khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Ba, 5 tháng 2, 2019

Điệp viên nhị trùng Phạm Ngọc Thảo qua hồi ức của người cháu



Khi chúng tôi gần đến bảo tàng cách mạng ở Bến Tre, một tòa nhà cổ thời thuộc địa Pháp, tôi có cảm giác quen thuộc kỳ lạ. Tôi nhận ra mình đã đến đây, từ lâu lắm.
 
Cùng một vài người thân, tôi đến Bến Tre vì nghe nói một phần bảo tàng dành trưng bày về chú tôi, Phạm Ngọc Thảo, còn được gọi là Albert, cựu đại tá quân đội miền Nam Việt Nam.

Được nhiều người ngưỡng mộ vì sự nhanh trí hài hước, tự trọng, tử tế với cấp dưới, và cũng bị nhiều người nghi ngờ, danh tiếng của ông Thảo đã tăng lên từ cái chết của ông trong thời chiến. Trong một diễn biến khó tin, ông sau này còn được đảng cộng sản vinh danh vì "thành tích" chống chính quyền Sài Gòn.

Năm 1995, 30 năm sau cái chết của ông, Hà Nội công nhận ông là anh hùng lực lượng vũ trang. Thi hài của ông được đặt ở một nghĩa trang liệt sĩ, ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh.

Theo lời của Đảng, ông đã là điệp viên kép thời chiến, phá hoại chính quyền Sài Gòn.

Thời đó, người Mỹ, trong các điện tín mật, mô tả ông Thảo là "điệp viên rành nghề và lâu năm".
Cũng đúng thôi. Ông tham gia đảo chính 1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chính biến này đưa đất nước vào vòng xoáy bất ổn, tình hình quân sự thì xấu đi. Hai năm sau, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson có quyết định gửi lục quân vào Việt Nam, mở đầu 10 năm Mỹ can thiệp quân sự dẫn tới thất bại ngoại giao tệ hại.

Trong cuộc đảo chính tổng thống Diệm, ông Thảo đã lên đài phát thanh loan báo cuộc lật đổ, và hứa hẹn dân chúng rằng họ sẽ sớm được mua gạo, nước mắm ở chợ.

Ông Thảo đã gọi điện cho ông Diệm kêu gọi tổng thống đầu hàng.

Sau năm 1963, ông Thảo lại âm mưu chống người kế nhiệm ông Diệm, tướng Nguyễn Khánh. Đảo chính 1965 thất bại vì ông Khánh kịp bay ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhứt khi xe tăng phiến quân kéo vào.

Nhưng ông Khánh sau đó phải từ chức, được thay bằng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu.

Ông Thảo bị kết án tử hình vì cuộc đảo chính chống ông Khánh. Lần này, ông hết may mắn. Ông bị bắt giữ, tra tấn tới chết. Ông chết ở tuổi 43 vào tháng Bảy 1965.

Dưới thời ông Diệm, ông Thảo không chỉ là kẻ âm mưu đảo chính. Ông còn giúp phá hoại chương trình ấp chiến lược. Chương trình này vốn mất lòng dân, nhưng ông Thảo cứ kêu gọi các tỉnh trưởng và ông Diệm tiếp tục để gia tăng bất mãn chống chế độ.

Trong thời chiến, ông Thảo có lúc ngắn ngủi từng là tỉnh trưởng Bến Tre, khi đó có tên Kiến Hòa. Chính tại đây, ông Thảo khắc sâu danh tiếng là một trong những chỉ huy giỏi nhất miền Nam khi chống Việt Cộng. Sau khi ông tới vùng này, chiến sự giảm bớt, thế là ông được cho là có công đè bẹp giặc.

Sau này người ta mới biết hóa ra ông có thỏa thuận ngầm với Việt Cộng để ra vẻ là ông đã bình định tỉnh này thành công. Câu chuyện thành công đó khiến ông được sự quan tâm của các nhà báo ảnh hưởng như Joseph Alsop và ông trùm chống nổi dậy Robert Thompson.

Chú Thảo của tôi đã từng sống trong ngôi nhà mà nay là bảo tàng ở Bến Tre.

Tôi nhớ một lần, anh trai Pierre và tôi đến thăm chú Thảo. Ông dẫn chúng tôi đi thuyền - lúc ấy chắc tôi khoảng tám tuổi.

Tôi nhớ chú hỏi anh tôi có thích ăn sầu riêng không.

Từ ban công, chú chỉ vào khu rừng.

"Việt Cộng ở đó," ông nói.

Gần 60 năm đã qua. Hôm nay, chúng tôi đi theo một tour của nhân viên bảo tang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét