khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Ông "hiền"; Ông "ác" - Tác giả Nhữ đình Hùng



Cuộc bàn giao chánh-quyền giữa tổng thống mãn-nhiệm Barack Obama và tổng thống tân nhiệm Donald Trump sẽ được thực-hiện vào ngày 20.01.2017. Giữa hai vị này, quan-hệ xem chừng gay cấn! Ông Obama sắp về vườn nhưng lại được giới truyền thông "dòng chánh" ủng hộ, ca ngợi đặc-biệt, còn ông Trump, vị tổng thống đắc cử thì trong suốt thời gian tranh cử, đã bị truyền thông dòng chánh ngược đãi, bị chỉ trích hết cỡ trong khi nữ ứng cử viên đối thủ là bà Clinton lại được bốc tận mây xanh. Thế nhưng, vào những ngày cuối cuộc tranh cử, đích thân tổng thống Obama và bà Obama đã phải lâm trận, vận động cho bà Clinton. Nhưng, định mệnh đã an bài, ông Trump vẫn thắng và như thế, không phải chỉ thắng bà Clinton mà còn thắng luôn ông Obama! Điều này khiến ông Obama không vừa ý và quan-hệ giữa ông và ông Trump đã có vẻ căng cứng!

Do việc được giới truyền thông dòng chánh ca tụng, có thể coi ông Obama như ông Thiện, do việc bị giới truyền thông dòng chánh phê bình, đả kích, có thể coi ông Trump là ông Ác. Nhưng có đúng như thế hay không? cái này còn phải xét lại.

Kể ra ông Obama có số đẻ bọc điều. Ông mới làm Thượng nghị sĩ lần đầu, chưa từng quản lý một tiểu bang đã đắc cử làm tổng-thống nước Cờ Hoa vĩ đại. Người ta chờ đợi việc ông có những đóng góp cho hoà bình và tuy ông chưa làm được điều gì, đã tặng luôn cho ông giải Nobel về Hoà Bình! Nhưng, Afghanistan vẫn là bãi lầy đối với quân đội Mỹ. Và ở Irak, Mỹ cũng không giúp cho tình hình khả quan hơn nếu không muốn nói là tình-hình ở đây bị ác-hoá. Gốc ông Obama là luật sư nên ông giỏi về biện luận, những điểm yếu của ông qua miệng lưỡi của ông đều biến thành điểm mạnh. Nhưng không ai nói ông áp dụng chánh-sách dân tuý cả!

Về phần ông Trump ngay khi tranh cử trong nội bộ đảng để được đề cử làm ứng cử viên của đảng, ông đã bị giới truyền thông dòng chánh đánh tơi bời hoa lá. Ngay những người trong đảng cũng bài bác ông.Trong tình hình như thế, nếu không giỏi ông khó có thể đạt tới đích là trở thành ứng cử viên đảng. Mà ông đã trở thành ứng cử viên của đảng Công Hoà ra tranh cử tổng thống.

Trong cuộc chiến giữa bà Clinton với ông Trump, bà Clinton có nhiều lợi thế. Giới truyền thông dòng chính ủng hộ bà, đảng Dân Chủ dốc toàn lực ủng hộ bà, lại thêm ông chồng cựu tổng-thống cũng vận động giúp bà. Ngay cả tổng thống đương nhiệm Obama cũng vận động giúp bà. Ba người đánh một, không chột cũng què nhưng Trump rõ ràng là một miếng xương khó nuốt. Kết quả là ông Trump thắng. Cái phi lý là dư luận chỉ trích thắng lợi của ông Trump, coi là không đúng vì ông thắng đại cử tri đoàn nhưng thua về phiếu bầu. Nhưng đây là qui định lâu đời ở Mỹ, đã có nhiều tổng thống cũng đắc cử trong những trường hợp tương tự, không có ai bị phản đối nhưng với ông Trump đã có những cuộc xuống đường tuyên bố không thừa nhận ông Trump là tổng thống của họ! Điều này liệu có giá trị gì khi mà quốc hội thừa nhận ông Trump đắc cử?

Rồi có cả những tin giật gân là ông này có thể bị ám sát nhưng ở Mỹ đã từng có những vị tổng thống được lòng dân bị ám sát chết như trường hợp Kennedy và ngay cả tổng-thống được coi là vĩ đại của Mỹ Ronald Reagan cũng bị ám sát nhưng không chết! Nhưng tin này cho thấy sự chống đối với ông Trump có mức độ cao! Có cả tin sẽ chống việc nhận chức của ông Trump, cả tin dùng thủ tục impeachement để truất phế ông. Liệu rằng đây là điều có thể? Chưa kể có người nghĩ đến "giải pháp tối hảo" là ông Trump sau khi nhận chức sẽ từ chức để giao quyền cho ông phó, để giữ sự ổn định và đoàn kết trong nước Mỹ. Làm như ông Trump vận động tranh cử miễn phí vậy và tranh cử để chơi!

Có cái gì ngăn không cho ông Trump nhận chức? Ông đắc cử, được quốc-hội thừa nhận.Chuyện ông ta có đời sống bê bối qua vụ "sex tape"? Liệu rằng đây không phải là chuyện dựng đứng với những hình ảnh dàn dựng? Và điều xảy ra, giả sử như có thiệt, khi đó ông ta chỉ là một doanh nhân không có ý định hoạt động chánh trị. Vậy thì thu hình ông chơi bời để làm gì?

Và nếu như không có thu hình thì những hình ảnh dùng cáo buộc từ đâu mà có?

Các lực lượng chánh trị và các định chế chánh-trị ở Hoa Kỳ luôn luôn tôn trọng hệ thống tuyển cử. Mà ông Trump đã thắng cử một cách hợp lệ và chánh đáng theo tiến trình bầu cử. Bằng cách nào không cho ông ta nhận chức? Và từ khi nào những cuộc biểu tình phản đối đủ để tiêu hủy kết quả cuộc bầu cử? Cũng cần nói thêm các cáo buộc đối với ông Trump, từ việc "sex tape" cho tới việc Nga tấn-công tin học vào hệ thống bầu cử Mỹ đều không có cơ sở ngoài điều "nghĩ rằng". Việc truất-phế hay "impeachment" là một điều nghiêm-trọng. Nếu có việc này xảy ra,chính Hạ Viện lo việc điều tra và Thượng Viện đưa ra phán quyết sau cùng, nói khác đi chỉ có quốc hội mới có quyền truất phế tổng-thống và chỉ trong ba trường hợp sau:phản bội,tham nhũng, tộiác và lỗi nghiêm trọng. Còn một chỉ trích khác là có sự xung đột quyền lợi giữa các xí nghiệp của Trump và các thế-lực nước ngoài nhưng Trump đã giao quyền-hành quản-trị các xí-nghiệp cho người khác và các xí-nghiệp của Trump không được đưa lên "bourse".

Như thế, việc Trump không nhận chức, không thể ở trọn nhiệm kỳ chỉ là những điều phỏng đoán.Điều chắc chắn là với những chỉ trích của truyền-thông dòng chính, nhiệm-kỳ của ông Trump không hẳn là xuôi dòng mát mái. Chưa kể tình hình thế giới đang có những biến chuyển, nội vụ Brexit không thôi cũng đã làm giao động Liên Âu kèm theo những biến chuyển chánh trị xảy ra trong năm 2017 như bầu cử tổng thống Pháp.

Chưa kể, trước khi rời toà Bạch Ốc, tổng thống "hiền" Obama đã trong những ngày cuối nhiệm-kỳ, tạo ra các tình hình khó khăn cho tổng thống "ác" Donald Trump như dàn quân ở sát cạnh Nga (Na Uy, Ba-lan...), trục xuất các nhân-viên ngoại-giao Nga, ân xá đối với nhân-viên đã tiết lộ các tin mật cho Wikileaks...

Dân Mỹ đã bầu ông Trump vì các hứa hẹn lo cho nước Mỹ trước "American first" và làm cho nước Mỹ lớn mạnh hơn "Make American great again" trong khi trước đó ông Obama chỉ hứa "yes we can" và kết thúc hai nhiệm kỳ với "yes we did". Có bao nhiều điều đã đi từ "can" đến "did"? Hay người ta sẽ hát tiễn ông Obama bằng "parole, parole..."







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét