khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Trần Huỳnh Duy Thức là một Lodestar của Việt Nam - Tác giả Ts Nguyễn văn Tuấn




Câu chuyện bắt đầu từ một bài Op-Ed nặc danh trên nhật báo New York Time. Bài báo có tựa đề là "I Am Part of the Resistance Inside the Trump Administration" của một người tự nhận là một viên chức cao cấp trong Chính phủ Donald Trump. Người này có những nhận định -- hay nói đúng hơn là những chỉ trích -- nặng nề về ông Trump. Nhưng không ai đoán được tác giả là ai. Họ liệt kê một danh sách dài, nhưng chẳng ai biết chắc là ai, toàn làm theo kiểu 'người mù sờ voi.'

Thế là các chuyên gia về ngôn ngữ học và thống kê học trên thế giới xúm vào bàn luận đoán xem tác giả là ai. Một chuyên gia dùng thống kê để tìm các xu hướng trong bài viết và có vài so sánh thú vị (2):

• Câu văn trong bài viết thường ngắn và có vẻ 'punchy'; Ông Mike Pence có xu hướng này.

• Cách viết văn nói lên cái mà tiếng Anh gọi là 'emotional impact'; Ông Mike Pence cũng có xu hướng này.
 
• Trong một thông điệp trên twitter, chúng ta biết người viết là nam giới; Ông Mike Pence là nam giới.
 
• Và, đặc biệt là có dùng chữ 'Lodestar'. Trong bài viết có câu "We may no longer have Senator McCain. But we will always have his example — a lodestar for restoring honor to public life and our national dialogue." (Chúng tôi không còn có Thượng nghị sĩ McCain. Nhưng chúng tôi luôn luôn có tấm gương của ông -- một kim chỉ nam để khôi phục danh dự cho cuộc sống công chúng và sự đối thoại quốc gia của chúng ta).

Tất cả những kết quả phân tích trên có vẻ nghiêng về giả thuyết Mike Pence là tác giả bài xã luận. Nhưng giả thuyết này có thể không đúng vì bài viết đã qua biên tập bởi James Dao (người gốc Việt?) của tờ New York Time. Và, kinh nghiệm của tôi cho thấy bài báo nào cũng qua biên tập, và họ có xu hướng làm cho câu văn ngắn hơn và giàu cảm xúc hơn. Dân báo chí mà. Riêng chữ Lodestar thì chắc không qua biên tập.

Lodestar là một chữ tương đối cổ. Từ điển Oxford định nghĩa Lodestar là "a star that guides", hay nói theo tiếng Việt là "Kim Chỉ Nam" (hay cũng có thể hiểu là "Sao Bắc Đẩu"). Lodestar do đó chỉ người dẫn đường, người gieo cảm hứng, một tấm gương. Chữ này có nguồn gốc từ thế kỉ 14 trong tác phẩm của Goeffrey Chaucer. Nhưng trong nhiều thế kỉ sau đó cho đến nay, rất ít nhà văn và nhà báo dùng chữ lodestar.

Trong thời gian gần đây, giới báo chí chú ý đến một người hay dùng chữ này: Phó tổng thống Mĩ Mike Pence. Chẳng hạn như trong bài nói chuyện nhân dịp tranh cử năm 2017 (3), ông nói "So let us rededicate ourselves to the mission upon which this body was founded -- the first words of the U.N. Charter, 'to maintain international peace,' must again be our lodestar, our ideal, and our aspiration."

Những bài nói chuyện sau này ông cũng dùng chữ Lodestar.

Tuy nhiên, ông Mike Pence đã nói (nhiều lần) rằng ông không phải là tác giả bài báo chỉ trích ông Trump trên tờ NYTime. Nhưng đó là chuyện của ông ấy; chuyện của chúng ta là học chữ Anh. Chữ Lodestar là một danh từ tương đối cổ xưa, và nó có nghĩa là "Sao Bắc Đẩu" hay "Kim Chỉ Nam". Nhưng khi dùng để chỉ một cá nhân thì Lodestar có nghĩa là người dẫn đường, tấm gương sáng, hay người gieo cảm hứng. Ở bên Mĩ, ông John McCain được xem là một Lodestar, nhưng còn ở Việt Nam thì ai là Lodestar đây?

Cá nhân tôi thì bầu Trần Huỳnh Duy Thức là một Lodestar của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét