khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Bôi nhọ lịch sử - Tác giả Chương Quân



Sự tôn sùng chính trị thái quá dẫn đến cái nhìn chật hẹp, thiếu tầm viễn kiến, và trong nhiều trường hợp là phản văn minh và phi nhân bản.

Câu chuyện về giáo sĩ Alexandre de Rhodes (tên Việt là Ðắc Lộ; sinh năm 1591 hoặc 1593, mất năm 1660) cho chúng ta một dẫn chứng thế nào là sự nhiễm độc “lập trường chính trị” trong lĩnh vực văn hóa. Giáo sĩ Ðắc Lộ đã đi vào lịch sử văn hóa nước Việt bằng công trạng hệ thống hóa, phổ biến chữ quốc ngữ Việt Nam đến với thế giới qua các ấn bản tại Rome: cuốn Tự điển An Nam  –  Bồ Ðào Nha – Latin và cuốn Phép giảng tám ngày vào năm 1651.

Dai dẳng trong nhiều thập niên, nhiều người mệnh danh là nhà nghiên cứu dưới “ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê” không ngừng công kích giáo sĩ Ðắc Lộ là mượn chữ quốc ngữ để tiếp tay cho chủ nghĩa thực dân (?). Ðắc Lộ có mặt tại VN trong 20 năm (1625-1645), trong khi chính phủ Pháp mãi sau năm 1820 mới bắt đầu dòm ngó đến việc chinh phục các thuộc địa, riêng đối với VN thì mãi đến năm 1858 Pháp mới nổ súng xâm lược. “Râu ông cắm cằm bà” sai lệch đến hai thế kỷ. Một kiểu tra tấn lý lịch ngược đời và ngược ngạo: người sinh ra ở thế kỷ 17 phải chịu trách nhiệm cho hành vi của kẻ hậu sinh vào thế kỷ 19!

Không thể nói khác hơn là thiếu lương thiện, “ăn cháo đá bát” đối với Giáo sĩ Ðắc Lộ.

Thử nhìn qua nước Nhật. McArthur, người buộc nước Nhật phải đầu hàng, nhưng “một kẻ thù” như ông lại được người Nhật tôn vinh là anh hùng trong lịch sử Nhật Bản thời hiện đại – “Nhờ Tướng MacArthur gieo trồng hạt giống dân chủ mà chúng tôi bước trên con đường hòa bình và thịnh vượng” (Thủ tướng Yoshida).

Tôi muốn nhắc thêm câu chuyện về Pétrus Ký (Trương Vĩnh Ký, 1837-1898). Hơn 41 năm về trước, bức tượng danh nhân Pétrus Ký tọa lạc tại công viên phía sau nhà thờ Ðức Bà. Thế rồi… bức tượng bị bứng đi. Một nền chính trị thực dụng và thiển cận rắp tâm xóa trắng ký ức về một biểu tượng văn hóa lỗi lạc!

Lịch sử VN tìm đâu ra một vị bác học về ngôn ngữ như Trương Vĩnh Ký? Lúc sinh thời, ông được bình chọn là “1 trong 18 nhà bác học thế giới” của thế kỷ 19, được trân trọng ghi danh vào biên niên sử danh nhân toàn cầu trong Tự điển Larousse. Chính trị cộng sản cùng với “nền học thuật” của họ (tôi mở ngoặc kép với hai chữ học thuật, vì làm sao có học thuật thực sự khi thiếu vắng sự độc lập mà chỉ minh họa “bưng bô” cho quan điểm chính trị), trong hàng chục năm qua, liên tục đả kích nhà bác học Petrus Ký là “theo Tây”. Một thể chế ngày càng lộ ra tình trạng phụ thuộc Trung Quốc trên mọi mặt, phụ thuộc một cách thảm hại, kẻ “theo Tàu” như vậy lại đòi lên mặt dè bỉu người “theo Tây”. Chưa bao giờ có một sự mỉa mai lịch sử đến vậy!

Do sự tôn sùng quyền lực chính trị, đảng cộng sản VN bằng mọi giá tôn vinh Hồ Chí Minh là người có công đầu đối với ngành báo chí. Hàng năm giới báo chí nội địa kỷ niệm “ngày thành lập báo chí” gắn với sắc lệnh của Hồ Chí Minh, sau này họ sửa thành “báo chí cách mạng” cho đỡ trơ trẽn. Bởi vì Pétrus Ký mới là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ VN với tờ báo quốc ngữ đầu tiên Gia Ðịnh báo (năm 1865), ông được coi là “ông tổ nghề báo VN”.

Một vài người bạn ngoại quốc của tôi, trong đó có anh chàng họ Kim xứ Hàn, lấy làm ngạc nhiên vì sao VN có một nhà bác học tầm cỡ thế giới đến vậy mà không tôn vinh? Họ không thể ngờ nổi ở VN cho phép sự kỳ thị dựa trên “quan điểm chính trị” vốn dĩ là thiển cận và bất dung để xỉa xói, thọc ngoáy vào lĩnh vực văn hóa rộng lớn và bao dung.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét