đây cũng vui mà. Những con cá nược khổng lồ nhào lên nhào xuống trước mũi thuyền, tha hồ cho chúng tôi ngắm.
Bể khá êm. Nếu đủ lương thực và nước nôi rồi cứ trôi mãi như thế này thì thú quá. Nhưng sự thực phũ phàng là chúng tôi đói và khát. Đâu có thể phung phí được. Tôi dặn kỹ Thái. Cương quyết chỉ phát đúng số khẩu phần đã qui định. Trẻ con khóc cũng đành chịu. Tôi nhìn môi anh Phúc khô nứt ra, lòng xót xa. Tôi nhìn Đàn như muốn lả đi, không biết nói sao. Anh ơi! em ơi! vì tự do chúng ta đã phải bỏ quê hương xứ sở, vì muốn sống kiếp người mình phải ra đi. Đã đi là chấp nhận tất cả. Chết giữa biển cũng vui mà. Tôi dựa vào thành thuyền. Cô bé Oanh lâm râm khấn Đức Mẹ. Một lát Oanh bật khóc. Tôi ngạc nhiên:
- Sao vậy?
- Bây giờ cháu thấy thương mẹ cháu. Mọi khi cái gì cũng có mẹ lo. Bây giờ...
- Tầm xàm. Còn bao nhiêu chú bác anh chị đây. Cháu muốn gì?
- Cháu thương mẹ.
- Chú cũng thương mẹ chú. Cụ bây giờ cũng vò võ một thân già. Chú cũng được mẹ chú chiều chuộng. Nhưng mẹ chú phải để chú ra đi. Mẹ cháu cũng chấp nhận cháu ra đi. Những người mẹ đó thương con biết ngần nào, vậy mà họ đã phải cắn răng nhìn con cái ra đi. Phải xứng đáng với lòng hy sinh đó. Chiến đấu đi Oanh. Vui lên. Oanh vui là ở nhà mẹ vui.
Tối hôm đó bụng đói, miệng khát chúng tôi ngắm sao trên bầu trời. Tầu lớn đi lại tấp nập. Chúng tôi đốt lửa kêu cứu nhưng vô vọng. Anh Tư nằm dài cạnh tôi. “Kìa là sao Lưỡi Cày. Chùm đó là chùm sao Tua. Chỗ mờ mờ kia là Sao Khuê”. “Sao Khuê chín cái nằm kề. Thương anh từ thuở mẹ về với cha. Nghĩ ra các cụ ngày xưa tán hay thiệt há ông?” “Tôi có biết tán đâu. Ông già tôi bảo đi cưới thì đi cưới, chớ nào có tán tỉnh gì. Vậy mà giờ nhớ nó ghê. Mấy chục năm ăn ở với nhau mà phải bỏ đi. Thiệt. Sao ông không dẫn bà nào đi?” “Bà nào cũng kẹt hết anh Tư ơi!” Chúng tôi nằm tâm sự vụn đủ thứ và tôi thiếp đi trong giấc ngủ nhẹ nhàng. Sáng sớm hôm sau, anh Tư lay tôi dậy. Cánh buồm không gió rũ xuống ảo não. Biển sóng nhẹ. Chiếc thuyền bập bềnh như chiếc phao, không di động. Mặt trời chưa lên nhưng phía đông đã hừng sáng. Chắc chắn hôm nay sẽ nắng nữa. Tôi nghĩ đến số nước còn lại mà lo. Anh Tư bó gối nhìn tôi:
- Tính sao chứ như vầy không? Đêm qua, chẳng tầu nào chú ý đến mình cả.
- Bình tĩnh anh Tư, sắp đến mé rồi. Chánh, Nam bò lại chỗ tôi. Phải làm một cái gì đi anh. Tôi gọi mọi người tới nói:
- Chúng ta lâm vào thế kẹt. Hi vọng được tàu vớt quá mong manh. Ai có sáng kiến gì không?
- Làm lưới bắt cá. Hôm qua tôi thấy có cá ở phía sau thuyền. Có cá ăn đỡ lắm. Hiệu đề nghị:
- Tôi đề nghị làm giấy kêu cứu thả xuống biển.
Chúng tôi thi hành cả hai ý kiến. Mẩu tin kêu cứu được viết bằng tiếng Anh đại ý cho biết 48 người trốn khỏi địa ngục Cộng Sản đang trong tình trạng tuyệt vọng, không nước, không đồ ăn, máy hư. Chúng tôi cột thư kêu cứu vào thùng nylon. thả xuống biển. Tất cả sáu cái được gửi đi. Trong khi đang lui cui cùng anh Phúc viết lời kêu cứu thì có tiếng reo hò ở phía sau. Một đàn cá lọt vào lưới. Tổng cộng chúng tôi bắt được 37 con cá to bằng hai ngón tay. Ước gần một kí. Ngoài ra có một con to bằng cổ tay có sọc nhạt. Bàn tính một hồi anh em đồng ý nấu cháo cá. Mỗi người được gần một chén. Tôi húp thật chậm. Chưa có bát cháo nào ngon như vậy. Cháo ngọt lịm, thấm vào tim gan tì phế. Một chú bé bưng chén vào xin thêm. Ai cũng cười. Hết rồi, xương cũng không còn. Đó là đàn cá duy nhất dại dột chui vào tấm lưới bé tí teo của chúng tôi. Bộ lưới hành nghề chính thức trên thuyền đã phải quẳng đi ngay khi ra khỏi đèn phao Cần Giờ. Miếng lưới con con này là của đám ở rừng mang theo, vốn chỉ là lưới tay bắt tôm ở ven sông. Chẳng có ai tin rằng nó lại hữu ích như vậy. Niềm vui vì cá không kéo dài vì nắng mỗi lúc một gay gắt. Hiệu và Nam tìm tôi:
- Tại sao không kết bè. Cử sứ giả đi may ra thoát.
Hai người này đề nghị dùng 4 thùng nylon cột lại và họ sẽ đi để may ra gặp tàu vớt hay tìm được đảo. Họ chỉ xin mỗi người hai gói mì và một nửa lít nước. Tôi hỏi ý kiến anh em. Không ai đồng ý. Sống cùng sống, chết cùng chết. Hiệu và Nam nằng nặc đòi thi hành nhưng không được. Anh Tư trầm ngâm rồi lôi tôi ra một chỗ:
- Tôi nói riêng với ông rồi ông thử hỏi mọi người xem. Không lẽ chịu chết vô lý thế này à? Mình phá ít ván làm chèo thì sao? Chèo mãi cũng phải tới mé chứ?
- Thuyền cỡ này chèo được không?
- Không được cũng chèo! Phải làm cái gì chứ. Cái ý chí quyết sống thật ghê gớm. Tôi đăm đăm nhìn anh Tư. Nắng bể làm anh xẫm như pho tượng đồng đen. Cằm anh vuông toát ra vẻ cương nghị. Con sâu cái kiến cũng muốn sống nữa huống chi con người. Mần ngay anh Tư. Mọi người xúm lại tìm cách làm chèo. Tôi vốn vụng về dốt nát với loại công việc này nên được phép lên canh chừng tàu để kêu cứu. Tôi bật cười vì câu phê phán của anh Phúc trước sự vô tình của những con tàu lớn "Đúng là tình đời". Người trí thức như anh không nặng lời với ai được. Những con tàu vẫn ngược xuôi tứ phía. Tôi hỏi Hiệu:
- Đếm được mấy cái rồi ông?
- Ít nhất cũng 43, chưa kể những cái quá xa thì bỏ.
- Mấy cái hồi sáng đi gần xịt bên mình đề tên tàu gì vậy? Nhặt tấm gương soi mắt bé tí teo của chị Lan lên, tôi hỏi: - SOS đánh làm sao?
- Ba ngắn – ba dài – ba ngắn.
Một chiếc tàu đi phía trái. Tôi chớp gương. Hiệu xử dụng cờ trắng vẫy lia lịa. Hai ba người khác thi nhau vẫy. Tầu to, màu trắng, dáng thanh tú, lướt sóng thật đẹp. Bọt nước trắng xóa tỏa từ mũi xuôi xuống hai bên thuyền. Con tàu không tỏ vẻ quan tâm đến chúng tôi và giữ đúng hướng cũ. Trời dịu dần rồi tối lúc nào tôi không rõ. Tôi xuống kiếm anh Tư:
- Xong chèo chưa?
- Sắp. Sáng mai sáu tay chèo lo gì không đến mé.
Gió thổi nhẹ, đủ làm phồng chiếc buồm rộng. Tôi ngả lưng cạnh cu Tí. Trông chú bé sụt hẳn, hai má hết phúng phính. Tôi cười, chú không cười lại như mọi khi. Tôi im lặng nhìn khuôn mặt bé bỏng nghĩ đến những hình ảnh rùng rợn. Thái đã thông báo số nước chỉ đủ cầm cự thêm một ngày nữa. Nếu đói khát thì hẳn là trẻ con sẽ chết trước tiên. Đã có những người cha ăn thịt con. Liệu tôi có... Tôi nhìn chú bé đang nằm liệt, lắc đầu không dám nghĩ tiếp.
Từ sáng đến giờ, mỗi người được một chén cháo lưng và một hớp nước. Cổ họng tôi khô ran, tiếng tôi khàn đi. Tôi nuốt nước bọt đều đều và cỗ dỗ mình vào giấc ngủ. Đêm rồi cũng trôi qua. Chúng tôi đã lênh đênh hơn một tuần và chưa biết số phận rồi sẽ trôi dạt về đâu. Kỳ lạ là không một ai trên thuyền lo lắng hay sợ hãi. Ngay từ mờ sáng, Tư Nhiễn đã hò hét mọi người. Tổng cộng mới làm xong 4 cái chèo nên chúng tôi đồng ý chia ra 4 toán. Mỗi người chèo nửa tiếng. Cang, Tư Nhiễn phải chỉ một hồi, chúng tôi mới chèo đúng kiểu.
- Ê! thuyền đi không?
- Đi dữ dội. Cố lên anh em. Chèo như nô lệ thời Trung Cổ là khá ngay. Có cặp rằng Tư Nhiễn nghe. Anh em cười và cố chèo.
Người nào chưa tới lượt đều phải chui vào khoang để tránh ra mồ hôi. Chúng tôi thi nhau chèo, cùng nghiêng mái, cùng nhún tới lấy đà, ngả nhẹ phía sau, đẩy như một tay chèo nhà nghề. Có vẻ con thuyền có đi. Nhưng điều quan hệ hơn cả là chúng tôi chiến đấu. Biển thật đẹp nhưng chết người vì nắng. Chúng tôi phải dội nước liên tiếp lên sập thuyền, phải chống với cái khát ghê gớm. Thái báo cáo chính xác chúng tôi còn gần 60 lít nước, 40 gói mì và nửa kí đường. Không đủ một bữa cho 48 người. Tôi dặn đi dặn lại Thái phải cương quyết trong việc phát khẩu phần. Hai nắp nước một ngày. Bốn người một gói mì. Nếu duy trì được như vậy, chúng tôi có thể chiến đấu 4 ngày đêm nữa. Tôi cũng hi vọng trời sẽ mưa.
- Ráng lên, sắp tới nơi rồi anh em ơi. Có một con chuồn chuồn. Chúng tôi ngạc nhiên nhìn con vật bé bỏng màu nâu đó. Sao nó lại ở chỗ này? Tôi hỏi anh Bé, người có thẩm quyền nhất trong đám tụi tôi. Anh lắc đầu. Một là anh không biết biển có chuồn chuồn không. Hay là gần đây có hoang đảo chăng. Tuy vậy, sinh vật tí hon đó gieo vào chúng tôi niềm hứng khởi.
Khoảng 9 giờ sáng hôm đó, một con cò lửa nặng nề đáp xuống mũi ghe. Hiệu đang ngồi gần đó trơ mắt nhìn. Con cò có lẽ cũng ngạc nhiên với cảnh lố nhố, gật gù cái đầu rồi vỗ cánh bay. Anh em la lớn:
- Sao không chụp nó.
- Tội nghiệp. Trông nó mệt quá. A! lại thêm một kẻ tội nghiệp, không muốn sát hại cả đến một sinh vật nhỏ bé. Nam tiếc hùi hụi. Con cò đó nuôi tụi mình một ngày đủ đa. Ai cũng cười. Con cò khá lớn, chậm chạp vỗ cánh bay về hướng bắc. Hiệu suy luận:
- Cò bay chậm rì và cũng không bay xa được. Nhất định sắp tới mé rồi. Cố lên anh em. Tôi nhớ câu thơ trong Đằng Vương Các và chưa bao giờ thấy hay như vậy.
Lạc hà dữ cô vũ tề phi Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
Nắng vẫn lên cao. Mỗi lúc một gay gắt. Vừa đẩy mái chèo, tôi nhìn chị Điển bế con, đầu tóc rũ rượi. Thằng bé cho tới lúc này vẫn còn đủ sữa, toét miệng cười rồi đưa tay hôn gió tôi. Nhìn nó, lòng tôi bùi ngùi. Bé ơi, một mai khôn lớn, nghe mẹ cha tả lại cảnh này, bé nghĩ sao? Lớn lên là người Việt Nam đầy kiêu hãnh nghe.
- Có tàu.
- Thì vẫy tay.
Thực tình chẳng ai tha thiết đến chuyện kêu cứu nữa. Chúng tôi đã thấy trên 50 tầu. Hai chiếc đã kề sát tụi tôi rồi bỏ đi. Một đã từ chối không cho lên, còn lại lờ đi. Tình đời ấm lạnh mà. Anh Tám, người kiên nhẫn nhất cũng đã nản, ngồi ngó chiếc tàu phía xa, chú nhỏ Bình quá mệt, nằm dài ra, đưa một cánh tay èo uột lên vẫy. Chúng tôi vẫn chèo. Hiệu cũng cầm chiếc gương nhỏ nháy qua nháy lại trong tư thế làm để làm. Con tàu sơn xanh trắng đẹp uy nghi đang rẽ sóng phía trước chúng tôi. Bỗng anh Tám la lên:
- Nó ngừng lại!
- Sức mấy, lo chèo đi. Sắp tới mé.
- Nó ngừng thật mà. Chân vịt nó giảm, nước không cuộn nữa. Nó ngừng mà. Anh nói thiếu điều hụt hơi, có lẽ mệt và đói. Chưa tới giờ ăn mà. Giọng nói của anh làm tụi tôi hơi tin cũng ngó chiếc tàu trước mắt. Có lẽ nó chậm lại. Chúng tôi chăm chú nhìn. Nó ngừng thật, anh em ơi. Lúc đó là 12 giờ trưa 18 tháng 5 năm 1978. Chúng tôi ra sức chèo. Khoảng cách trông thật gần mà sao xa thế. Cố lên coi. Anh Bé giữ tay lái cho vững coi. Ai nấy nhốn nháo. Anh Phúc như tỉnh hẳn. Điển la to “Để tao bơi”. Tôi phải hét lớn “còn xa, từ từ đã”, Điển mới không nhẩy xuống. Tôi một chèo, ba cha con anh Tư ba chèo, cố đẩy chiếc thuyền đi tới. Tôi nghe tiếng hét “Nó bỏ phao xuống”. Trên chiếc tàu thật đẹp đó, thủy thủ đoàn lố nhố và trên đài chỉ huy giọng nói qua máy phóng thanh vang lên nhưng chẳng ai hiểu gì cả.
- Tàu Nhật, tao thấy chữ Osaka - Sun Swallow. Én nhà trời. Thiên Nhạn. Tôi nhìn kẻ dịch chữ Sun Swallow. Ông này dịch hay thế. Tàu Sun Swallow
Anh Phúc và Điển ôm hai chiếc thùng nylon nhẩy xbơi về phía chiếc phao do tàu ném xuống. Chúng tôi vẫn cố chèo. Chánh thấy tôi thở phì phò, mồ hôi nhễ nhại mới chợt nhớ rằng tôi đứng chèo lâu quá rồi. Chánh bảo:
- Để em chèo. Anh ra lo công việc. Công việc? Tôi biết làm gì vào giờ này.
Chiến bế đứa con nhỏ, hai giòng nước mắt dòng dòng. Oanh nức nở gọi "Mẹ ơi! mẹ". Chị Điển ôm con dựa vào thành cabin mặt nhợt nhạt. Chị Lan xơ xác đưa tay vẫy. Ông Thông khẳng định "Kỳ này chắc chắn mình được cứu!" Tôi gật. Hiệu lại bảo tôi "Nếu nó không cứu, tôi nhẩy xuống biển tự tử. Các ông cố thoát, nhớ loan cho mọi người hay. Tôi chết để thức tỉnh lương tri những ông thuyền trưởng chai đá". Tôi cũng gật. Nghi và Nam lăm le sợi dây. Anh Phúc và Điển cố bơi. Dù xuống nước sau, Điển lại tới trước. Anh Phúc có vẻ đã quá mệt nhưng cũng đến được thang. Chúng tôi thấy Điển được dìu lên rồi sau đó là anh Phúc. Điển thuật lại ngay khi lên anh chỉ nói được một tiếng "Water" rồi xỉu liền. Thủy thủ đưa anh lên cho uống một thứ nước mà anh đoán có bạc hà. Anh tỉnh lập tức. Yêu cầu được cứu. Vị thuyền trưởng hỏi có súng, anh lắc đầu lia lịa:
- No gun, no explosive!
Vị thuyền trưởng vừa cho hay đồng ý cứu là Điển "sống lại" chạy băng ra ngoài vẫy chúng tôi. Bốn cái chèo vẫn ngoáy nước. Trên thuyền tiếng khóc như di, nhất là khi thấy Điển xuất hiện giơ tay vẫy. Thủy thủ trên tàu cũng xôn xao chạy tới chạy lui. Họ thả cầu thang thấp chờ đợi. Dần dần chúng tôi cũng cập sát được tàu. Đúng lúc đó, Oanh xỉu, ngã vào tôi. Tôi ôm cô bé, nhìn cảnh thuyền tôi đang kề vào chân thang. Tôi hét lớn:
- Lên từng người một. Lo đỡ đàn bà con nít. Họ tỏ ra kỷ luật, dìu nhau chầm chậm leo lên.
Tôi ghé vai cõng Oanh. Vừa lên đến sàn tàu, tôi gục xuống. Mọi người được uống nước ngay lập tức. Có lẽ do Điển nói trước. Đích thân thuyền trưởng Kim Do Yung đỡ tôi dậy. Tôi được ông hỏi có thể đánh đắm chiếc thuyền không. Ông giải thích để nó trôi giạt rất nguy hiểm cho tàu khác, vả lại nó cũng sắp chìm rồi. Tôi đồng ý ngay. Ông hỏi tôi còn muốn lấy gì ở thuyền nữa không. Tôi lắc đầu. Đích thân ông xuống chiếc thuyền của chúng tôi và một lát sau đi lên. Chiếc thuyền bị đẩy ra xa. Mũi thuyền ngóc lên cao, phía sau lún xuống dần. Mảnh áo cà sa làm buồm màu vàng vẫn cố bọc gió phồng lên. Độ năm phút sau, chiếc thuyền nhỏ bé thân yêu của chúng tôi chìm sâu vào lòng đại dương. Chúng tôi được vớt cách Tân Gia Ba 241 hải lý về phia đông bắc vào lúc 13 giờ chiều ngày 18-5-78 và được tàu Sun Swallow đưa về Chiba, Nhật Bản bảy hôm sau vào ngày 25-5-78.
Ân tình
Phần cuối của lời tường thuật này xin để riêng cảm ơn thuyền trưởng Kim Do Yung và toàn thể thủy thủ đoàn tàu Sun Swallow. Không có lòng hào hiệp của vị thuyền trưởng khả kính cũng như toàn thể thủy thủ đoàn tàu Sun Swallow, chúng tôi đã chết giữa biển cả. Ngay khi nhìn thấy chúng tôi trong cảnh bệ rạc đó giữa biển, họ đã biết chúng tôi là người Việt Nam vượt biển trốn Cộng Sản. Họ cũng rõ những thủ tục do các quốc gia Đông Nam Á cùng nhiều nơi khác đặt ra đẩy họ vào những phiền toái đôi khi đến mất sở làm. Nhưng họ đã ngừng tàu lại để đón chúng tôi ngay sau khi hỏi ý công ty. Tôi xin viết ra đây lời phát biểu đã được chị Nguyễn Hữu Điển đọc nhân bữa tiệc thuyền trưởng và thủy thủ đoàn tiễn biệt chúng tôi trước hôm chúng tôi lên bờ. Đó cũng là lời kết cho tập viết này. " ... Chúng tôi đã vượt mọi hiểm nghèo và chông gai để tìm Tự Do. Quý vị là những người đã giúp chúng tôi thoát. Khi ngừng tàu lại, hẳn quý vị biết rõ những phiền toái sẽ đến với quý vị, nhưng do tình người quý vị đã cho chúng tôi lên tàu Sun Swallow này. Chúng tôi đã tìm lại Tự Do ngay từ giây phút đầu tiên đặt chân lên tàu. Bổn phận còn lại của chúng tôi trong những ngày sắp tới là đấu tranh cho tự do cho đồng bào ruột thịt của chúng tôi hiện đang sống tại Việt Nam. Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, chúng tôi cũng tâm niệm và rao truyền cho con cháu chúng tôi điều này..."
"Bể vô tận xá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền xin ghé bến cô liêu"
Bài thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương chúng tôi đã học với thầy Ý từ hồi Chu Văn An. Tôi nhìn Bằng:
- Ê mày, nhớ ông thầy Trần Đình Ý không? Bỗng nhiên chúng tôi như coi thường mọi sự. Mấy bà mấy cô đua nhau ra ngồi ngoài sau lái múc nước tắm. Trẻ con thi nhau dội nước lên đầu nhau. Nắng lên dần. Những đồ đạc ướt nhẹp từ mấy hôm nay đem ra phơi. Cảnh tượng chiếc tàu giống như trại tản cư. Chẳng ai buồn cả. Nam ngồi cạnh mạn thuyền bỗng kêu lên.
- Có rắn. Con rắn biển nhỏ mà dài, lưng đen, bụng vàng nhạt lững lờ trong làn nước xanh.
- Gặp rắn thì đi, gặp qui thì về. Thế nào mình cũng đến nơi. Tin tôi đi.
Ai cũng tin Nam. Có lẽ sự lạc quan kỳ diệu đã giúp chúng tôi thoát chết. Vả lại, có chết ở đây cũng vui mà. Những con cá nược khổng lồ nhào lên nhào xuống trước mũi thuyền, tha hồ cho chúng tôi ngắm.
Bể khá êm. Nếu đủ lương thực và nước nôi rồi cứ trôi mãi như thế này thì thú quá. Nhưng sự thực phũ phàng là chúng tôi đói và khát. Đâu có thể phung phí được. Tôi dặn kỹ Thái. Cương quyết chỉ phát đúng số khẩu phần đã qui định. Trẻ con khóc cũng đành chịu. Tôi nhìn môi anh Phúc khô nứt ra, lòng xót xa. Tôi nhìn Đàn như muốn lả đi, không biết nói sao. Anh ơi! em ơi! vì tự do chúng ta đã phải bỏ quê hương xứ sở, vì muốn sống kiếp người mình phải ra đi. Đã đi là chấp nhận tất cả. Chết giữa biển cũng vui mà. Tôi dựa vào thành thuyền. Cô bé Oanh lâm râm khấn Đức Mẹ. Một lát Oanh bật khóc. Tôi ngạc nhiên:
- Sao vậy?
- Bây giờ cháu thấy thương mẹ cháu. Mọi khi cái gì cũng có mẹ lo. Bây giờ...
- Tầm xàm. Còn bao nhiêu chú bác anh chị đây. Cháu muốn gì?
- Cháu thương mẹ.
- Chú cũng thương mẹ chú. Cụ bây giờ cũng vò võ một thân già. Chú cũng được mẹ chú chiều chuộng. Nhưng mẹ chú phải để chú ra đi. Mẹ cháu cũng chấp nhận cháu ra đi. Những người mẹ đó thương con biết ngần nào, vậy mà họ đã phải cắn răng nhìn con cái ra đi. Phải xứng đáng với lòng hy sinh đó. Chiến đấu đi Oanh. Vui lên. Oanh vui là ở nhà mẹ vui.
Tối hôm đó bụng đói, miệng khát chúng tôi ngắm sao trên bầu trời. Tầu lớn đi lại tấp nập. Chúng tôi đốt lửa kêu cứu nhưng vô vọng. Anh Tư nằm dài cạnh tôi. “Kìa là sao Lưỡi Cày. Chùm đó là chùm sao Tua. Chỗ mờ mờ kia là Sao Khuê”. “Sao Khuê chín cái nằm kề. Thương anh từ thuở mẹ về với cha. Nghĩ ra các cụ ngày xưa tán hay thiệt há ông?” “Tôi có biết tán đâu. Ông già tôi bảo đi cưới thì đi cưới, chớ nào có tán tỉnh gì. Vậy mà giờ nhớ nó ghê. Mấy chục năm ăn ở với nhau mà phải bỏ đi. Thiệt. Sao ông không dẫn bà nào đi?” “Bà nào cũng kẹt hết anh Tư ơi!” Chúng tôi nằm tâm sự vụn đủ thứ và tôi thiếp đi trong giấc ngủ nhẹ nhàng. Sáng sớm hôm sau, anh Tư lay tôi dậy. Cánh buồm không gió rũ xuống ảo não. Biển sóng nhẹ. Chiếc thuyền bập bềnh như chiếc phao, không di động. Mặt trời chưa lên nhưng phía đông đã hừng sáng. Chắc chắn hôm nay sẽ nắng nữa. Tôi nghĩ đến số nước còn lại mà lo. Anh Tư bó gối nhìn tôi:
- Tính sao chứ như vầy không? Đêm qua, chẳng tầu nào chú ý đến mình cả.
- Bình tĩnh anh Tư, sắp đến mé rồi. Chánh, Nam bò lại chỗ tôi. Phải làm một cái gì đi anh. Tôi gọi mọi người tới nói:
- Chúng ta lâm vào thế kẹt. Hi vọng được tàu vớt quá mong manh. Ai có sáng kiến gì không?
- Làm lưới bắt cá. Hôm qua tôi thấy có cá ở phía sau thuyền. Có cá ăn đỡ lắm. Hiệu đề nghị:
- Tôi đề nghị làm giấy kêu cứu thả xuống biển.
Chúng tôi thi hành cả hai ý kiến. Mẩu tin kêu cứu được viết bằng tiếng Anh đại ý cho biết 48 người trốn khỏi địa ngục Cộng Sản đang trong tình trạng tuyệt vọng, không nước, không đồ ăn, máy hư. Chúng tôi cột thư kêu cứu vào thùng nylon. thả xuống biển. Tất cả sáu cái được gửi đi. Trong khi đang lui cui cùng anh Phúc viết lời kêu cứu thì có tiếng reo hò ở phía sau. Một đàn cá lọt vào lưới. Tổng cộng chúng tôi bắt được 37 con cá to bằng hai ngón tay. Ước gần một kí. Ngoài ra có một con to bằng cổ tay có sọc nhạt. Bàn tính một hồi anh em đồng ý nấu cháo cá. Mỗi người được gần một chén. Tôi húp thật chậm. Chưa có bát cháo nào ngon như vậy. Cháo ngọt lịm, thấm vào tim gan tì phế. Một chú bé bưng chén vào xin thêm. Ai cũng cười. Hết rồi, xương cũng không còn. Đó là đàn cá duy nhất dại dột chui vào tấm lưới bé tí teo của chúng tôi. Bộ lưới hành nghề chính thức trên thuyền đã phải quẳng đi ngay khi ra khỏi đèn phao Cần Giờ. Miếng lưới con con này là của đám ở rừng mang theo, vốn chỉ là lưới tay bắt tôm ở ven sông. Chẳng có ai tin rằng nó lại hữu ích như vậy. Niềm vui vì cá không kéo dài vì nắng mỗi lúc một gay gắt. Hiệu và Nam tìm tôi:
- Tại sao không kết bè. Cử sứ giả đi may ra thoát.
Hai người này đề nghị dùng 4 thùng nylon cột lại và họ sẽ đi để may ra gặp tàu vớt hay tìm được đảo. Họ chỉ xin mỗi người hai gói mì và một nửa lít nước. Tôi hỏi ý kiến anh em. Không ai đồng ý. Sống cùng sống, chết cùng chết. Hiệu và Nam nằng nặc đòi thi hành nhưng không được. Anh Tư trầm ngâm rồi lôi tôi ra một chỗ:
- Tôi nói riêng với ông rồi ông thử hỏi mọi người xem. Không lẽ chịu chết vô lý thế này à? Mình phá ít ván làm chèo thì sao? Chèo mãi cũng phải tới mé chứ?
- Thuyền cỡ này chèo được không?
- Không được cũng chèo! Phải làm cái gì chứ. Cái ý chí quyết sống thật ghê gớm. Tôi đăm đăm nhìn anh Tư. Nắng bể làm anh xẫm như pho tượng đồng đen. Cằm anh vuông toát ra vẻ cương nghị. Con sâu cái kiến cũng muốn sống nữa huống chi con người. Mần ngay anh Tư. Mọi người xúm lại tìm cách làm chèo. Tôi vốn vụng về dốt nát với loại công việc này nên được phép lên canh chừng tàu để kêu cứu. Tôi bật cười vì câu phê phán của anh Phúc trước sự vô tình của những con tàu lớn "Đúng là tình đời". Người trí thức như anh không nặng lời với ai được. Những con tàu vẫn ngược xuôi tứ phía. Tôi hỏi Hiệu:
- Đếm được mấy cái rồi ông?
- Ít nhất cũng 43, chưa kể những cái quá xa thì bỏ.
- Mấy cái hồi sáng đi gần xịt bên mình đề tên tàu gì vậy? Nhặt tấm gương soi mắt bé tí teo của chị Lan lên, tôi hỏi: - SOS đánh làm sao?
- Ba ngắn – ba dài – ba ngắn.
Một chiếc tàu đi phía trái. Tôi chớp gương. Hiệu xử dụng cờ trắng vẫy lia lịa. Hai ba người khác thi nhau vẫy. Tầu to, màu trắng, dáng thanh tú, lướt sóng thật đẹp. Bọt nước trắng xóa tỏa từ mũi xuôi xuống hai bên thuyền. Con tàu không tỏ vẻ quan tâm đến chúng tôi và giữ đúng hướng cũ. Trời dịu dần rồi tối lúc nào tôi không rõ. Tôi xuống kiếm anh Tư:
- Xong chèo chưa?
- Sắp. Sáng mai sáu tay chèo lo gì không đến mé.
Gió thổi nhẹ, đủ làm phồng chiếc buồm rộng. Tôi ngả lưng cạnh cu Tí. Trông chú bé sụt hẳn, hai má hết phúng phính. Tôi cười, chú không cười lại như mọi khi. Tôi im lặng nhìn khuôn mặt bé bỏng nghĩ đến những hình ảnh rùng rợn. Thái đã thông báo số nước chỉ đủ cầm cự thêm một ngày nữa. Nếu đói khát thì hẳn là trẻ con sẽ chết trước tiên. Đã có những người cha ăn thịt con. Liệu tôi có... Tôi nhìn chú bé đang nằm liệt, lắc đầu không dám nghĩ tiếp.
Từ sáng đến giờ, mỗi người được một chén cháo lưng và một hớp nước. Cổ họng tôi khô ran, tiếng tôi khàn đi. Tôi nuốt nước bọt đều đều và cỗ dỗ mình vào giấc ngủ. Đêm rồi cũng trôi qua. Chúng tôi đã lênh đênh hơn một tuần và chưa biết số phận rồi sẽ trôi dạt về đâu. Kỳ lạ là không một ai trên thuyền lo lắng hay sợ hãi. Ngay từ mờ sáng, Tư Nhiễn đã hò hét mọi người. Tổng cộng mới làm xong 4 cái chèo nên chúng tôi đồng ý chia ra 4 toán. Mỗi người chèo nửa tiếng. Cang, Tư Nhiễn phải chỉ một hồi, chúng tôi mới chèo đúng kiểu.
- Ê! thuyền đi không?
- Đi dữ dội. Cố lên anh em. Chèo như nô lệ thời Trung Cổ là khá ngay. Có cặp rằng Tư Nhiễn nghe. Anh em cười và cố chèo.
Người nào chưa tới lượt đều phải chui vào khoang để tránh ra mồ hôi. Chúng tôi thi nhau chèo, cùng nghiêng mái, cùng nhún tới lấy đà, ngả nhẹ phía sau, đẩy như một tay chèo nhà nghề. Có vẻ con thuyền có đi. Nhưng điều quan hệ hơn cả là chúng tôi chiến đấu. Biển thật đẹp nhưng chết người vì nắng. Chúng tôi phải dội nước liên tiếp lên sập thuyền, phải chống với cái khát ghê gớm. Thái báo cáo chính xác chúng tôi còn gần 60 lít nước, 40 gói mì và nửa kí đường. Không đủ một bữa cho 48 người. Tôi dặn đi dặn lại Thái phải cương quyết trong việc phát khẩu phần. Hai nắp nước một ngày. Bốn người một gói mì. Nếu duy trì được như vậy, chúng tôi có thể chiến đấu 4 ngày đêm nữa. Tôi cũng hi vọng trời sẽ mưa.
- Ráng lên, sắp tới nơi rồi anh em ơi. Có một con chuồn chuồn. Chúng tôi ngạc nhiên nhìn con vật bé bỏng màu nâu đó. Sao nó lại ở chỗ này? Tôi hỏi anh Bé, người có thẩm quyền nhất trong đám tụi tôi. Anh lắc đầu. Một là anh không biết biển có chuồn chuồn không. Hay là gần đây có hoang đảo chăng. Tuy vậy, sinh vật tí hon đó gieo vào chúng tôi niềm hứng khởi.
Khoảng 9 giờ sáng hôm đó, một con cò lửa nặng nề đáp xuống mũi ghe. Hiệu đang ngồi gần đó trơ mắt nhìn. Con cò có lẽ cũng ngạc nhiên với cảnh lố nhố, gật gù cái đầu rồi vỗ cánh bay. Anh em la lớn:
- Sao không chụp nó.
- Tội nghiệp. Trông nó mệt quá. A! lại thêm một kẻ tội nghiệp, không muốn sát hại cả đến một sinh vật nhỏ bé. Nam tiếc hùi hụi. Con cò đó nuôi tụi mình một ngày đủ đa. Ai cũng cười. Con cò khá lớn, chậm chạp vỗ cánh bay về hướng bắc. Hiệu suy luận:
- Cò bay chậm rì và cũng không bay xa được. Nhất định sắp tới mé rồi. Cố lên anh em. Tôi nhớ câu thơ trong Đằng Vương Các và chưa bao giờ thấy hay như vậy.
Lạc hà dữ cô vũ tề phi Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
Nắng vẫn lên cao. Mỗi lúc một gay gắt. Vừa đẩy mái chèo, tôi nhìn chị Điển bế con, đầu tóc rũ rượi. Thằng bé cho tới lúc này vẫn còn đủ sữa, toét miệng cười rồi đưa tay hôn gió tôi. Nhìn nó, lòng tôi bùi ngùi. Bé ơi, một mai khôn lớn, nghe mẹ cha tả lại cảnh này, bé nghĩ sao? Lớn lên là người Việt Nam đầy kiêu hãnh nghe.
- Có tàu.
- Thì vẫy tay.
Thực tình chẳng ai tha thiết đến chuyện kêu cứu nữa. Chúng tôi đã thấy trên 50 tầu. Hai chiếc đã kề sát tụi tôi rồi bỏ đi. Một đã từ chối không cho lên, còn lại lờ đi. Tình đời ấm lạnh mà. Anh Tám, người kiên nhẫn nhất cũng đã nản, ngồi ngó chiếc tàu phía xa, chú nhỏ Bình quá mệt, nằm dài ra, đưa một cánh tay èo uột lên vẫy. Chúng tôi vẫn chèo. Hiệu cũng cầm chiếc gương nhỏ nháy qua nháy lại trong tư thế làm để làm. Con tàu sơn xanh trắng đẹp uy nghi đang rẽ sóng phía trước chúng tôi. Bỗng anh Tám la lên:
- Nó ngừng lại!
- Sức mấy, lo chèo đi. Sắp tới mé.
- Nó ngừng thật mà. Chân vịt nó giảm, nước không cuộn nữa. Nó ngừng mà. Anh nói thiếu điều hụt hơi, có lẽ mệt và đói. Chưa tới giờ ăn mà. Giọng nói của anh làm tụi tôi hơi tin cũng ngó chiếc tàu trước mắt. Có lẽ nó chậm lại. Chúng tôi chăm chú nhìn. Nó ngừng thật, anh em ơi. Lúc đó là 12 giờ trưa 18 tháng 5 năm 1978. Chúng tôi ra sức chèo. Khoảng cách trông thật gần mà sao xa thế. Cố lên coi. Anh Bé giữ tay lái cho vững coi. Ai nấy nhốn nháo. Anh Phúc như tỉnh hẳn. Điển la to “Để tao bơi”. Tôi phải hét lớn “còn xa, từ từ đã”, Điển mới không nhẩy xuống. Tôi một chèo, ba cha con anh Tư ba chèo, cố đẩy chiếc thuyền đi tới. Tôi nghe tiếng hét “Nó bỏ phao xuống”. Trên chiếc tàu thật đẹp đó, thủy thủ đoàn lố nhố và trên đài chỉ huy giọng nói qua máy phóng thanh vang lên nhưng chẳng ai hiểu gì cả.
- Tàu Nhật, tao thấy chữ Osaka - Sun Swallow. Én nhà trời. Thiên Nhạn. Tôi nhìn kẻ dịch chữ Sun Swallow. Ông này dịch hay thế. Tàu Sun Swallow
Anh Phúc và Điển ôm hai chiếc thùng nylon nhẩy xbơi về phía chiếc phao do tàu ném xuống. Chúng tôi vẫn cố chèo. Chánh thấy tôi thở phì phò, mồ hôi nhễ nhại mới chợt nhớ rằng tôi đứng chèo lâu quá rồi. Chánh bảo:
- Để em chèo. Anh ra lo công việc. Công việc? Tôi biết làm gì vào giờ này.
Chiến bế đứa con nhỏ, hai giòng nước mắt dòng dòng. Oanh nức nở gọi "Mẹ ơi! mẹ". Chị Điển ôm con dựa vào thành cabin mặt nhợt nhạt. Chị Lan xơ xác đưa tay vẫy. Ông Thông khẳng định "Kỳ này chắc chắn mình được cứu!" Tôi gật. Hiệu lại bảo tôi "Nếu nó không cứu, tôi nhẩy xuống biển tự tử. Các ông cố thoát, nhớ loan cho mọi người hay. Tôi chết để thức tỉnh lương tri những ông thuyền trưởng chai đá". Tôi cũng gật. Nghi và Nam lăm le sợi dây. Anh Phúc và Điển cố bơi. Dù xuống nước sau, Điển lại tới trước. Anh Phúc có vẻ đã quá mệt nhưng cũng đến được thang. Chúng tôi thấy Điển được dìu lên rồi sau đó là anh Phúc. Điển thuật lại ngay khi lên anh chỉ nói được một tiếng "Water" rồi xỉu liền. Thủy thủ đưa anh lên cho uống một thứ nước mà anh đoán có bạc hà. Anh tỉnh lập tức. Yêu cầu được cứu. Vị thuyền trưởng hỏi có súng, anh lắc đầu lia lịa:
- No gun, no explosive!
Vị thuyền trưởng vừa cho hay đồng ý cứu là Điển "sống lại" chạy băng ra ngoài vẫy chúng tôi. Bốn cái chèo vẫn ngoáy nước. Trên thuyền tiếng khóc như di, nhất là khi thấy Điển xuất hiện giơ tay vẫy. Thủy thủ trên tàu cũng xôn xao chạy tới chạy lui. Họ thả cầu thang thấp chờ đợi. Dần dần chúng tôi cũng cập sát được tàu. Đúng lúc đó, Oanh xỉu, ngã vào tôi. Tôi ôm cô bé, nhìn cảnh thuyền tôi đang kề vào chân thang. Tôi hét lớn:
- Lên từng người một. Lo đỡ đàn bà con nít. Họ tỏ ra kỷ luật, dìu nhau chầm chậm leo lên.
Tôi ghé vai cõng Oanh. Vừa lên đến sàn tàu, tôi gục xuống. Mọi người được uống nước ngay lập tức. Có lẽ do Điển nói trước. Đích thân thuyền trưởng Kim Do Yung đỡ tôi dậy. Tôi được ông hỏi có thể đánh đắm chiếc thuyền không. Ông giải thích để nó trôi giạt rất nguy hiểm cho tàu khác, vả lại nó cũng sắp chìm rồi. Tôi đồng ý ngay. Ông hỏi tôi còn muốn lấy gì ở thuyền nữa không. Tôi lắc đầu. Đích thân ông xuống chiếc thuyền của chúng tôi và một lát sau đi lên. Chiếc thuyền bị đẩy ra xa. Mũi thuyền ngóc lên cao, phía sau lún xuống dần. Mảnh áo cà sa làm buồm màu vàng vẫn cố bọc gió phồng lên. Độ năm phút sau, chiếc thuyền nhỏ bé thân yêu của chúng tôi chìm sâu vào lòng đại dương. Chúng tôi được vớt cách Tân Gia Ba 241 hải lý về phia đông bắc vào lúc 13 giờ chiều ngày 18-5-78 và được tàu Sun Swallow đưa về Chiba, Nhật Bản bảy hôm sau vào ngày 25-5-78.
Ân tình
Phần cuối của lời tường thuật này xin để riêng cảm ơn thuyền trưởng Kim Do Yung và toàn thể thủy thủ đoàn tàu Sun Swallow. Không có lòng hào hiệp của vị thuyền trưởng khả kính cũng như toàn thể thủy thủ đoàn tàu Sun Swallow, chúng tôi đã chết giữa biển cả. Ngay khi nhìn thấy chúng tôi trong cảnh bệ rạc đó giữa biển, họ đã biết chúng tôi là người Việt Nam vượt biển trốn Cộng Sản. Họ cũng rõ những thủ tục do các quốc gia Đông Nam Á cùng nhiều nơi khác đặt ra đẩy họ vào những phiền toái đôi khi đến mất sở làm. Nhưng họ đã ngừng tàu lại để đón chúng tôi ngay sau khi hỏi ý công ty. Tôi xin viết ra đây lời phát biểu đã được chị Nguyễn Hữu Điển đọc nhân bữa tiệc thuyền trưởng và thủy thủ đoàn tiễn biệt chúng tôi trước hôm chúng tôi lên bờ. Đó cũng là lời kết cho tập viết này. " ... Chúng tôi đã vượt mọi hiểm nghèo và chông gai để tìm Tự Do. Quý vị là những người đã giúp chúng tôi thoát. Khi ngừng tàu lại, hẳn quý vị biết rõ những phiền toái sẽ đến với quý vị, nhưng do tình người quý vị đã cho chúng tôi lên tàu Sun Swallow này. Chúng tôi đã tìm lại Tự Do ngay từ giây phút đầu tiên đặt chân lên tàu. Bổn phận còn lại của chúng tôi trong những ngày sắp tới là đấu tranh cho tự do cho đồng bào ruột thịt của chúng tôi hiện đang sống tại Việt Nam. Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, chúng tôi cũng tâm niệm và rao truyền cho con cháu chúng tôi điều này..."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét