khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Tự Do Vô Cùng Quí Báu, Đáng Để Tranh Đấu Dù Có Bị Tù Đầy - Tác giả Joshua Wong





Tháng 12 năm 2014, vào những ngày cuối của Phong Trào Ô Dù Tranh Đấu Cho Tự Do (Umbrella Movement), nhiều biểu ngữ được trương lên. Nổi bật nhất là tấm biểu ngữ: Chúng Ta sẽ trở lại tranh đấu được treo đầy dọc theo đường Hartcourt Road, một trong ba con đường chính đoàn biểu tình ôn hòa từng chiếm ngụ trong gần ba tháng. Cuộc biểu tình phản đối không đạt được mục tiêu của nó là đòi hỏi tổng tuyển cử bầu người Tổng Quản Trị cho Hong Kong. Nhưng cuộc biểu tình đã thức tỉnh cả một thế hệ dân Hong Kong phải nổi dậy chống lại sự can thiệp của Bắc Kinh, và cho thấy sức mạnh của thái độ bất phục tòng dân sự.

Lời hứa đó đã được thực hiện khi hơn một triệu người đổ ra đường phố chống lại luật tu chính cho phép Bắc Kinh đòi dẫn độ bất cứ cá nhân nào từ Hong Kong. Vị Tổng Quản Trị Hành Chính là người có quyền quyết định sau cùng, nhưng quan chức này lại do chính phủ Trung Cộng chọn ra, do đó, chúng ta có quyền hoài nghi về quyết định của quan chức đó. Nhưng rồi cuộc tuần hành bất bạo động diễn ra hôm 9 tháng Sáu đã không lay chuyển được suy nghĩ trong đầu của bà Carrie Lam, vì thế những người phản đối buộc lòng phải làm những bước kế tiếp. Tôi vô cùng xúc động khi thấy trên truyền hình những người biểu tình phản đối nhà cầm quyền, và chiếm đóng trở lại con đường Hartcourt Road. Năm năm trước đây, tôi bị giam giữ tại ty cảnh sát nơi đang diễn ra cuộc biểu tình ngày nay. Tôi tiếc không có dịp hò hét xuống đường một lần nữa tại đây. Bây giờ tôi phản đối ở địa điểm khác: Ở Trung Tâm Tiếp Nhận Lai Chi Kok. Là một lãnh tụ của Phong Trào Ô Dù Tranh Đấu cho Tự Do, tôi đang chịu án tù lần thứ ba trong nhà giam.
Ở trong nhà tù, tin tức về thế giới bên ngoài rất hạn chế. Nhưng tôi tìm mọi cơ hội để theo dõi tin tức trên truyền hình, hay trên báo chí. Điều kiện vệ sinh trong trại giam rất tồi tệ, chúng tôi không có nước, có khăn để chùi bàn, phải dùng kem đánh răng để lau chùi bàn ghế. Trong những ngày hè nóng dữ dội, cái nóng chỉ làm cho gió từ quạt trần thêm ngộp thở. Tôi ở chung phòng giam với 5 người nữa, hầu như không thể nào giữ kín chuyện riêng tư được, chỉ có một nhà cầu loại ngồi xổm. Giây phút tôi mong đợi nhất là được người nhà, hay bạn bè vào thăm. Tôi được thấy mặt họ qua khung cửa kính, và nói chuyện với họ bằng điện thoại.

Việc tôi bị mất tự do ngày nay là cái giá tôi biết mình phải trả cho thành phố tôi yêu quí. Trong vòng năm năm qua, kể từ ngày Phong Trào Ô Dù khởi sự, và nhất là từ khi bà Tổng Quản Trị Lam lên nắm quyền hành vào năm 2017, tính chất tự trị của Hong Kong ngày càng suy đồi, các ứng viên đối lập đều bị Bắc Kinh ngăn cản. Đảng Quốc Gia- National Party- kêu gọi độc lập, tự do cho Hong Kong đã hoàn toàn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Đạo luật National Anthem Ordinance đưa ra để kết tội tất cả những cá nhân nào tỏ ý bất kính với bản quốc ca “Vạn Lý Trường Chinh”. Trung cộng cương quyết ép buộc Hong Kong đi vào khuôn phép của họ. Hong Kong không có quyền có lập trường, thái độ chính trị riêng. Điều đó có nghĩa là tự do sẽ bị giảm bớt cho tất cả mọi người.

Tổng thống John F. Kennedy ngày xưa từng nói rằng: “Những kẻ nào không cho cách mạng ôn hòa được thực hiện, kẻ đó sẽ làm cho cách mạng bạo động xảy ra, không thể tránh được.”. Trong lúc tôi tin tưởng rằng phản kháng bất bạo động vẫn là phương thức hay nhất để đem lại an ninh cho cuộc sống của chúng ta, Trung cộng và chính phủ bù nhìn của họ ở Hong Kong sẽ phải chịu trách nhiệm về tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng hiện nay. Vả chăng đây không phải chỉ là một trường hợp đơn lẻ, cô lập, Bắc Kinh đã vươn bàn tay thống trị của hoàng triều Trung quốc đi khắp nơi, từ Đài Loan sang đến Tân Cương, Biển Đông và nhiều nơi xa nữa. Tuy nhiên, với mục tiêu này, Trung cộng sẽ khiến thành phố thân yêu của tôi sẽ không bao giờ được như trước.

Vì an ninh và quyền lợi kinh doanh của Mỹ cũng sẽ bị thiệt hại do luật dẫn độ người về Trung Hoa lục địa áp dụng trong tương lai, tôi tin rằng thời điểm đã chín mùi để Hoa Thịnh Đốn phải thẩm lượng lại Đạo Luật Quan Hệ Giữa Hoa Kỳ và Hong Kong, còn gọi là US-Hong Kong Policy Act ký kết năm 1992.Tôi thiết tha kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ hãy cứu xét lại Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ cho Hong Kong. Tất cả những nước khác trong cộng đồng quốc tế cũng nên xét lại quan hệ ngoại giao của họ đối với Trung Cộng. Thắng lợi cho Bắc Kinh có nghĩa là sự thắng lợi cho chế độ độc tài chuyên chế ở khắp mọi nơi. Để tâm theo dõi diễn biến xảy ra ở Hong Kong sẽ gửi đi một thông điệp quan trọng cho nhà cầm quyền Trung cộng rằng chế độ dân chủ sẽ là con đường phải đi trong tương lai, không thể là chế độ độc tài toàn trị được. Điều đó cũng giúp cho hy vọng của chúng tôi vẫn được sống mãi, khi biết rằng chúng tôi không tranh đấu một cách đơn độc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét