khktmd 2015






Đạo học làm việc lớn là ở chỗ làm rạng tỏ cái đức sáng của mình, thương yêu người dân, đạt tới chỗ chí thiện. Đại học chi đạo, tại Minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện. 大學之道,在明明德,在親民,在止於至善。












Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

"Nằm ngữa phun nước bọt" (nhà văn Dương Thu Hương)



HÀ NỘI (NV) .- Công hàm ngoại giao mà thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng gửi tổng lý Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1958 không hề đề cập đến chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Công hàm ngoại giao thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng gửi tổng lý (thủ tướng Trung quốc) Chu Ân Lai năm 1958 công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung quốc gây nhiều tranh cãi.
 
 

Bộ Ngoại Giao CSVN hôm Thứ Sáu 23/5/2014 mở cuộc họp báo ở Hà Nội xác định như vậy để phủ nhận các tin tức được phía Trung Quốc lập lại những ngày gần đây về bức công hàm đó hầu cột Việt Nam vào việc nhìn nhận các quần đảo và vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung quốc.

Bức công hàm đề ngày 14/9/1958 mà ông Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai từng gây nhiều tranh cãi và phẫn nộ suốt nhiều năm qua. Bắc Kinh luôn luôn vin vào đó mỗi khi có tranh cãi vấn đề chủ quyền biển đảo giữa hai nước nổi lên.

“Chính phủ nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa... tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể”. Bản công hàm viết như vậy.

Ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, được tường thuật lời nói trong cuộc họp báo nói trên rằng bản công hàm của ông Phạm Văn Đồng “hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, chủ quyền và không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung công thư chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải 12 hải lý, đồng thời chỉ thị cho các cơ quan Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố mà thôi.”

Theo sự trình bày của ông Hải được thuật lại thì “Việc công thư không đề cập đến hai quần đảo cũng phù hợp với thực tế lúc đó: hai quần đảo nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa, được Pháp giao lại năm 1956 phù hợp với Hiệp định Geneva năm 1954 mà Trung Quốc có tham gia.” (*)

Ông Hải nói rằng "Bạn không thể cho người khác cái bạn chưa có. Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị gì với việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa hay Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc".

Ông Trần Duy Hải nêu ra các bằng chứng lịch sử và các tài liệu để bác bỏ luận điệu sai trái của Bắc Kinh và nói rằng “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ rất nhiều thế kỷ nay, và nhất là từ thế kỷ thứ 17, nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền với hai quần đảo này từ khi còn là đất vô chủ”.

Dịp này, ông Trần Duy Hải cũng nhắc tới Hội nghị San Francisco năm 1951 về chủ quyền biển đảo của các quốc gia sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Theo lời ông cho biết "Tại hội nghị này, phái đoàn Liên Xô có đề nghị trao hai quần đảo cho Trung Quốc nhưng 46/51 nước đã bỏ phiếu chống, phản đối. Cũng tại hội nghị này, trưởng phái đoàn của Chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này và không gặp phải sự phản đối của bất cứ ai.

"Sau Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam Cộng hòa cũng đã ra nhiều tuyên bố và có những hành vi trên thực tế để thực thi chủ quyền với hai quần đảo này. Trung Quốc là một nước tham gia hội nghị quốc tế về Đông Dương Geneva năm 1954, biết rất rõ điều này và phải có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện của hội nghị này.”

Trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại Giao, khi được hỏi về các khẩu hiệu dùng làm chỉ nam cho bang giao Việt Nam và Trung Quốc do Bắc Kinh đưa ra với “16 chữ vàng” và “4 tốt” sẽ được tuân thủ tới khi nào khi Bắc Kinh hành động ngang ngược trên biển, ông Trần Duy Hải cho rằng “vấn đề chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng, vì vậy vàng rất quý nhưng chủ quyền, độc lập dân tộc còn quý hơn vàng.”

Cuộc họp báo diễn ra ở Hà Nội với đại diện của Bộ Ngoại Giao, Cảnh Sát Biển và đại diện Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam liên quan đến giàn khoan HD981 Trung Quốc đưa tới dò tìm dầu khí trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu Tháng 5-2014. Sự đối đầu căng thẳng giữa lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam với lực lượng Hải cảnh, Hải giám, cùng 3 loại lực lượng bán quân sự khác của Trung quốc đông gấp 4 lần vẫn diễn ra ngày đêm. Đó là không kể một số tàu quân sự của họ và máy bay giám sát chung quanh và trên trời.

Đại diện Cảnh sát Biển Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu, dự họp báo cho biết, các tàu chấp pháp của Việt Nam “đã bị đâm, va 30 lần, phải sửa chữa nhiều.” Không thấy có dấu hiệu xuống thang trong cuộc đối đầu này mà nhiều nhà phân tích thời sự quốc tế cảnh cáo xung đột võ trang có thể xảy ra khi có sự tính toán sai lầm. (TN)
 

(*) Bây giờ mới công nhận Việt Nam Cộng Hòa có chủ quyền lảnh thổ từ Vĩ  Tuyến 17 đến tận Mũi Cà Mau .  Không phải là Ngụy Quyền đâu nghen! Vậy, hồi 30/4/75 quí vị xâm lăng VNCH chứ có giải phóng gì đâu? Rõ ra là vi phạm Hiệp Định Ba Lê 1973! Há miệng mắc quai !


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét