khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Bí quyết trường thọ: Áp dung cách tính khẩu phần ăn và lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng, củng như tập trung trong khi ăn




Khi chuyên gia dinh dưỡng người Úc Charlene Gross ghé thăm Tokyo, Nhật Bản vào năm ngoái, cô đã thực sự ngưỡng mộ các học sinh tiểu học tại đất nước này.

Vào giờ cơm trưa, sau khi các đầu bếp của trường chuẩn bị những món ăn lành mạnh, nóng sốt, các em học sinh sẽ chuyển đồ ăn về lớp và chia khẩu phần cho các bạn, theo lịch đã được phân công sẵn.
“Các trường học tại Nhật Bản có nhà bếp riêng nên họ có thể nấu ăn ngay tại chỗ, nhưng thay vì chia khẩu phần ngay trong nhà bếp, các học sinh sẽ mang những tô thức ăn lớn về lớp học và tự phân chia khẩu phần,” cô Gross nói.

Gross là một thành viên của Hiệp hội Các nhà dinh dưỡng Úc. Cô mong muốn áp dụng một mô hình tương tự tại các trường học tại Úc.

Ngay từ bé, các học sinh Nhật Bản đã được dạy vê tầm quan trọng của dinh dưỡng, kiểm soát khẩu phần ăn, các tín hiệu cho thấy cơ thể đã no, cách tập trung khi ăn uống, cùng việc chuẩn bị và phục vụ thức ăn trong các bữa ăn cộng đồng.

Không chỉ thế, trẻ em Nhật còn nhận thức được rằng việc ăn uống là một thú vui trong đời sống hằng ngày, chứ không phải là một nhiệm vụ phải làm cho qua loa. Chính nhờ chương trình giáo dục ẩm thực này mà chính phủ Nhật đã giảm được tỉ lệ trẻ em béo phì trong suốt 6 năm qua.

“Trẻ càng sớm được học về cách ăn uống lành mạnh, thì càng dễ duy trì thói quen này khi chúng lớn lên,” cô Gross nói.

“Thông thường, một bữa ăn sẽ bao gồm chất đường bột, thịt nạc, rau quả, và một phần sữa hoặc thức uống khác. Đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

“Các món ăn vặt hoặc thức ăn nhanh như khoai tây chiên và chocolate không được bao gồm trong khẩu phần ăn trưa. Các thầy cô cũng ngồi xuống và ăn cùng các cháu bé.”

Cô Gross cho biết chế độ dinh dưỡng của người Nhật – vốn giàu rau quả, một ít thịt nạc, cá, đậu nành và rong biển - là một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Chế độ này khuyến khích tiêu thụ ít nhất 30 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, trong khi “một người Úc trung bình tiêu thụ 15 loại thực phẩm khác nhau mỗi tuần.

Vậy phải làm sao để cải thiện chế độ dinh dưỡng của bản thân? Cô Gross đề nghị mỗi người chúng ta nên ăn thêm nhiều rau (ít nhất 5 phần rau quả mỗi ngày), đậu nành và hải sản, đặc biệt là cá ngừ và cá mòi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét