khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Chính phủ Trump đã trao Biển Đông cho Tàu - Source: TIME







Còn nhớ cuộc tranh cãi ồn ào về Biển Đông Nam Á (Biển Đông) không? Trung Quốc nhớ rõ, nhưng Mỹ dường như chỉ quan tâm với cuộc tấn công truyền thông xã hội của Nga ở Mỹ và chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Điều đó, kết hợp với những khoảng trống lớn trong đội ngũ đối ngoại của Trump, có thể đang giao cho Bắc Kinh kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Thêm vài lý do khác là chính sách ngoại giao khéo léo của TQ và việc thay đổi lãnh đạo ở Philippines.

Hôm thứ Năm, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thống nhất khuôn khổ một bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) sẽ áp dụng cho đường thủy gây tranh chấp này, dấu hiệu mới nhất về ảnh hưởng suy yếu của Mỹ. Gần một phần ba thương mại thế giới, trị giá 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm, đi qua Biển Đông, mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền toàn bộ và Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan đòi một phần.

Sau khi hoãn binh về COC hơn một thập kỉ, bây giờ TQ đang đẩy một dự thảo vào thời điểm tháng 8. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin thậm chí đã đưa ra một thông điệp không tế nhị bảo Mỹ đừng xía vào: "Chúng tôi hy vọng rằng các cuộc thảo luận của chúng tôi về vấn đề này sẽ không có sự can thiệp từ bên ngoài", ông nói.

Giáo sư Nick Bisley, một chuyên gia về Châu Á tại Đại học La Trobe, nói: "Lãnh đạo ở Bắc Kinh hẳn đang nghĩ rằng họ vừa trúng số. Có dấu hiệu cho thấy ASEAN sẵn sàng nhượng bộ về một số vấn đề, có lợi cho Bắc Kinh".

Một bộ quy tắc ứng xử được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2000. Sau đó, Trung Quốc đã làm các đối thủ nổi giận bằng cách chiếm giữ, mở rộng và quân sự hóa các hòn đảo và các rạn san hô ở Biển Đông - biến đổi các bãi thủy triều thấp thành những cái gọi là "tàu sân bay không thể đánh chìm". Tất cả những hành động đó đều rõ ràng vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Đáp lại, Chính quyền Obama đã tăng cường tuần tra Tự do Hàng Hải trên khu vực. Tuy nhiên, mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson nói ở các cuộc phỏng vấn để nhậm chức rằng các cuộc tuần tra cần được duy trì, và Trung Quốc sẽ "không được phép" đến thăm những hòn đảo mà họ đã xây dựng, chưa có một cuộc tuần tra nào xảy ra dưới thời Tổng thống Donald Trump. (Theo tờ New York Times, đã có ba chuyến được xin nhưng không được chấp thuận.)

Có suy đoán rằng Trump không để ý đến Biển Đông, hoặc đã cố ý không theo đuổi vấn đề này để đổi lấy sự hợp tác của Trung Quốc trong các vấn đề khác – nhất là vđ thương mại và gây áp lực lên Bắc Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân.

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự của Học viện Quốc phòng Úc, cho biết: "Tổng thống Trump ngần ngại đối mặt với Trung Quốc trên Biển Đông một phần là do ông vẫn chưa bổ nhiệm xong các quan chức cấp cao cho Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng. Kết quả là chính phủ Trump có một cái nhìn chiến lược cận thị hơn là một cái nhìn chiến lược toàn diện."

Việc Tổng thống Rodrigo Duterte đắc cử ở Phi cũng đã làm cho Trung Quốc hưởng lợi lớn. Trước đó cựu tổng thống Phi Benigno Aquino kiện Bắc Kinh ra Tòa án Trọng tài Thường trực Hague về vụ TQ chiếm đóng bãi cạn Scarborough năm 2012, nằm dưới 200 hải lý tính từ Manila. Phi đã được tòa phán quyết thuận lợi, nhưng Duterte đã bỏ qua phán quyết này một cách đáng kinh ngạc, thay vào đó lại đề nghị giải quyết song phương với TQ.

Hôm thứ sáu, Manila và Bắc Kinh lần đầu tiên đàm phán trực tiếp về vấn đề Biển Đông. Duterte đã trơ trẽn xin Trung Quốc viện trợ để xây dựng một tuyến đường sắt trên các đảo chính Luzon và Mindanao của Phi.

"Nếu Philippines ký kết một thỏa thuận với TQ, nhất là khi Mỹ có vẻ mặc kệ vấn đề này, thì động cơ của các nước còn lại sẽ thay đổi", Bisley nói thêm. "Có thể họ sẽ bớt đòi hỏi và bắt đầu tự hỏi ‘bây giờ chúng ta có thể được những gì?’ vì để càng lâu thì càng tệ cho họ”.

Rất có thể Phi sẽ đạt được thỏa thuận song phương để đổi lấy viện trợ của Trung Quốc và đảm bảo TQ không quân sự hóa Scarborough Shoal. Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ làm giảm các nỗ lực quốc tế hóa cuộc tranh chấp của các nước khác và buộc họ phải thông qua một bộ quy tắc ứng xử chặt chẽ hơn. Phức tạp nữa là Philippines, dưới quyền Duterte, hiện là chủ tịch ASEAN.

Điều đó đã trao cho Trung Quốc một món lời rồi. Vào ngày 30 tháng 4, một tuyên bố lúc kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30 tại Manila đã bỏ qua không nói đến một điều khoản đã có trước về những việc "cải tạo đất đai và quân sự hóa" (của TQ) ở Biển Đông. Một quy tắc ứng xử bớt nghiêm ngặt, để Bắc Kinh thống trị Biển Đông, có thể là bước tiếp theo.

GS Thayer nói: "Thực tế là ASEAN đang dần chấp nhận rằng Biển Đông đã trở thành cái ao của Tàu"


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét